10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất hiện nay

Danh Phan

Well-known member
Cách tiếp cận khách hàng là vấn đề cấp thiết được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ, trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp phải tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng nhằm tạo doanh thu và duy trì hoạt động. Vậy những phương pháp tiếp cận khách hàng nào hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Minara tìm hiểu nhé!

1. Viết blog
Sử dụng kênh Blog là một trong những chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả đang được đông đảo doanh nghiệp sử dụng. Đây sẽ là hình thức phù hợp cho doanh nghiệp để có thể tiếp cận khách hàng thuộc giai đoạn đầu của phễu Marketing – giai đoạn nhận thức.

Trong giai đoạn này, khách hàng tiềm năng đang gặp phải một số vấn đề hay phát sinh một số nhu cầu cần đáp ứng. Thế nhưng, họ vẫn chưa tìm được giải pháp đúng đắn nhất cho vấn đề của mình. Đó là lý do họ mong muốn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ hữu ích cho những điều đang thắc mắc.

1682300629374.png



Thông qua việc sử dụng kênh Blog, doanh nghiệp có thể chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích đáp ứng những thắc mắc của khách hàng. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng những từ khóa chính khách hàng hay tìm kiếm trên những công cụ như Google, Bing, Cốc Cốc,… đều được xác định cụ thể.

Trường hợp khách hàng tìm kiếm được thông tin mà họ cần trên bài viết, khả năng cao họ sẽ ấn tượng với doanh nghiệp. Thậm chí, họ sẵn sàng đăng ký email để cập nhật bài viết, tin tức của doanh nghiệp trong tương lai. Đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng mà chiến dịch nhắm đến.

Những bài viết chia sẻ thông tin hữu ích, cùng với những kế hoạch SEO chất lượng đưa bài viết lên Top đầu công cụ tìm kiếm sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.

2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (hay còn được viết tắt là SEOSearch Engine Optimization) là cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng. SEO là phương pháp tăng thứ hạng của một website trên công cụ tìm kiếm. Nhờ đó, website sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng lượng truy cập mà không phải mất phí.

Tiếp cận số lượng lớn khách hàng hơn bằng cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm




Để tối ưu một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch nghiên cứu từ khóa. Những từ khóa này xuất phát từ những câu hỏi mà khách hàng thường xuyên tra cứu trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó, bài viết trên website mà doanh nghiệp cung cấp sẽ tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng hơn.
Cụ thể, để tối ưu một website thì bạn cần triển khai các công việc sau:

  • Phát triển hệ thống website.
  • Xây dựng nội dung chất lượng cho trang web.
  • Nghiên cứu và xây dựng hệ thống từ khóa.
  • Đặt External link, backlink,… trong bài viết.
  • Đặt tiêu đề, meta, sapo,… phù hợp.
  • Chèn từ khóa chính, từ khóa phụ hợp lý trong bài.
Thông qua việt tối ưu công cụ tìm kiếm, độ traffic của website sẽ tăng lên. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định những đối tượng khách hàng tiềm năng trong tương lai.

3. Email Marketing
Email Marketing là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả thông qua việc gửi thư điện tử. Qua đó, doanh nghiệp có thể giới thiệu, quảng bá về sản phẩm/dịch vụ của mình.

Hiện nay, Email Marketing là phương pháp giữ vai trò quan trọng đối với chiến lược tiếp thị online. Hình thức này đem lại lượng lớn những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Email Marketing là hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả



Để triển khai chiến dịch hợp lý, bạn có thể tham khảo những bước chính sau:

  • Xác định mục tiêu mà chiến dịch hướng đến.
  • Lên danh sách những địa chỉ email chất lượng.
  • Xây dựng thông điệp/nội dung cho email.
  • Gửi email đến khách hàng.
  • Phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch.
  • Tối ưu chiến dịch.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những lưu ý để soạn một mẫu email marketing đạt hiệu quả cao. Cụ thể, hãy tối ưu một số yếu tố như tiêu đề email, cách viết nội dung và CTA (kêu gọi hành động),…

4. Thực hiện chiến dịch quảng cáo (PPC)
PPC viết tắt của Pay-per-click (còn được gọi với tên khác là Search engine advertising, Paid search,…) là một phương pháp tiếp cận khách hàng phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Thuật ngữ này được dịch ra dễ hiểu hơn là “trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột”, tức nhà tiếp thị sẽ trả tiền mỗi khi ai đó click vào link quảng cáo.

Cụ thể, nhà tiếp thị sẽ trả tiền để được đề xuất trên công cụ tìm kiếm. Nhờ thế mà khách hàng khi tra cứu từ khóa sẽ tiếp cận được với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Quảng cáo PPC là một phương pháp tiếp cận khách hàng phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng


Với phương thức này, doanh nghiệp có thể vẽ ra chân dung của khách hàng mục tiêu: Họ là ai? Có những hành vi/đặc điểm nào? Trả lời được những thắc mắc trên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn lực cũng như chi phí dành cho những khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng đến sản phẩm/dịch vụ của họ.

5. Social Media Marketing
Tiếp thị qua nền tảng mạng xã hội (hay còn gọi Social Media Marketing) là chiến dịch tiếp cận khách hàng tiềm năng và phát triển trong thời đại công nghệ số. Bởi lẽ, các nền tảng mạng xã hội thu hút một lượng lớn người truy cập. Thống kê của Statista.com vào năm 2022 cho thấy rằng trung bình mỗi người bỏ ra 147 phút mỗi ngày cho mạng xã hội.

Social Media Marketing là kênh tiếp thị khách hàng tiềm năng


Vì lẽ đó mà Social Media trở thành phương pháp phổ biến để thu hút những khách hàng tiềm năng. Khi đã xác định được khách hàng, doanh nghiệp mới có thể triển khai thêm những chiến dịch Marketing hấp dẫn khác.

Một số phương pháp Social Media Marketing phổ biến tại Việt Nam mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:

  • Mạng xã hội: Là các nền tảng website mang tính cộng đồng, xã hội, cho phép người dùng có thể kết nối với cộng đồng qua phương thức trực tuyến.
  • Đánh dấu trang cộng đồng: Cho phép người dùng được lưu trữ, quản lý, tra cứu cũng như chia sẻ những địa chỉ web của họ lên social bookmarking. Danh sách bao gồm những địa chỉ liên kết này sẽ được phân loại thành nhiều chủ đề, từ khóa,…
  • Trang đánh giá: Cho phép người dùng có thể tìm kiếm, cân nhắc, chia sẻ hoặc đánh giá về các vấn đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, địa điểm, thương hiệu,…
Theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện kỹ năng tiếp cận khách hàng thông qua nền tảng Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, LinkedIn,…

6. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) trở nên xu hướng tiếp cận khách hàng hiện nay, bằng những thỏa thuận mà doanh nghiệp sẽ trả hoa hồng cho đối tác bên ngoài để họ quảng bá, thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Tiếp cận khách hàng bằng hình thức tiếp thị liên kết giữa các doanh nghiệp


Cụ thể, phương pháp này vận hành như một chiến dịch quảng bá dựa theo hiệu suất. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thưởng hoa hồng cho đối tác mỗi khi có một lượt truy cập từ khách hàng. Hoặc cũng có thể doanh nghiệp sẽ có những chính sách khuyến khích khi đánh giá cao quá trình nỗ lực tiếp thị của đối tác.

Bằng hình thức tiếp thị liên kết, doanh nghiệp ngày càng tiếp cận gần hơn với khách hàng. Đặc biệt với số lượng mạng liên kết phủ sóng rộng rãi hiện nay, việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình dựa trên cơ sở PPA (Pay Per Action) hay PPC (Pay Per Click) không còn là vấn đề nan giải.

7. Xây dựng cộng đồng khách hàng
Để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường đầy rẫy doanh nghiệp như hiện nay, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu tâm là làm sao để thiết lập nên sự tin tưởng của khách hàng cũng như tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Theo một báo cáo trên trang Forbes, có khoảng 92,4% số lượng khách hàng cảm thấy tin tưởng với những đánh giá trực tuyến cũng như phản hồi của khách hàng trên thực tế đã từng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Vì lý do trên, việc xây dựng một cộng đồng khách hàng căn cứ theo nhóm khách hàng tiềm năng là điều cực kỳ quan trọng. Khi khách hàng nhận ra có nhiều người cùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ tương tự mình, họ sẽ thoải mái giao lưu, trao đổi thông tin. Nhờ thế, họ có thể tham khảo thêm nhiều ý kiến về sản phẩm/dịch vụ để củng cố thêm quyết định có nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

Xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng

8. Quảng cáo ngoài trời
Một trong những cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc nhận diện thương hiệu đó chính là quảng cáo ngoài trời. Mặc dù đã có mặt từ khá sớm nhưng cho đến nay, phương pháp này vẫn đem lại nhiều hiệu quả nhất định trong chiến dịch quảng bá của nhiều doanh nghiệp.

Tiếp cận đông đảo khách hàng tiềm năng bằng hình thức quảng cáo ngoài trời


Điển hình rõ nhất là ta có thể bắt gặp những tấm biển quảng cáo, những gian hàng linh hoạt,… tại những khu vực có tấp nập người qua lại. Vì đặt ở những khu vực đông người nên hình thức quảng cáo này đòi hỏi sự thu hút, bắt mắt để gây sự chú ý đối với những người lướt qua.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp lựa chọn đặt quảng cáo ở các tòa nhà, xe bus hay cạnh thang máy. Điều này tùy thuộc vào việc doanh nghiệp xác định vị trí thu hút khách hàng tiềm năng để đưa ra chiến lược hợp lý, hiệu quả cao mà vẫn tối ưu chi phí bỏ ra.

9. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện, workshop là một chiến lược tiếp cận khách hàng vừa đưa sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với cộng đồng người tiêu dùng, vừa “đánh bóng” thương hiệu của doanh nghiệp.

Thông qua những sự kiện được tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cơ hội chia sẻ, cập nhật những thông tin bổ ích mà khách hàng đang quan tâm. Ngoài ra, khách hàng sẽ được giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng để có những trải nghiệm tốt nhất.

Đặc biệt, hình thức tổ chức sự kiện sẽ giúp doanh nghiệp có thể “khoanh vùng” những khách hàng tiềm năng thông qua việc đăng ký tham gia. Mọi thông tin của họ đều có thể nắm rõ và việc cần làm của doanh nghiệp lúc này là triển khai những phương án tiếp cận, chăm sóc phù hợp cho từng đối tượng.

Tổ chức sự kiện

10. Hợp tác với KOLs
Và cuối cùng, không thể thiếu một phương pháp đang khá thịnh hành ngày nay – Hợp tác với KOL. KOL (Key Opinion Leader) được hiểu là những người có tầm ảnh hưởng nhất định trong một khía cạnh lĩnh vực nào đó. Họ sở hữu một lượng lớn người theo dõi cũng như tin tưởng vào những sản phẩm mà họ giới thiệu.

Thông qua việc hợp tác với KOL, một lượng lớn những khách hàng tiềm năng sẽ được tiếp cận. Họ hầu hết là những người thường xuyên theo dõi KOL và có hứng thú với sản phẩm/dịch vụ được nhắc đến. Nhờ mức độ uy tín của KOL mà họ sẽ tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.

Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn KOL hoạt động trong lĩnh vực liên quan để tăng mức độ tin tưởng của khách hàng.

Hợp tác với KOLs để tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng


Trên đây là tổng hợp 10 cách tiếp cận khách hàng tốt nhất mà Minara muốn chia sẻ đến các doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua bài viết, doanh nghiệp sẽ lựa chọn, triển khai chiến dịch quảng cáo phù hợp và đạt hiệu quả như ý muốn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để Minara có thể hỗ trợ nhé! Chúc bạn thành công!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG MINARA
ĐỊA CHỈ:
- 182 Trần Bình Trọng, P.3, Q.5, Tp.HCM
- 27 Đường số 16, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: 097.777.1060
Email: info@minara.vn
Website: www.minara.vn
 
Bên trên