Tái hiện không gian văn hóa xứ dừa tại TP.HCM

tran hương

Well-known member
Chương trình biểu diễn nghệ thuật mang chủ đề “Ân nghĩa quê dừa – Khát vọng vươn xa” sẽ diễn ra tại Nhà hát TP.HCM kỷ niệm 64 năm ngày Bến Tre Đồng khởi (17/01/1960 – 17/01/2023) nhằm quảng bá hình ảnh đất và người Bến Tre, xúc tiến phát triển du lịch...
Làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách) là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách) là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Chương trình diễn ra trong hai ngày 06 và 07/01/2024 được chỉ đạo, hỗ trợ bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và được tổ chức thực hiện bởi 3 đơn vị, gồm Ban liên lạc Đồng hương tỉnh Bến Tre tại TP.HCM, Câu lạc bộ Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM và Câu lạc bộ Nhà báo Đồng hương Bến Tre phối hợp với Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TP.HCM.
Chương trình gồm hai phần chính: Triển lãm “ Không gian văn hóa dừa” (đêm 06/01/2024) với các khu trưng bày sản phẩm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Bến Tre tại TP.HCM. Mục địch nhằm tạo một không gian mang đậm nét văn hóa xứ dừa trước Nhà hát TP.HCM. Những tiết mục biểu diễn gồm đờn ca tài tử, xếp lá dừa, vẽ tranh phác họa chân dung cho khách tham quan,… Đặc biệt, phần vẽ tranh chân dung ngược kính bằng 10 đầu ngón tay do kỷ lục gia thế giới, họa sĩ, tiến sĩ danh dự Đoàn Việt Tiến, người con quê Bến Tre thực hiện.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật chủ đề “Ân nghĩa quê dừa - Khát vọng vươn xa’’ (đêm 07/01/2024), với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng; đồng thời ban chương trình cũng trao 20 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên quê Bến Tre có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trương trung ương và địa phương tại TP.HCM.
Bến Tre hiện có 73.997 ha dừa (2020), chiếm 44% tổng diện tích cả nước, là điểm đến hấp dẫn về du lịch văn hóa.
Bến Tre hiện có 73.997 ha dừa (2020), chiếm 44% tổng diện tích cả nước, là điểm đến hấp dẫn về du lịch văn hóa.
Ông Lê Tấn Bửu, nguyên Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy TP.HCM, Trưởng ban liên lạc Đồng hương Bến Tre tại TP.HCM, cho biết: “Chương trình có ý nghĩa đặc biệt quảng bá hình ảnh của quê hương Bến Tre thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, giúp lan tỏa tinh thần yêu thương xứ sở quê dừa đến cộng đồng người Bến Tre đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP.HCM nói riêng, trong và ngoài nước nói chung, góp phần gắn kết tình cảm tương thân tương ái, hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng về quê nhà Bến Tre”.
Thông qua chương trình, khoản kinh phí vận động được từ các nguồn tài trợ doanh nghiệp dành cho việc hỗ trợ, góp phần chăm lo đời sống bà con có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh. Cụ thể như trao học bổng, giúp đỡ cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học vượt khó; xây mới và sửa chữa nhà tình nghĩa, tình thương cho các gia đình chính sách, giúp đỡ cho các hoàn cảnh neo đơn khó khăn; tổ chức các đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người nghèo; xây dựng và sửa chữa cầu, đường giao thông nông thôn...
Chương trình triển lãm và biểu diễn nghệ thuật “Ân nghĩa quê dừa - Khát vọng vươn xa” còn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Bến Tre, - một điểm đến hấp dẫn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thu hút nhiều khách tham quan, du lịch đến “Vương quốc dừa” và “thủ phủ” hoa kiểng và cây giống cả nước.
Bến Tre, với lợi thế về địa hình sông nước, đặc sản là dừa, cây ăn trái và hoa kiểng, lại cách Sài Gòn – TP.HCM điểm gần nhất 70 km và điểm xa nhất hơn 100 km, là một trong các điểm đến hấp dẫn, lý thú của vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với du khách TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ,...
Ông Lê Tấn Bửu, Trưởng ban liên lạc Đồng hương tỉnh Bến Tre tại TP.HCM phát biểu tại họp báo về chương trình.
Ông Lê Tấn Bửu, Trưởng ban liên lạc Đồng hương tỉnh Bến Tre tại TP.HCM phát biểu tại họp báo về chương trình.
Tỉnh Bến Tre là địa phương có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn, có điều kiện phát triển du lịch sinh thái như tham quan sông nước miệt vườn, thưởng thức ẩm thực xứ dừa với nhiều món ăn dân dã đặc sản, tham quan vườn trái cây và làng nghề truyền thống như: làng nghề hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách); nghề sản xuất kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ dừa, bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc (huyện Giồng Trôm); làng nghề đan giỏ cọng dừa (các xã Hưng Phong, Phước Long, huyện Giồng Trôm)...
Theo đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, đến năm 2030, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Bến Tre phấn đấu đón khoảng 5 triệu lượt khách vào năm 2030; trong đó khách quốc tế chiếm 48% trở lên, tổng thu từ khách du lịch đạt 3.800 - 6.000 tỷ đồng. Ngành du lịch Bến Tre đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm từ 8 - 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
 
Bên trên