Nguyễn Mai
Well-known member
Sức mạnh của ngôn từ là không thể chối cãi. Ngay cả những câu nói thông dụng cũng có thể làm suy yếu lòng tự trọng của một đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an.
1. Trong nhà này con chẳng có cái gì hết
Một số phụ huynh tin con sẽ không có nhân cách riêng cho đến khi chúng có thể tự trang trải tài chính. Vì vậy, trước khi đứa trẻ làm ra tiền, họ phớt lờ ý kiến, cảm xúc và nhu cầu của con.
Quan niệm một người sẽ không là ai cho đến khi họ tự kiếm tiền đã sản sinh ra một thế hệ nghiện công việc.
Những đứa trẻ từ thời thơ ấu đã thấm nhuần suy nghĩ không có gì trong ngôi nhà của cha mẹ là của mình sẽ không bao giờ có cảm giác an toàn. Tuổi thơ của chúng bị đánh cắp, trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi vì cảm giác tội lỗi, xấu hổ và lòng tự trọng bị tổn thương.
Thái độ như vậy sẽ khiến một thiếu niên muốn nhanh chóng rời xa cha mẹ. Dù chỉ có một căn phòng nhỏ, thiếu thốn, thậm chí ở ký túc xá, chúng vẫn ảo tưởng đó là nơi "riêng" của mình. Khi đó, họ sẽ lao vào làm việc để kiếm tiền vì đó là cách duy nhất để cảm thấy có ý nghĩa.
Đôi lúc chính cha mẹ không nhận ra rằng cách hành xử của mình lại làm hỏng tương lai của con.
2. Việc này dễ thế mà con cũng không làm được à?
Cha mẹ có thể dễ dàng giải quyết một công việc nhưng công việc ấy có thể khiến con phải vật lộn hàng giờ. Lúc đó, nhiều người thường nói: "Quá đơn giản, con có thể làm được mà". Dù biết câu nói này là nhằm mục đích khích lệ con nỗ lực hơn nhưng bạn có bao giờ nghĩ theo hướng ngược lại.
Con bạn sẽ cho rằng: "Việc đơn giản thế này mà mình không làm được, thôi thì mặc kệ vậy". Suy nghĩ này sẽ dễ khiến con bạn chán nản và muốn bỏ cuộc.
3. Mau lên!
Khi bạn thúc ép con mình làm mọi việc nhanh hơn, bạn sẽ khiến chúng căng thẳng và lo sợ vì nghĩ rằng bản thân sẽ đến muộn hoặc bỏ lỡ điều gì đó. Cố gắng biến đổi câu nói theo cách thoải mái hơn.
4. Người lớn đang nói chuyện, con ra chỗ khác
Đối với nhiều bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ ngây thơ, không quan trọng chúng bao nhiêu tuổi, dù là 5 hay 15 tuổi. Họ cho rằng con không thể trò chuyện nghiêm túc với người lớn và việc chúng bày tỏ quan điểm cá nhân về bất cứ điều gì cũng là quá sớm. Những cha mẹ này không coi con họ là một cá thể riêng và đứa trẻ cũng cảm nhận được điều đó.
Dần dần khi trưởng thành, chúng sẽ luôn ngại ngùng khi bày tỏ ý kiến hay tâm sự những câu chuyện buồn vui với người lớn. Chúng sẽ nghĩ rằng những câu chuyện của mình chỉ là những câu chuyện tầm thường và không đáng được quan tâm. Điều này sẽ ngăn cản đứa trẻ bộc lộ khả năng trong học tập cũng như xây dựng sự nghiệp thành công.
Những điều chúng ta nghe từ cha mẹ khi còn nhỏ có thể sẽ được lưu trữ trong vùng ký ức của chúng ta mãi mãi.
5. Con muốn quá nhiều
" Con sẽ xoay sở thế nào chứ", "Con đòi hỏi quá nhiều"... là cụm từ cha mẹ hay thốt ra khi con nói về những kế hoạch của chúng. Cách nói này khiến bọn trẻ quên đi ước mơ và mong muốn của mình - không phải vì con không thể thực hiện mà vì cha mẹ cho rằng không cần thiết.
Dần dần, đứa trẻ ngừng ước mơ vì nghĩ mọi thứ sẽ không bao giờ thành hiện thực. Thay vì ấp ủ được tặng một con búp bê dưới cây thông Noel, họ sẽ nhận được một chiếc áo len. Thay vì ăn nhẹ bên ngoài, mẹ sẽ nói "Ăn ở nhà thôi" (ngay cả khi tiền không phải vấn đề của gia đình". "Vì sao hở mẹ?". "Vì mẹ quyết định như vậy - đó là lý do tại sao".
6. "Sao con làm lại hỏng vậy, để đấy cha/mẹ làm cho mà xem"
Con bạn cần phải tự mình hoàn thành nhiệm vụ. Con sẽ cảm thấy hạnh phúc nhường nào khi nhìn thấy thành quả bản thân đạt được và trở nên tự tin hơn. Nhiều cha mẹ thể hiện tình yêu thương với con bằng cách thay con làm mọi việc. Tuy nhiên, chính điều này khiến con bạn đánh mất cơ hội học được kỹ năng sống và khả năng làm việc độc lập. Sau tất cả lại khiến con sinh ra suy nghĩ: "Bản thân không có năng lực".
Thay vì ôm lấy tất cả công việc, hãy chia nhỏ chúng ra thành các phần việc phù hợp với sức của con. Khi trẻ được tham gia vào công việc chung của gia đình, chúng sẽ trở nên sống có trách nhiệm và tự tin vào bản thân.
7. Cha/mẹ cần yên tĩnh!
Nếu cha mẹ luôn phớt lờ con mình, chúng sẽ nghĩ rằng bản thân chẳng có ích lợi gì vì năm lần bảy lượt nhờ phụ huynh giúp đỡ hay cho lời khuyên đều chẳng được đáp lại. Khi trẻ không được quan tâm đầy đủ, chúng sẽ không có khả năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với cha mẹ khi lớn lên.
Nếu bạn không thể chú ý đến con ngay, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn vài phút để hoàn thành những việc đang làm dang dở.
Có những lời yêu thương hướng con cái trở thành những người tốt đẹp hơn, trong khi đó lại có những lời nói khiến trẻ hoài nghi về bản thân. Ảnh minh hoạ
8. Con có thể làm tốt hơn thế
Cha mẹ luôn là những người đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, nhưng điều này lại luôn có hai mặt. Việc người lớn quên đi lời khen cho những thành tích, nỗ lực của trẻ sẽ khiến đứa trẻ luôn chạy trong vòng đua theo lý tưởng mà bố mẹ kỳ vọng vào mình.
Và tất nhiên, chúng sẽ khó tránh khỏi tình trạng căng thẳng vì phía trước luôn có điều khiến họ phải phấn đấu không ngừng. Những đứa trẻ này thường cảm thấy mệt mỏi khi quay cuồng trong tham vọng của người khác.
9. Thật xấu hổ vì con!
Con bạn có thể vẫn còn quá nhỏ để hiểu thế nào là xấu hổ. Cụm từ sáo rỗng này không giải thích cho đứa trẻ biết tại sao việc chúng làm lại sai. Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xấu hổ có thể khiến trẻ trở nên hung hăng hơn.
Cố gắng giải thích cho con bạn những gì sai trong hành vi của chúng và cách tránh điều đó trong tương lai.
10. Con sẽ chẳng làm nên việc gì
Bố mẹ không tin tưởng sẽ ảnh hưởng lớn đến lòng tự trọng của con. "Ai sẽ tin tôi nếu cha mẹ tôi nghĩ con không có khả năng gì?".
Nếu bạn tiếp tục áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ con một cách thường xuyên, chúng sẽ hằn trong đầu nếp nghĩ: "Mình có điều gì đó không ổn". Đã có rất nhiều người mất nhiều năm để trị liệu mới vượt qua được cảm giác này.
Ở tuổi trưởng thành, cha mẹ càng không tin, con sẽ thường hành xử theo cách ngược lại. Hoặc là chúng sẽ bỏ cuộc trước mà không cố gắng đạt được điều gì (vì tin được lập trình để thất bại) hoặc chúng dành cả cuộc đời để chứng minh cha mẹ đã sai.
1. Trong nhà này con chẳng có cái gì hết
Một số phụ huynh tin con sẽ không có nhân cách riêng cho đến khi chúng có thể tự trang trải tài chính. Vì vậy, trước khi đứa trẻ làm ra tiền, họ phớt lờ ý kiến, cảm xúc và nhu cầu của con.
Quan niệm một người sẽ không là ai cho đến khi họ tự kiếm tiền đã sản sinh ra một thế hệ nghiện công việc.
Những đứa trẻ từ thời thơ ấu đã thấm nhuần suy nghĩ không có gì trong ngôi nhà của cha mẹ là của mình sẽ không bao giờ có cảm giác an toàn. Tuổi thơ của chúng bị đánh cắp, trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi vì cảm giác tội lỗi, xấu hổ và lòng tự trọng bị tổn thương.
Thái độ như vậy sẽ khiến một thiếu niên muốn nhanh chóng rời xa cha mẹ. Dù chỉ có một căn phòng nhỏ, thiếu thốn, thậm chí ở ký túc xá, chúng vẫn ảo tưởng đó là nơi "riêng" của mình. Khi đó, họ sẽ lao vào làm việc để kiếm tiền vì đó là cách duy nhất để cảm thấy có ý nghĩa.
Đôi lúc chính cha mẹ không nhận ra rằng cách hành xử của mình lại làm hỏng tương lai của con.
2. Việc này dễ thế mà con cũng không làm được à?
Cha mẹ có thể dễ dàng giải quyết một công việc nhưng công việc ấy có thể khiến con phải vật lộn hàng giờ. Lúc đó, nhiều người thường nói: "Quá đơn giản, con có thể làm được mà". Dù biết câu nói này là nhằm mục đích khích lệ con nỗ lực hơn nhưng bạn có bao giờ nghĩ theo hướng ngược lại.
Con bạn sẽ cho rằng: "Việc đơn giản thế này mà mình không làm được, thôi thì mặc kệ vậy". Suy nghĩ này sẽ dễ khiến con bạn chán nản và muốn bỏ cuộc.
3. Mau lên!
Khi bạn thúc ép con mình làm mọi việc nhanh hơn, bạn sẽ khiến chúng căng thẳng và lo sợ vì nghĩ rằng bản thân sẽ đến muộn hoặc bỏ lỡ điều gì đó. Cố gắng biến đổi câu nói theo cách thoải mái hơn.
4. Người lớn đang nói chuyện, con ra chỗ khác
Đối với nhiều bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ ngây thơ, không quan trọng chúng bao nhiêu tuổi, dù là 5 hay 15 tuổi. Họ cho rằng con không thể trò chuyện nghiêm túc với người lớn và việc chúng bày tỏ quan điểm cá nhân về bất cứ điều gì cũng là quá sớm. Những cha mẹ này không coi con họ là một cá thể riêng và đứa trẻ cũng cảm nhận được điều đó.
Dần dần khi trưởng thành, chúng sẽ luôn ngại ngùng khi bày tỏ ý kiến hay tâm sự những câu chuyện buồn vui với người lớn. Chúng sẽ nghĩ rằng những câu chuyện của mình chỉ là những câu chuyện tầm thường và không đáng được quan tâm. Điều này sẽ ngăn cản đứa trẻ bộc lộ khả năng trong học tập cũng như xây dựng sự nghiệp thành công.
Những điều chúng ta nghe từ cha mẹ khi còn nhỏ có thể sẽ được lưu trữ trong vùng ký ức của chúng ta mãi mãi.
5. Con muốn quá nhiều
" Con sẽ xoay sở thế nào chứ", "Con đòi hỏi quá nhiều"... là cụm từ cha mẹ hay thốt ra khi con nói về những kế hoạch của chúng. Cách nói này khiến bọn trẻ quên đi ước mơ và mong muốn của mình - không phải vì con không thể thực hiện mà vì cha mẹ cho rằng không cần thiết.
Dần dần, đứa trẻ ngừng ước mơ vì nghĩ mọi thứ sẽ không bao giờ thành hiện thực. Thay vì ấp ủ được tặng một con búp bê dưới cây thông Noel, họ sẽ nhận được một chiếc áo len. Thay vì ăn nhẹ bên ngoài, mẹ sẽ nói "Ăn ở nhà thôi" (ngay cả khi tiền không phải vấn đề của gia đình". "Vì sao hở mẹ?". "Vì mẹ quyết định như vậy - đó là lý do tại sao".
6. "Sao con làm lại hỏng vậy, để đấy cha/mẹ làm cho mà xem"
Con bạn cần phải tự mình hoàn thành nhiệm vụ. Con sẽ cảm thấy hạnh phúc nhường nào khi nhìn thấy thành quả bản thân đạt được và trở nên tự tin hơn. Nhiều cha mẹ thể hiện tình yêu thương với con bằng cách thay con làm mọi việc. Tuy nhiên, chính điều này khiến con bạn đánh mất cơ hội học được kỹ năng sống và khả năng làm việc độc lập. Sau tất cả lại khiến con sinh ra suy nghĩ: "Bản thân không có năng lực".
Thay vì ôm lấy tất cả công việc, hãy chia nhỏ chúng ra thành các phần việc phù hợp với sức của con. Khi trẻ được tham gia vào công việc chung của gia đình, chúng sẽ trở nên sống có trách nhiệm và tự tin vào bản thân.
7. Cha/mẹ cần yên tĩnh!
Nếu cha mẹ luôn phớt lờ con mình, chúng sẽ nghĩ rằng bản thân chẳng có ích lợi gì vì năm lần bảy lượt nhờ phụ huynh giúp đỡ hay cho lời khuyên đều chẳng được đáp lại. Khi trẻ không được quan tâm đầy đủ, chúng sẽ không có khả năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với cha mẹ khi lớn lên.
Nếu bạn không thể chú ý đến con ngay, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn vài phút để hoàn thành những việc đang làm dang dở.
Có những lời yêu thương hướng con cái trở thành những người tốt đẹp hơn, trong khi đó lại có những lời nói khiến trẻ hoài nghi về bản thân. Ảnh minh hoạ
8. Con có thể làm tốt hơn thế
Cha mẹ luôn là những người đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, nhưng điều này lại luôn có hai mặt. Việc người lớn quên đi lời khen cho những thành tích, nỗ lực của trẻ sẽ khiến đứa trẻ luôn chạy trong vòng đua theo lý tưởng mà bố mẹ kỳ vọng vào mình.
Và tất nhiên, chúng sẽ khó tránh khỏi tình trạng căng thẳng vì phía trước luôn có điều khiến họ phải phấn đấu không ngừng. Những đứa trẻ này thường cảm thấy mệt mỏi khi quay cuồng trong tham vọng của người khác.
9. Thật xấu hổ vì con!
Con bạn có thể vẫn còn quá nhỏ để hiểu thế nào là xấu hổ. Cụm từ sáo rỗng này không giải thích cho đứa trẻ biết tại sao việc chúng làm lại sai. Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xấu hổ có thể khiến trẻ trở nên hung hăng hơn.
Cố gắng giải thích cho con bạn những gì sai trong hành vi của chúng và cách tránh điều đó trong tương lai.
10. Con sẽ chẳng làm nên việc gì
Bố mẹ không tin tưởng sẽ ảnh hưởng lớn đến lòng tự trọng của con. "Ai sẽ tin tôi nếu cha mẹ tôi nghĩ con không có khả năng gì?".
Nếu bạn tiếp tục áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ con một cách thường xuyên, chúng sẽ hằn trong đầu nếp nghĩ: "Mình có điều gì đó không ổn". Đã có rất nhiều người mất nhiều năm để trị liệu mới vượt qua được cảm giác này.
Ở tuổi trưởng thành, cha mẹ càng không tin, con sẽ thường hành xử theo cách ngược lại. Hoặc là chúng sẽ bỏ cuộc trước mà không cố gắng đạt được điều gì (vì tin được lập trình để thất bại) hoặc chúng dành cả cuộc đời để chứng minh cha mẹ đã sai.