linh_449
Linh Linhh
Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
Cuộc sống hiện đại ngày càng đòi hỏi nhiều chi phí để phục vụ nhu cầu cá nhân. Do đó, những gia đình càng đông người, áp lực tài chính càng đè nặng. Tuy nhiên, nếu biết tiết kiệm chi tiêu đúng cách, tiền bạc sẽ không còn là gánh nặng khiến bạn thường xuyên lo lắng.
1. Lập ngân sách chi tiêu
Dù thu nhập cao hay thấp, nếu muốn quản lý chi tiêu hiệu quả, không thể bỏ qua bước lập ngân sách.
Lập ngân sách cho phép bạn chi tiêu có kế hoạch, theo hạn mức đã đặt ra. Tránh xảy ra tình trạng bội chi, phải vay mượn tiền để giải quyết nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt là với những gia đình có thu nhập trung bình và thấp.
Khi lập ngân sách chi tiêu, toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể. Việc này sẽ tạo cho bạn thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định.
Để có ngân sách chi tiêu, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
Quy tắc 50/30/20
Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:
50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,… 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,… 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…
Phương pháp 6 chiếc lọ
Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:
55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,… 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,… 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,… 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,… 5% cho từ thiện.
Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:
Chi tiêu thiết yếu: 5.500.000đ
Giáo dục: 1.000.000đ
Tiết kiệm: 1.000.000đ
Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 1.000.000đ
Đầu tư: 1.000.000đ
Từ thiện: 500.000đ
Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí.
2. Theo dõi thu chi
Sau khi lập ngân sách, hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra. Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
Hằng ngày, hãy liệt kê toàn bộ các khoản chi tiêu của mình vào một cuốn sổ, tạo file excel trên máy tính hoặc sử dụng các app thu chi có trên điện thoại. Đừng bỏ qua bất kỳ khoản nào dù là nhỏ nhất. Sau mỗi tháng, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể về thói quen chi tiêu hiện tại của bản thân.
3. Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu
Trước khi đi chợ hay mua sắm, hãy lên danh sách tất cả các sản phẩm mà bạn cần. Việc này không chỉ giúp bạn giảm bớt thời gian mua sắm, mà còn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”.
Từ danh sách này, bạn có thể dự tính được số tiền cần mang theo để mua sắm. Tránh việc đem quá nhiều tiền, dễ sa đà vào những món đồ không cần thiết, lãng phí tiền bạc.
4. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép
Nếu chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình bạn đang vượt quá 20% thu nhập, cần xem xét lại và có sự điều chỉnh phù hợp. Nó cho thấy bạn đang chi tiêu không có kế hoạch, thiếu khoa học.
Mỗi ngày, bạn đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến ngân sách sụt giảm nhanh chóng.
Bên cạnh đó, những buổi tiệc tùng, liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc thường xuyên ăn ngoài cũng tiêu tốn khá nhiều tiền bạc trong hầu bao của bạn.
Để giảm thiểu chi phí ăn uống, đảm bảo hạn mức chi tiêu cho các hoạt động khác, hãy bắt đầu một vài thói quen như:
- Tích trữ một số đồ ăn khô tại nhà như: mì tôm, xúc xích, thịt hộp,…
- Lên kế hoạch cho bữa ăn của gia đình trong tuần với lịch trình cụ thể.
- Nếu có thể, hãy đến những khu chợ đầu mối để mua thức ăn cho cả tuần và tích trữ trong tủ lạnh.
- Thống kê lại toàn bộ các khoản chi tiêu hàng tháng. Sau đó, cân đối và cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để rút kinh nghiệm cho những tháng sau. Nên dành thời gian nấu ăn tại nhà thay vì ra nhà hàng để tiết kiệm chi tiêu hiệu quả.
- Khi được lĩnh lương hoặc có một khoản thu nhập nào đó, hãy nghĩ đến việc tiết kiệm và thanh toán những chi phí bắt buộc. Chỉ để dư lại số tiền vừa đủ để chi tiêu cho ăn uống.
5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi người. Giảm giá, tặng quà, mua 1 tặng 1,… là cách các nhãn hàng, siêu thị thu hút người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đừng chỉ vì thấy rẻ mà mua bừa. Cần suy nghĩ xem: Món đồ đó có công dụng gì? Nó có phù hợp với mình hay không? Sau đó hãy quyết định mua. Món đồ dù có rẻ nhưng nếu không sử dụng được, nó cũng trở thành một sự lãng phí.
Do đó, đừng để bị chương trình khuyến mãi “quét sạch” hầu bao của bạn. Cần có kế hoạch mua sắm khoa học với hạn mức cụ thể. Tránh mua sắm quá nhiều ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu khác.
6. Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước
Đây là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt áp lực lên hóa đơn điện, nước hàng tháng. Đồng thời, bảo vệ tài nguyên quốc gia.
Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…
Những thói quen này cần được duy trì thường xuyên bởi tất cả thành viên trong gia đình để đạt được kết quả tốt nhất.
7. Tiết kiệm chi tiêu bằng cách tự làm mọi việc thay vì thuê mướn
Thay vì bỏ một khoản tiền để thuê người dọn dẹp nhà cửa, tại sao bạn không cố gắng dành thời gian cuối tuần để tự mình làm mọi việc.
Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau chia sẻ việc nhà để giảm bớt gánh nặng. Đồng thời tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái.
Nếu có thể, hãy học cách tự sửa chữa những thiết bị điện đơn giản. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ thay vì thuê thợ.
8. Hạn chế vay mượn
Những khoản nợ không chỉ khiến bạn cảm thấy áp lực về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các mục tiêu tài chính. Do đó, nên hạn chế tối đa việc vay mượn tiền để chi tiêu.
Nếu có một khoản nợ, cần lên kế hoạch trả nợ với thời gian và con số cụ thể. Nên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước để giảm bớt tiền lãi hàng tháng.
Theo các chuyên gia tài chính, việc mua sắm bằng thẻ tín dụng thường khiến bạn chi tiêu nhiều hơn 12% so với việc rút tiền mặt ra khỏi ví. Bởi lẽ bạn không nhìn thấy tiền của mình “ra đi” như thế nào.
Bên cạnh đó, khi dùng thẻ tín dụng, bạn cần thanh toán chi phí lãi suất và phí sử dụng đi kèm. Điều này sẽ tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. Rất lãng phí! Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết.
9. Thanh lý đồ cũ
Hãy kiểm tra và thu dọn toàn bộ những món đồ mà bạn ít dùng hoặc không dùng tới nhưng vẫn sử dụng được như quần áo, giày dép, đồ điện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua các trang mạng xã hội.
Việc này không chỉ giúp bạn tối đa hóa diện tích sử dụng cho ngôi nhà, mà còn có thể thu về một khoản tiền phục vụ những khoản chi tiêu cần thiết khác. Đây cũng là cách giúp tiết kiệm, tránh lãng phí tiền bạc. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
10. Tìm cách tăng thu nhập
Nếu không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, bạn có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng.
Gia sư, bán hàng online, lái taxi,… là những công việc có giờ giấc linh hoạt, thích hợp để làm thêm ngoài giờ. Bạn sẽ có một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng nếu làm việc hiệu quả
Tuy nhiên, cần lựa chọn công việc phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân. Đừng để nó ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đình và công việc chính hiện tại.
Ngoài ra, có thể cân nhắc việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Đây được coi là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay.
Với lãi suất khoảng 6 – 8%/năm, mỗi tháng, bạn sẽ có thêm một khoản tiền lãi từ số tiền tiết kiệm của mình. Nó đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc để tiền “nằm im” trong tủ.
Cuộc sống hiện đại ngày càng đòi hỏi nhiều chi phí để phục vụ nhu cầu cá nhân. Do đó, những gia đình càng đông người, áp lực tài chính càng đè nặng. Tuy nhiên, nếu biết tiết kiệm chi tiêu đúng cách, tiền bạc sẽ không còn là gánh nặng khiến bạn thường xuyên lo lắng.
1. Lập ngân sách chi tiêu
Dù thu nhập cao hay thấp, nếu muốn quản lý chi tiêu hiệu quả, không thể bỏ qua bước lập ngân sách.
Lập ngân sách cho phép bạn chi tiêu có kế hoạch, theo hạn mức đã đặt ra. Tránh xảy ra tình trạng bội chi, phải vay mượn tiền để giải quyết nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt là với những gia đình có thu nhập trung bình và thấp.
Khi lập ngân sách chi tiêu, toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể. Việc này sẽ tạo cho bạn thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định.
Để có ngân sách chi tiêu, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
Quy tắc 50/30/20
Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:
50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,… 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,… 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…
Phương pháp 6 chiếc lọ
Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:
55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,… 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,… 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,… 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,… 5% cho từ thiện.
Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:
Chi tiêu thiết yếu: 5.500.000đ
Giáo dục: 1.000.000đ
Tiết kiệm: 1.000.000đ
Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 1.000.000đ
Đầu tư: 1.000.000đ
Từ thiện: 500.000đ
Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí.
2. Theo dõi thu chi
Sau khi lập ngân sách, hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra. Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
Hằng ngày, hãy liệt kê toàn bộ các khoản chi tiêu của mình vào một cuốn sổ, tạo file excel trên máy tính hoặc sử dụng các app thu chi có trên điện thoại. Đừng bỏ qua bất kỳ khoản nào dù là nhỏ nhất. Sau mỗi tháng, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể về thói quen chi tiêu hiện tại của bản thân.
3. Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu
Trước khi đi chợ hay mua sắm, hãy lên danh sách tất cả các sản phẩm mà bạn cần. Việc này không chỉ giúp bạn giảm bớt thời gian mua sắm, mà còn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”.
Từ danh sách này, bạn có thể dự tính được số tiền cần mang theo để mua sắm. Tránh việc đem quá nhiều tiền, dễ sa đà vào những món đồ không cần thiết, lãng phí tiền bạc.
4. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép
Nếu chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình bạn đang vượt quá 20% thu nhập, cần xem xét lại và có sự điều chỉnh phù hợp. Nó cho thấy bạn đang chi tiêu không có kế hoạch, thiếu khoa học.
Mỗi ngày, bạn đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến ngân sách sụt giảm nhanh chóng.
Bên cạnh đó, những buổi tiệc tùng, liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc thường xuyên ăn ngoài cũng tiêu tốn khá nhiều tiền bạc trong hầu bao của bạn.
Để giảm thiểu chi phí ăn uống, đảm bảo hạn mức chi tiêu cho các hoạt động khác, hãy bắt đầu một vài thói quen như:
- Tích trữ một số đồ ăn khô tại nhà như: mì tôm, xúc xích, thịt hộp,…
- Lên kế hoạch cho bữa ăn của gia đình trong tuần với lịch trình cụ thể.
- Nếu có thể, hãy đến những khu chợ đầu mối để mua thức ăn cho cả tuần và tích trữ trong tủ lạnh.
- Thống kê lại toàn bộ các khoản chi tiêu hàng tháng. Sau đó, cân đối và cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để rút kinh nghiệm cho những tháng sau. Nên dành thời gian nấu ăn tại nhà thay vì ra nhà hàng để tiết kiệm chi tiêu hiệu quả.
- Khi được lĩnh lương hoặc có một khoản thu nhập nào đó, hãy nghĩ đến việc tiết kiệm và thanh toán những chi phí bắt buộc. Chỉ để dư lại số tiền vừa đủ để chi tiêu cho ăn uống.
5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi người. Giảm giá, tặng quà, mua 1 tặng 1,… là cách các nhãn hàng, siêu thị thu hút người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đừng chỉ vì thấy rẻ mà mua bừa. Cần suy nghĩ xem: Món đồ đó có công dụng gì? Nó có phù hợp với mình hay không? Sau đó hãy quyết định mua. Món đồ dù có rẻ nhưng nếu không sử dụng được, nó cũng trở thành một sự lãng phí.
Do đó, đừng để bị chương trình khuyến mãi “quét sạch” hầu bao của bạn. Cần có kế hoạch mua sắm khoa học với hạn mức cụ thể. Tránh mua sắm quá nhiều ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu khác.
6. Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước
Đây là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt áp lực lên hóa đơn điện, nước hàng tháng. Đồng thời, bảo vệ tài nguyên quốc gia.
Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…
Những thói quen này cần được duy trì thường xuyên bởi tất cả thành viên trong gia đình để đạt được kết quả tốt nhất.
7. Tiết kiệm chi tiêu bằng cách tự làm mọi việc thay vì thuê mướn
Thay vì bỏ một khoản tiền để thuê người dọn dẹp nhà cửa, tại sao bạn không cố gắng dành thời gian cuối tuần để tự mình làm mọi việc.
Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau chia sẻ việc nhà để giảm bớt gánh nặng. Đồng thời tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái.
Nếu có thể, hãy học cách tự sửa chữa những thiết bị điện đơn giản. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ thay vì thuê thợ.
8. Hạn chế vay mượn
Những khoản nợ không chỉ khiến bạn cảm thấy áp lực về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các mục tiêu tài chính. Do đó, nên hạn chế tối đa việc vay mượn tiền để chi tiêu.
Nếu có một khoản nợ, cần lên kế hoạch trả nợ với thời gian và con số cụ thể. Nên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước để giảm bớt tiền lãi hàng tháng.
Theo các chuyên gia tài chính, việc mua sắm bằng thẻ tín dụng thường khiến bạn chi tiêu nhiều hơn 12% so với việc rút tiền mặt ra khỏi ví. Bởi lẽ bạn không nhìn thấy tiền của mình “ra đi” như thế nào.
Bên cạnh đó, khi dùng thẻ tín dụng, bạn cần thanh toán chi phí lãi suất và phí sử dụng đi kèm. Điều này sẽ tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. Rất lãng phí! Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết.
9. Thanh lý đồ cũ
Hãy kiểm tra và thu dọn toàn bộ những món đồ mà bạn ít dùng hoặc không dùng tới nhưng vẫn sử dụng được như quần áo, giày dép, đồ điện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua các trang mạng xã hội.
Việc này không chỉ giúp bạn tối đa hóa diện tích sử dụng cho ngôi nhà, mà còn có thể thu về một khoản tiền phục vụ những khoản chi tiêu cần thiết khác. Đây cũng là cách giúp tiết kiệm, tránh lãng phí tiền bạc. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
10. Tìm cách tăng thu nhập
Nếu không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, bạn có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng.
Gia sư, bán hàng online, lái taxi,… là những công việc có giờ giấc linh hoạt, thích hợp để làm thêm ngoài giờ. Bạn sẽ có một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng nếu làm việc hiệu quả
Tuy nhiên, cần lựa chọn công việc phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân. Đừng để nó ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đình và công việc chính hiện tại.
Ngoài ra, có thể cân nhắc việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Đây được coi là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay.
Với lãi suất khoảng 6 – 8%/năm, mỗi tháng, bạn sẽ có thêm một khoản tiền lãi từ số tiền tiết kiệm của mình. Nó đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc để tiền “nằm im” trong tủ.