RỪNG NA UY: ÁM ẢNH VÀ THỔN THỨC VÔ HÌNH

linh_449

Linh Linhh
''Bởi vì bọn mình sẽ phải trả lại cho thế giới này những gì vẫn mắc nợ nó. Nỗi đau của sự trưởng thành. Bọn mình đã không trả cái giá đó đúng lúc, và bây giờ thì giấy đòi nợ đã đến rồi.''
(Naoko – Rừng Na Uy)
Tôi đọc xong Rừng Na Uy vào một buổi sáng trời se se lạnh, cuộn tròn trong chiếc chăn và lắng nghe tiếng sột soạt phát ra khi tôi lật giở từng trang giấy, tôi biết rằng mình sắp đi đến đoạn kết của một câu chuyện… biết nói sao bây giờ nhỉ, một thiên truyện tuyệt vời nhưng khiến tôi dường như phải trải qua một cú sốc cực kì lớn trong tinh thần và phải tạm dừng nghĩ về nó một thời gian trước khi có thể viết được những dòng này.
Rừng Na Uy day dứt và ám ảnh, nhưng suy cho cùng, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó theo cách riêng nào đó. Hãy đọc và cảm nhận những vẻ đẹp đó nhé.
Và nhớ đừng quên xem bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển này. Một bộ phim được chính Murakami tin tưởng lựa chọn đạo diễn, một đạo diễn tài năng gốc Việt – Trần Anh Hùng. Bộ phim sẽ mở ra cho bạn những hình ảnh chân thực mà bạn dày công tưởng tượng khi đọc sách, nhưng chắc chắn rồi, cảm giác tưởng tượng ấy thú vị hơn nhiều nhỉ?

Dù đã cố nhiều cách nhưng tôi không thể làm khác đi một thực tế - Rừng Na Uy là một tác phẩm buồn. Nhiều người dè chừng tác phẩm này vì cái buồn của Haruki cứ kiểu quện chặt vào không khí. Sự bồng bềnh những cảm xúc không tên, những diễn biến nội tâm và những thứ khó đặt tên khác có lẽ là lý do.
Trải nghiệm khiến tôi phải quay lại với Rừng Na Uy như tìm lại người bạn cũ lâu năm.Theo tôi, việc đi sâu vào nỗi buồn mà nỗi nhớ là điểm bắt đầu không phải để đánh chìm bản thân mà là để học cách sống hạnh phúc hơn. “Những lúc tổn thương thì mình lại không tổn thương đầy đủ. [..] Những lúc cần cảm nhận nỗi đau thực sự thì mình lại cố kìm nén cảm giác của con tim.” (đoạn trích trong “Những người đàn ông không có đàn bà”).
Cô đơn như trong “Her”
Đoạn Midori viết thư cho Toru, đáng yêu và đáng thương. “Đây là lần đầu tiên trong đời tớ viết thứ cho người ngồi ngay cạnh mình trên ghế công viên, nhưng có lẽ đó là cách duy nhất tớ có thể đến được với cậu.” Sự cô đơn của Midori.
Naoko cô đơn vì mặc cảm chính sự cô đơn đó. Cô ấy và Kizuki bên cạnh nhau lâu đến mức dường như (với Naoko) Kizuki là người duy nhất hiểu được những xúc động đó. Cô lo mình trở thành gánh nặng của người khác, ngại phải nói ra những rối rắm trong lòng, cô dè chừng sự kỳ vọng được hiểu, và cô sợ nhất là yêu ai đó bởi cô sợ bị bỏ rơi một lần nữa.
Sự cô đơn của Toru, tôi nghĩ, là cả cuốn Rừng Na Uy đấy. Nhưng tôi ấn tượng nhất đoạn Toru hay tin Naoko bất ổn - “Ba ngày liền sau đó tôi như đi dưới đáy biển. Tôi không thể nghe người ta nói gì với mình, và mọi người nghe tôi cũng khó khăn như vậy. Toàn thân tôi như bị bao bọc trong một thứ màng khiến cho tôi mất hẳn mọi tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài.”Đơn giản là tôi sự tưởng tượng này.
Rồi… tách, thứ màng kia vỡ ra và thế giới trở lại – cô nàng “Fleabag” Midori đến
Nỗi đau không nên bị đem ra so sánh vì cuối cùng vẫn là nỗi đau thôi nhưng câu chuyện sau đó lại khác vì lựa chọn là khác nhau. Tôi muốn nói đến Midori. Cô đem bao bọc mảnh tâm hồn yếu ớt bằng sự lập dị gai góc nhưng khi nhìn sâu vào, tôi thấy chút gì đó ấm nóng của nước mắt. Đời tát vào mặt nhiều cái, nhưng có lẽ bởi tư duy khác thường mà cô kể nó như một vở kịch hài mà mình vô tình đóng chính.
Cô ấy không đau à? Ầy, đau lắm chứ! Nhưng bạn biết không, khi người ta đau đến mức không thể nào đau thêm được nữa, mọi thứ đều quay trở về con số không. “Tôi sẽ cố nhắm nghiền mặt lại và nghiến rang đợi cho cơn đau ấy qua đi. Và nó sẽ qua nhưng chậm chạp, không vội vã gì, rồi để lại sau một vệt đớn đau tê dại.”Đó có lẽ là thứ mà Midori cảm thấy dù đây là đoạn tôi mượn của Toru. Cảm xúc đôi khi chẳng được thể hiện đúng hình dạng của nó đâu. Đây là lý do tôi chọn phim Fleabag cho nhân vật này. Cô nàng Fleabag là Midori phiên bản Tây đấy (nếu bạn xem thì bạn sẽ hiểu tôi).
 

Đính kèm

Bên trên