Dùng smartphone càng lâu thì càng tiết kiệm tiền cho mình lại bảo vệ môi trường của "Hành tinh xanh", tại sao không nhỉ?
“Dạy nhà giàu tiêu tiền”?
Chắc chắn đọc tiêu đề bài viết này, câu hỏi hiện lên trong đầu bạn sẽ là tại sao tôi lại “Dạy nhà giàu tiêu tiền”? Nếu như người nào có tiền thì họ cứ mua những thứ tốt nhất, những thứ mà họ thích nhất thôi chứ can hệ gì tới người viết?
Có nhiều tiền thì không ai ngăn cản bạn mua gì
Suy nghĩ này của bạn là hoàn toàn đúng vì tôi không thể dạy mọi người cách tiêu tiền, dạy họ phải “kiềm chế” thú mua sắm vì có những người việc mua sắm đem lại niềm vui. Thậm chí có những người chiếc smartphone còn là món trang sức, thể hiện bản thân trong mỗi buổi họp, khi gặp đối tác và khách hàng.
Nói như vậy không có nghĩa là bài viết này không còn giá trị cho họ, kể cả bạn có “giàu nứt đố đổ vách” thì cũng hãy suy nghĩ lại về việc thay đổi smartphone liên tục vì:
Ngành công nghệ tiêu dùng tác động không nhỏ đến môi trường
Theo nghiên cứu của Deloitte Global trong năm 2022, ngành công nghệ tiêu dùng tạo ra 146 triệu tấn khí CO2 vào môi trường, trong đó lên tới 83% đến từ việc sản xuất, vận chuyển 1.4 chiếc smartphone mới đến tay người dùng. Con số này cũng dễ hiểu khi những sản phẩm công nghệ khác như máy tính bảng, TV, màn hình, laptop mọi người thường có xu hướng sử dụng lâu dài hơn, không thay thế liên tục như smartphone.
Smartphone bị vứt đi sẽ trở thành rác công nghệ (e-waste) rất có hại tới môi trường
Trung bình quá trình tạo ra một chiếc smartphone sẽ thải ra môi trường 85kg khí CO2 vào môi trường, đó là còn chưa kể tác động tới nguồn nước, khai thác những kim loại hiếm như neodymium, europium, terbium…
Khi bị người dùng vứt đi, smartphone trở thành rác công nghệ (e-waste) và tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là pin có rất nhiều chất độc hại như chì, thủy ngân, kẽm… Theo tổng kết của Diễn đàn Chất thải thiết bị điện (WEEE Forum) vào 2022, có 16 tỷ chiếc smartphone đang được sử dụng và lên tới 5 tỷ trong số đó sẽ trở thành rác điện tử vào cuối năm, một con số không hề nhỏ nếu đặt cạnh dân số Thế giới là khoảng 8 tỷ người.
Trong việc bảo vệ môi trường thì 1 cá nhân cũng chỉ là 1 hạt cát trên bãi biển, chỉ 1 chiếc smartphone không bị vứt đi cũng không thể cứu vãn được tình hình. Nhưng nếu ai cũng thay đổi suy nghĩ và sử dụng chiếc máy cũ của mình thêm 1 - 2 năm nữa, “kiềm chế” không mua 1 chiếc máy thay thế thì tác động lên môi trường sẽ nhỏ đi rất nhiều.
iPhone 14 có nhiều linh kiện kim loại tái chế
Các nhãn hàng công nghệ hiện nay cũng đang có những nỗ lực để giảm tác động tới môi trường, trong đó đáng nói nhất là Apple và Samsung. Apple sử dụng những vật liệu tái chế như tungsten trong bộ rung, vàng bên trong camera, thiếc để hàn mạch chủ và kim loại hiếm để làm nam châm. Samsung trong chiến dịch “Bền vững” của mình cũng đã sử dụng 12 linh kiện tái chế bên trong sản phẩm Galaxy S23 Ultra của mình, gấp đôi so với phiên bản Galaxy S22 Ultra trước đó.
Những bước tái chế nhựa của Samsung để làm gioăng trong máy, vỏ bút S Pen của Galaxy S23 Ultra
Nhưng sự thật đó là dù có sử dụng bao nhiêu vật liệu tái chế đi chăng nữa, mỗi chiếc smartphone mới được bán ra vẫn phải được sản xuất, vẫn phải được vận chuyển và từ đó gây ảnh hưởng đến “Hành tinh Xanh”, nên hiệu quả nhất vẫn là tiếp tục sản phẩm cũ, giảm tiêu thụ sản phẩm mới là tốt nhất. Đối với smartphone này điều này càng ngày càng trở nên dễ dàng hơn, vì:
Smartphone giờ hoàn toàn có thể dùng được nhiều năm
Vẫn nhớ thị trường smartphone “mới nhú”, các sản phẩm bị lỗi thời rất nhanh nên việc đổi mỗi năm 1 lần không có gì là lạ cả. Các sản phẩm mới thay đổi kiểu dáng rất nhiều, chỉ 1 năm thôi các hãng đã những “con” máy khác nhau hoàn toàn rồi. Nâng cấp từ iPhone 3GS tới iPhone 4, ta có một chiếc máy với dáng vẻ mới, màn hình chuyển từ TFT sang LCD IPS với mật độ điểm ảnh cao lên gấp đôi, vi xử lý có xung chỉ 600MHz được nâng lên 1GHz.
iPhone 3GS và iPhone 4 là một cuộc nâng cấp lớn với các iFan
Smartphone thời đó cũng không có độ bền cao nên cũng xuống cấp rất nhanh. Tôi vẫn nhớ rõ chiếc máy cao cấp đầu tiên tôi được sử dụng là LG G2 thời đó sử dụng nắp lưng nhựa, viền nhựa được sơn nên chỉ sau 1 năm đã bong tróc, thậm chí vỡ nứt ở nhiều chỗ, nhìn thấy “xấu xí” là muốn vứt đi và đổi qua chiếc khác rồi. Khả năng kháng nước cũng còn quá xa lạ với các dòng máy thời bấy giờ, nên không hề thiếu những vụ smartphone được cho “đi bơi” và cũng không sống lại được luôn.
Không có khả năng kháng nước, nhiều smartphone thế hệ cũ “một lần bơi không trở lại”
Điều này giờ đã hoàn toàn thay đổi, việc bạn có thể sử dụng một chiếc smartphone trong 2, 3 thậm chí 4 năm là chuyện bình thường. Những nâng cấp trên smartphone “truyền thống” đang chậm lại, không mang tính “cách mạng” như trước kia nữa. Có những thời gian iPhone 13 Pro thậm chí còn tăng giá vì nhiều người cho rằng việc bỏ thêm tiền để mua hẳn iPhone 14 Pro là không cần thiết, tôi có ông anh sử dụng song song Galaxy S22 Ultra và S23 Ultra đôi khi còn cầm nhầm vì 2 máy giống nhau quá.
Smartphone hiện nay vẫn có sự nâng cấp, nhưng đã không vượt trội như trước
Độ bền của những smartphone thế hệ mới cũng vượt trội hoàn toàn so với thế hệ trước đó. Việc làm máy nguyên khối, không thể mở nắp lưng cũng như sự có mặt của các gioăng cao su, vật liệu không thấm nước đã giúp smartphone hiện nay đạt khả năng kháng nước và bụi rất mạnh, không thiếu những câu chuyện về việc máy của nhiều người bị ngâm dưới sông nhiều tháng mà vẫn sống.
Chất lượng hoàn thiện của smartphone hiện nay đã đạt độ “chín”, sẵn sàng sử dụng trong nhiều năm
Chất lượng hoàn thiện tổng thể cũng vượt trội hoàn toàn, với các dòng máy cao cấp hiện nay đều là những “chiếc sandwich kim loại và kính”, sử dụng nhôm, thép, kính Gorilla Glass chống vỡ thay vì nhựa và kính “cỏ” như trước. Chiếc Galaxy S10+ trước đây tôi sử dụng trong suốt 3 năm cũng đã đánh rơi 1 - 2 lần lên sàn gạch, sạch gỗ nhưng nhìn vẫn như mới, và nếu như không chơi game nặng thì tôi cũng chả đổi lên máy khác vì vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Thị trường smartphone đang trong thời kỳ “lỡ nhỡ”
Lý do những smartphone hiện nay không có những nâng cấp lớn cả về thiết kế lẫn hiệu năng là các nhà sản xuất hiện nay cũng đang… bí ý tưởng. Thiết kế bên ngoài chuyển từ cạnh viền thẳng với cong, cong rồi lại thẳng, Samsung thì màn hình phẳng rồi cong mạnh, rồi bớt cong dần thì lại thành… phẳng. Công việc của nhà sản xuất giờ đơn giản hơn trước, chỉ là thay những linh kiện mới, thay đổi thiết kế đi một chút để không giống với máy cũ vì smartphone truyền thống giờ đã đạt độ “chín” rồi, vẫn 1 thiết kế đó bắt họ sáng tạo gì thêm cũng rất khó!
Smartphone màn hình gập đang dần thành hình
Thị trường smartphone hiện nay như đang trong thời kỳ hơi “lỡ nhỡ”, các smartphone truyền thống vẫn được ra mắt nhưng không có gì quá đặc biệt, smartphone màn hình gập đã có độ hoàn thiện nhất định nhưng có giá bán khá cao, vẫn chỉ là những “người giàu” mới có thể “xuống tiền” mua trải nghiệm được. Chính vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để số đông người dùng…
Tiết kiệm tiền để làm việc khác
Thay vì mua smartphone mới, bạn hãy thử mua 1 con xe đạp trợ lực vì nó khá hay!
Là một người yêu công nghệ, tôi cũng hiểu tâm lý mọi người khi muốn có được công nghệ mới nhất, tốt nhất. Tuy vậy “Tiền không mọc trên cây”, nếu “nhịn” mua smartphone mới 1 năm thì bạn có thể dành tiền để làm việc khác, có thể liên quan đến công nghệ hoặc không. Đó có thể là một cặp tai nghe không dây, một laptop mới phục vụ cho công việc, một robot dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hoặc xe đạp trợ lực để vừa di chuyển vừa tăng cường sức khỏe.
“Dạy nhà giàu tiêu tiền”?
Chắc chắn đọc tiêu đề bài viết này, câu hỏi hiện lên trong đầu bạn sẽ là tại sao tôi lại “Dạy nhà giàu tiêu tiền”? Nếu như người nào có tiền thì họ cứ mua những thứ tốt nhất, những thứ mà họ thích nhất thôi chứ can hệ gì tới người viết?
Có nhiều tiền thì không ai ngăn cản bạn mua gì
Suy nghĩ này của bạn là hoàn toàn đúng vì tôi không thể dạy mọi người cách tiêu tiền, dạy họ phải “kiềm chế” thú mua sắm vì có những người việc mua sắm đem lại niềm vui. Thậm chí có những người chiếc smartphone còn là món trang sức, thể hiện bản thân trong mỗi buổi họp, khi gặp đối tác và khách hàng.
Nói như vậy không có nghĩa là bài viết này không còn giá trị cho họ, kể cả bạn có “giàu nứt đố đổ vách” thì cũng hãy suy nghĩ lại về việc thay đổi smartphone liên tục vì:
Ngành công nghệ tiêu dùng tác động không nhỏ đến môi trường
Theo nghiên cứu của Deloitte Global trong năm 2022, ngành công nghệ tiêu dùng tạo ra 146 triệu tấn khí CO2 vào môi trường, trong đó lên tới 83% đến từ việc sản xuất, vận chuyển 1.4 chiếc smartphone mới đến tay người dùng. Con số này cũng dễ hiểu khi những sản phẩm công nghệ khác như máy tính bảng, TV, màn hình, laptop mọi người thường có xu hướng sử dụng lâu dài hơn, không thay thế liên tục như smartphone.
Smartphone bị vứt đi sẽ trở thành rác công nghệ (e-waste) rất có hại tới môi trường
Trung bình quá trình tạo ra một chiếc smartphone sẽ thải ra môi trường 85kg khí CO2 vào môi trường, đó là còn chưa kể tác động tới nguồn nước, khai thác những kim loại hiếm như neodymium, europium, terbium…
Khi bị người dùng vứt đi, smartphone trở thành rác công nghệ (e-waste) và tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là pin có rất nhiều chất độc hại như chì, thủy ngân, kẽm… Theo tổng kết của Diễn đàn Chất thải thiết bị điện (WEEE Forum) vào 2022, có 16 tỷ chiếc smartphone đang được sử dụng và lên tới 5 tỷ trong số đó sẽ trở thành rác điện tử vào cuối năm, một con số không hề nhỏ nếu đặt cạnh dân số Thế giới là khoảng 8 tỷ người.
Trong việc bảo vệ môi trường thì 1 cá nhân cũng chỉ là 1 hạt cát trên bãi biển, chỉ 1 chiếc smartphone không bị vứt đi cũng không thể cứu vãn được tình hình. Nhưng nếu ai cũng thay đổi suy nghĩ và sử dụng chiếc máy cũ của mình thêm 1 - 2 năm nữa, “kiềm chế” không mua 1 chiếc máy thay thế thì tác động lên môi trường sẽ nhỏ đi rất nhiều.
iPhone 14 có nhiều linh kiện kim loại tái chế
Các nhãn hàng công nghệ hiện nay cũng đang có những nỗ lực để giảm tác động tới môi trường, trong đó đáng nói nhất là Apple và Samsung. Apple sử dụng những vật liệu tái chế như tungsten trong bộ rung, vàng bên trong camera, thiếc để hàn mạch chủ và kim loại hiếm để làm nam châm. Samsung trong chiến dịch “Bền vững” của mình cũng đã sử dụng 12 linh kiện tái chế bên trong sản phẩm Galaxy S23 Ultra của mình, gấp đôi so với phiên bản Galaxy S22 Ultra trước đó.
Những bước tái chế nhựa của Samsung để làm gioăng trong máy, vỏ bút S Pen của Galaxy S23 Ultra
Nhưng sự thật đó là dù có sử dụng bao nhiêu vật liệu tái chế đi chăng nữa, mỗi chiếc smartphone mới được bán ra vẫn phải được sản xuất, vẫn phải được vận chuyển và từ đó gây ảnh hưởng đến “Hành tinh Xanh”, nên hiệu quả nhất vẫn là tiếp tục sản phẩm cũ, giảm tiêu thụ sản phẩm mới là tốt nhất. Đối với smartphone này điều này càng ngày càng trở nên dễ dàng hơn, vì:
Smartphone giờ hoàn toàn có thể dùng được nhiều năm
Vẫn nhớ thị trường smartphone “mới nhú”, các sản phẩm bị lỗi thời rất nhanh nên việc đổi mỗi năm 1 lần không có gì là lạ cả. Các sản phẩm mới thay đổi kiểu dáng rất nhiều, chỉ 1 năm thôi các hãng đã những “con” máy khác nhau hoàn toàn rồi. Nâng cấp từ iPhone 3GS tới iPhone 4, ta có một chiếc máy với dáng vẻ mới, màn hình chuyển từ TFT sang LCD IPS với mật độ điểm ảnh cao lên gấp đôi, vi xử lý có xung chỉ 600MHz được nâng lên 1GHz.
iPhone 3GS và iPhone 4 là một cuộc nâng cấp lớn với các iFan
Smartphone thời đó cũng không có độ bền cao nên cũng xuống cấp rất nhanh. Tôi vẫn nhớ rõ chiếc máy cao cấp đầu tiên tôi được sử dụng là LG G2 thời đó sử dụng nắp lưng nhựa, viền nhựa được sơn nên chỉ sau 1 năm đã bong tróc, thậm chí vỡ nứt ở nhiều chỗ, nhìn thấy “xấu xí” là muốn vứt đi và đổi qua chiếc khác rồi. Khả năng kháng nước cũng còn quá xa lạ với các dòng máy thời bấy giờ, nên không hề thiếu những vụ smartphone được cho “đi bơi” và cũng không sống lại được luôn.
Không có khả năng kháng nước, nhiều smartphone thế hệ cũ “một lần bơi không trở lại”
Điều này giờ đã hoàn toàn thay đổi, việc bạn có thể sử dụng một chiếc smartphone trong 2, 3 thậm chí 4 năm là chuyện bình thường. Những nâng cấp trên smartphone “truyền thống” đang chậm lại, không mang tính “cách mạng” như trước kia nữa. Có những thời gian iPhone 13 Pro thậm chí còn tăng giá vì nhiều người cho rằng việc bỏ thêm tiền để mua hẳn iPhone 14 Pro là không cần thiết, tôi có ông anh sử dụng song song Galaxy S22 Ultra và S23 Ultra đôi khi còn cầm nhầm vì 2 máy giống nhau quá.
Smartphone hiện nay vẫn có sự nâng cấp, nhưng đã không vượt trội như trước
Độ bền của những smartphone thế hệ mới cũng vượt trội hoàn toàn so với thế hệ trước đó. Việc làm máy nguyên khối, không thể mở nắp lưng cũng như sự có mặt của các gioăng cao su, vật liệu không thấm nước đã giúp smartphone hiện nay đạt khả năng kháng nước và bụi rất mạnh, không thiếu những câu chuyện về việc máy của nhiều người bị ngâm dưới sông nhiều tháng mà vẫn sống.
Chất lượng hoàn thiện của smartphone hiện nay đã đạt độ “chín”, sẵn sàng sử dụng trong nhiều năm
Chất lượng hoàn thiện tổng thể cũng vượt trội hoàn toàn, với các dòng máy cao cấp hiện nay đều là những “chiếc sandwich kim loại và kính”, sử dụng nhôm, thép, kính Gorilla Glass chống vỡ thay vì nhựa và kính “cỏ” như trước. Chiếc Galaxy S10+ trước đây tôi sử dụng trong suốt 3 năm cũng đã đánh rơi 1 - 2 lần lên sàn gạch, sạch gỗ nhưng nhìn vẫn như mới, và nếu như không chơi game nặng thì tôi cũng chả đổi lên máy khác vì vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Thị trường smartphone đang trong thời kỳ “lỡ nhỡ”
Lý do những smartphone hiện nay không có những nâng cấp lớn cả về thiết kế lẫn hiệu năng là các nhà sản xuất hiện nay cũng đang… bí ý tưởng. Thiết kế bên ngoài chuyển từ cạnh viền thẳng với cong, cong rồi lại thẳng, Samsung thì màn hình phẳng rồi cong mạnh, rồi bớt cong dần thì lại thành… phẳng. Công việc của nhà sản xuất giờ đơn giản hơn trước, chỉ là thay những linh kiện mới, thay đổi thiết kế đi một chút để không giống với máy cũ vì smartphone truyền thống giờ đã đạt độ “chín” rồi, vẫn 1 thiết kế đó bắt họ sáng tạo gì thêm cũng rất khó!
Smartphone màn hình gập đang dần thành hình
Thị trường smartphone hiện nay như đang trong thời kỳ hơi “lỡ nhỡ”, các smartphone truyền thống vẫn được ra mắt nhưng không có gì quá đặc biệt, smartphone màn hình gập đã có độ hoàn thiện nhất định nhưng có giá bán khá cao, vẫn chỉ là những “người giàu” mới có thể “xuống tiền” mua trải nghiệm được. Chính vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để số đông người dùng…
Tiết kiệm tiền để làm việc khác
Thay vì mua smartphone mới, bạn hãy thử mua 1 con xe đạp trợ lực vì nó khá hay!
Là một người yêu công nghệ, tôi cũng hiểu tâm lý mọi người khi muốn có được công nghệ mới nhất, tốt nhất. Tuy vậy “Tiền không mọc trên cây”, nếu “nhịn” mua smartphone mới 1 năm thì bạn có thể dành tiền để làm việc khác, có thể liên quan đến công nghệ hoặc không. Đó có thể là một cặp tai nghe không dây, một laptop mới phục vụ cho công việc, một robot dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hoặc xe đạp trợ lực để vừa di chuyển vừa tăng cường sức khỏe.