Làm sao để bản thân biết mình muốn gì?

Daily News

Daily With Vincent
Top Poster Of Month
Đây là một câu hỏi tưởng chừng khá đơn giản, nhưng rất nhiều người không biết và thực sự vô định. Lần trước mình có chia sẻ về cuốn sách 3 người thầy vĩ đại nó cũng giúp bạn điều này. Nếu bạn lười đọc sách thì tôi sẽ chia sẻ 1 số cách mà tôi làm để biết chính xác mình muốn gì cho từng giai đoạn.
Lý Tiểu Long có 1 câu nói rất hay và mình áp dụng nó cho bản thân và công việc thậm chí cho cả khách hàng.
" Nếu bạn không biết chính xác và cụ thể bạn muốn gì, thì bản thân bạn cũng không giúp được bạn, người khác có muốn giúp cũng không biết giúp như thế nào"
vd: bạn muốn nhiều tiền, vậy nhiều tiền là bao nhiêu, đối với bạn bao nhiêu là nhiều tiền hãy có con số cụ thể. Định lương ở mỗi con người là khác nhau, không ai có thể biết được điều này ngoài chính bạn. Bạn muốn có căn nhà, chung cư nó như thế nào, môi trường , tiện tích thế nào, giá cả ra sao ... khi bạn càng cụ thể rõ ràng thì bạn sẽ biết bạn nên làm gì nên từng bước từng bước đạt được nó.
Vào đầu năm tết 2022 tôi note vào điện thoại cụ thể từng thứ tôi muốn cho tới tết năm sau. Nó có 12 thứ đến hôm nay thì tôi thực hiện được 10 thứ rồi. 2 thứ còn lại là mua 1 chiếc máy lọc nước và 1 cái tủ lạnh to cho ba mẹ ở nhà để đựng nông sản gửi cho tôi. kk Có thể tôi sẽ làm thêm được 1 vài thứ nữa như là sắm 1 chiếc điện thoại mới chả hạn. kkk
Và đây là 3 điều đó:

1/ Phải dành được khoảng thời gian tĩnh lặng cho riêng mình
2/ Trò chuyện với chính mình để lắng nghe : cảm xúc, nhận thức, mục đích và ước mơ!
3/ Đa dạng những trải nghiệm và tiếp xúc với thế giới bên ngoài để gợi mở tâm hồn!

1/ Time for yourself
- “Thời gian chỉ dành riêng cho mình – cắt hết những xao động ồn ào bên ngoài!”
Một chút nhỏ, mỗi ngày... Làm sao mình lắng nghe được nếu xung quanh ồn ào như 1 cái chợ: tất cả những tin nhắn, email, điện thoại của người này, kẻ kia, những lời khen chê, xì xầm… Dẹp hết tất cả những thứ đó qua 1 bên, trong 1 khoảnh khắc thôi cũng được, để lắng nghe!
Phải lắng lại thì mới nghe được!
Lên cho mình 1 khoảng thời gian nhỏ mỗi ngày, chỉ dành nó cho riêng các bạn… tập thể dục nhẹ nhàng, đi dạo loanh quanh sau khi ăn tối,… cách ly những thiết bị công nghệ và những mối quan hệ… chúng ta buộc phải có 1 chút thời gian chỉ dành riêng cho mình 15 phút cũng được!

2/ “Trò chuyện với chính mình!”
Để lắng nghe bất cứ ai, các bạn phải có cách để trò chuyện với họ!
Trò chuyện không nhất thiết phải là nói chuyện bằng lời… tận dụng 1 hình thức nghệ thuật nào đó để giải bày cảm xúc, tâm tư, suy nghĩ của mình!

Nó có rất nhiều cách: có người sẽ chơi đàn, hát để giải tỏa cảm xúc, suy nghĩ của mình; có bạn sẽ nấu ăn; có bạn sẽ tập thể dục; có bạn sẽ vẽ; sẽ viết… tất cả những loại hình nghệ thuật đó, đều là cách để kết nối và bày tỏ chính bản thân mình!

Bạn bè tôi từ cấp 2,3 cho tới bây giờ. Họ hay thấy tôi lẩm bẩm miệng 1 mình. Ban đầu bọn nó kêu mày bị tật à hay mày đang lẩm bẩm đọc thần chú nguyền rủa ai à, mày đang làm quái gì vậy, đm thằng này mày điên à đang ngồi cà phê nói chuyện mày lẩm bẩm gì, thì thực chất tôi lẩm bẩm như vậy để làm 2 thứ 1 là nhẩm lại thông tin mình vừa tiếp thu được để ghi nhớ. 2 là trò chuyện với chính mình đó. kk Nên khi tôi đi cà phê, quán ăn việc lựa chọn quán đối với tôi khá quan trọng. Nó quyết định lợi ích mang lại gì ngoài bữa ăn hay ly cà phê. Có 2 dạng quán cà phê tôi hay ghé, 1 là quán yên tĩnh, view đẹp để tôi làm điều số 1. 2 là môi trường ở quán đó ra sao, những người xung quanh, ở quán đó mang lại giá trị gì và thậm chí việc lựa chọn người ngồi uống cùng cũng là 1 yếu tố để tôi lựa chọn. Các bạn có tin hầu hết những kiến thức tôi có đều từ nghe, trao đổi, thậm chí nghe lén cuộc nói chuyện của những người trong quán cà phê mình ngồi không. Việc "nghe lén" này thực chất nó cũng không xấu, nhưng nó có 2 vấn đề là nhìn người nói câu chuyện để xem xét có nghe hay không và tính xác thực của thông tin. Để xác thực thông tin tôi nghe có đúng hay không thì tôi search google tìm hiểu ngay. Rất nhiều bạn hay đọc thông tin không rõ nguồn gốc của các page, bài viết... Nhưng không hiểu rằng cái thứ quyết định của thông tin đó có bổ ích hay không đó là nguồn ở đâu, tính xác thực cao hay không, tin chính xác hay chưa, người nói nó là ai. Khi bạn hiểu rõ điều này thì cuộc sống trên mạng của bạn sẽ trở nên đơn giản và ít bị dắt mũi như bò hay trâu hơn. Nó là 1 phần để bạn trở nên người thông thái trên mạng xã hội. à để trở nên thông thái bạn nên tránh tranh luận vì ở trên đó người lịch sự, thông thái thì ít còn những thằng ngu lại hay cãi rất nhiều. Tôi đã từng cãi nhau với 1 vài đứa vì cái vấn đề tôi biết quá rõ. Sau đó tôi nhận ra rằng mình mới chính xác là thằng ngu, vì biết nó ngu mà còn đi cãi nhau vô bổ với nó. Từ đó tôi không tranh luận bất cứ thứ gì trên mạng.

3/ Thói quen tìm kiếm những trải nghiệm mình chưa từng có, đến những nơi mà mình chưa từng tới!
Để lắng nghe được những góc cạnh mới mẻ hơn trong tâm hồn mình, có khi mình cũng phải cho mình cơ hội được tiếp xúc với những kích thích mới mẻ từ cuộc đời!
Tập thói quen thường xuyên tách mình ra khỏi lối mòn trong cuộc sống và công việc thường ngày! Có quá nhiều nơi để tới, quá nhiều điều mới mẻ để tiếp xúc và học hỏi!
Và quá trình đó sẽ đánh thức lên bên trong các bạn những sự hứng thú, tò mò mới mẻ!
Những ý tưởng, ấp ủ hoặc những thấu hiểu sâu sắc hơn về chính mình!

Những điều này giúp bạn:
1. Kết nối sâu vào nội tâm để biết “Mình muốn làm gì? mình có thể làm được gì?”, từ đó có lộ trình hành động để đạt được mục tiêu thật sự của chính bạn.
2. Có không gian riêng đủ an toàn để chia sẻ những điều bạn chưa thể chia sẻ cùng ai, giúp bạn gỡ rối và điều chỉnh cảm xúc.
3. Hiểu và biết cách sống trọn vẹn mỗi ngày, để có sự thay đổi bền vững.
 
Bên trên