Bị cấm chơi game, trẻ em Trung Quốc chuyển sang nghiện video ngắn

Hoàng Phúc

Well-known member
Vì vậy, chính quyền Trung Quốc yêu cầu siết luật với các nền tảng video ngắn như Kuaishou, Douyin và Bilibili để bảo vệ trẻ em.


Nhiều bố mẹ bỏ mặc con mình lướt smartphone, xem video tự do vì bận công việc. Ảnh: The Quint.

Nhiều bố mẹ bỏ mặc con mình lướt smartphone, xem video tự do vì bận công việc. Ảnh: The Quint.
Chỉ vài tháng sau khi ra quy định giới hạn thời gian chơi game của trẻ em, chính quyền Trung Quốc mới đây đã quyết định siết luật đối với các nền tảng video ngắn.
Theo Sixth Tone, hàng loạt khảo sát gần đây đã chỉ ra trẻ em quốc gia tỷ dân đang có xu hướng nghiện thể loại video ngắn, đặc biệt là những em phải ở nhà ở các vùng nông thôn. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng.
Do đó, Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (SARFT) đã đề nghị tăng cường giám sát hành vi lướt và xem video của trẻ em.
Đại diện cơ quan này khẳng định trước tình trạng ngày càng nhiều trẻ em nghiện xem video ngắn, chính phủ cần xây dựng một môi trường lành mạnh để bảo vệ quyền lợi của chúng.
Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc cho biết họ sẽ siết luật quản lý thể loại video ngắn bằng cách cải thiện thuật toán, yêu cầu cấp quyền, đòi hỏi những nội dung bổ ích hơn cùng với hệ thống vận hành toàn diện và tiện dụng hơn.
Theo Sixth Tone, đề xuất của Tổng cục được đưa ra ngay thời điểm các video ngắn trên mạng xã hội bị lên án vì gây nghiện. Theo một báo cáo của tổ chức trò chơi điện tử tại Trung Quốc hồi tháng 11, nhiều trẻ em đã chuyển sang sử dụng các nền tảng video ngắn như Kuaishou, Douyin và Bilibili sau khi chính phủ nước này ra luật siết thời gian chơi game từ năm 2021.
Một báo cáo khác của Game Working Committee of the China Music and Digital Association cũng chỉ ra gần một nửa số trẻ em được khảo sát đều cho biết chúng dành toàn bộ thời gian rảnh cho các nền tảng video ngắn.
Đặc biệt, hơn một nửa trẻ em không nhận dạng nguồn phát hay đánh giá được độ tin cậy của những thông tin mà chúng tiếp nhận được. Báo cáo này khảo sát tổng cộng 26.349 trẻ, 13.283 bố mẹ và 1.632 giáo viên từ 31 tỉnh thành.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trẻ em ở vùng nông thôn thường dành nhiều thời gian xem video hơn trẻ em ở thành phố vì ở đó, smartphone được xem là chiêu để bố mẹ giữ con trong lúc bận việc đồng áng.

Xem nhiều video ngắn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Ảnh: BBC.
Tre em nghien TikTok anh 1

Tre em nghien TikTok anh 1
Xem nhiều video ngắn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Ảnh: BBC.
Tương tự, một nghiên cứu khác thực hiện hồi tháng 2 bởi Đại học Wuhan cũng chỉ ra trẻ em thường dành nhiều thời gian trên smartphone hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, đặc biệt là làm giảm thị lực của chúng.
Bằng chứng là ở một trường công nọ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, 30% em học sinh đều có thị lực kém. Một ngôi trường cấp hai ở gần đó cũng gặp tình trạng tương tự với gần 2/3 học sinh đều đeo kính cận.
Không chỉ vậy, việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng. Các giáo viên được khảo sát cho biết học sinh của họ không thể tập trung học tập trên lớp và lúc nào cũng mong đến cuối tuần để được sử dụng điện thoại.
Theo nghiên cứu của Đại học Wuhan, 69% học sinh nói rằng chúng dùng smartphone chủ yếu là để xem video ngắn. Trong khi đó, 67,3% phụ huynh lại cho biết họ nhận thấy con trẻ đang ngày càng có xu hướng nghiện smartphone, đặc biệt là sau quãng thời gian phải học online, dùng điện thoại nhiều vì giãn cách đại dịch Covid-19.
Do đó, Đại học Wuhan cũng kêu gọi chính phủ và nhà trường cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn để tách các em học sinh khỏi màn hình điện thoại. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích phụ huynh nên quan tâm con em và hướng dẫn chúng thực hành những thói quen lành mạnh hơn.
 
Bên trên