10 năm Apple "đốt" 10 tỷ USD làm xe điện nhưng nhận lại cái kết đắng

tran hương

Well-known member
Sau 10 năm nghiên cứu phát triển và tốn khoảng 10 tỷ USD, Apple bất ngờ chấm dứt dự án đặc biệt và từ bỏ giấc mơ xe điện của mình.

10 năm Apple đốt 10 tỷ USD làm xe điện nhưng nhận lại cái kết đắng

10 năm "đốt" 10 tỷ USD
Đầu năm 2020, các giám đốc điều hành cấp cao của Apple đã tập trung tại Arizona (Mỹ) để ngồi thử phiên bản mới nhất của chiếc xe mà gã khổng lồ công nghệ này đã cố gắng chế tạo trong nhiều năm.
Nguyên mẫu là một chiếc xe tải nhỏ màu trắng với các cạnh tròn, mái hoàn toàn bằng kính, cửa trượt và lốp xe màu trắng, được thiết kế để có chỗ ngồi thoải mái cho 4 người.
Kế hoạch của "nhà táo" là chiếc xe sẽ được tung ra thị trường khoảng 5 năm sau với màn hình TV khổng lồ, hệ thống âm thanh mạnh mẽ và cửa sổ tự điều chỉnh tông màu. Quan trọng nhất, Bread Loaf sẽ tự lái hoàn toàn bằng máy tính.
Tại sa mạc Arizona, Giám đốc điều hành Tim Cook, Giám đốc vận hành Jeff Williams và các thành viên cấp cao trong nhóm thiết kế của Apple đã ngồi trên chiếc xe thử nghiệm này.
Năm tiếp theo, Doug Field, người đứng đầu dự án ô tô, rời Apple để tiếp quản mảng kỹ thuật phần mềm và xe điện tại Ford Motor. Dưới sự kế nhiệm của Field, Kevin Lynch, người cũng điều hành nhóm phần mềm đồng hồ thông minh của Apple, thiết kế của ô tô tiếp tục phát triển.
10 năm Apple đốt 10 tỷ USD làm xe điện nhưng nhận lại cái kết đắng - 1

Một ý tưởng về xe hơi Apple Car (Ảnh: Car Passion).
Trong thập kỷ qua, công ty đã nỗ lực thực hiện ít nhất 5 thiết kế chính khác nhau, thuê các kỹ sư và nhà thiết kế chỉ để rồi sau đó sa thải họ.
Chương trình ô tô tiêu tốn trung bình khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Chưa kể, các nhóm bên ngoài phụ trách chip, cảm biến camera, dịch vụ đám mây và phần mềm sẽ tốn thêm chi phí hàng trăm triệu USD cho chương trình này. Như vậy Apple đã "đốt" ít nhất 10 tỷ USD vào dự án này và dự án đã chính thức phá sản.
Các chuyên gia cho rằng "thất bại" của Apple là do khó khăn kỹ thuật to lớn của mục tiêu xe tự lái, cũng như tình hình kinh tế khó khăn của ngành kinh doanh ô tô. Ở cấp cao nhất của công ty, dự án cũng là một thất bại trong việc giải quyết một việc và thực hiện việc đó.
Reilly Brennan, đối tác của quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ vận tải Trucks VC cho biết: "Có rất nhiều con đường bạn có thể đi khi sở hữu nhiều nhân tài thông minh và ngân sách rất lớn. Nhưng Apple chưa bao giờ có khả năng đưa ra nhiều quyết định cụ thể để dẫn dắt họ bằng cách này hay cách khác".
Cố gắng tìm "cỗ máy in tiền" tiếp theo
Trong quý I năm tài chính 2024, iPhone vẫn đang mang lại nhiều doanh thu cho Apple nhất với 58%, trong khi đó doanh thu của iPad chỉ chiếm 6%. Bên cạnh đó, doanh thu lớn thứ hai đến từ các dịch vụ của Apple như App Store, Apple TV+…
Sau sự kiện ra mắt dòng iPhone 15 mới nhất, doanh thu quý vừa qua của iPhone đạt 69,7 tỷ USD, cũng là con số doanh thu cao thứ hai từ năm 2019 đến nay. Dù iPhone có sự tăng trưởng đáng chú ý ở nhiều thị trường đang phát triển nhưng các chuyên gia cho rằng một số thị trường đã phát triển của iPhone đã có dấu hiệu bão hòa.
Ngoài ra, kinh doanh iPhone mang tính thời vụ cao vì mỗi năm Apple đều cho ra mắt dòng iPhone mới vào khoảng tháng 9 nên doanh thu sẽ có sự bùng nổ trong mùa lễ hội và mua sắm cuối năm, sau đó giảm dần.
Doanh số bán hàng của iPhone đã giảm vào năm ngoái, trong khi các sản phẩm mới hơn như đồng hồ và AirPods, tuy có lãi nhưng cũng không đáng kể.
Còn Vision Pro, hiện chưa chuyên gia nào đưa ra nhận định về sản phẩm mới này. Rõ ràng, Apple đang tìm kiếm điều lớn lao tiếp theo và dường như họ chưa chắc chắn về việc làm thế nào để đạt được tham vọng đó.
Theo một giám đốc điều hành lâu năm của Apple, ô tô bị nhiều người trong công ty coi là một sản phẩm thiếu sáng tạo cần được chấm dứt ngay lập tức.
10 năm Apple đốt 10 tỷ USD làm xe điện nhưng nhận lại cái kết đắng - 2

Tim Cook, CEO Apple tại sự kiện ra mắt iPhone 15 (Ảnh: Reuters).
Là công ty trị giá 2.600 tỷ USD, Apple có lịch sử đặt cược cực kỳ tham vọng và có thành tích tạo ra những đột phá mang tính cách mạng cho toàn ngành. Tuy nhiên, đã khá lâu rồi họ không đạt được thành tích tương tự.
Steve Jobs là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về ô tô tại Apple. Vào cuối những năm 2000, trong một tuyên bố hoành tráng, người đồng sáng lập và CEO của công ty đã tuyên bố nội bộ rằng Apple nên có những công nghệ vượt trội trong tất cả các không gian mà mọi người dành thời gian: Ở nhà, tại nơi làm việc và khi đang di chuyển.
"Chúng tôi đã thảo luận về chiếc Volkswagen Beetle mới của thế hệ này. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi các công ty ô tô của Mỹ đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã định mua lại General Motors", Tony Fadell, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật thiết bị di động dưới thời Jobs, nhớ lại.
Kế hoạch đó nhanh chóng bị loại bỏ, một phần vì Apple nhận định chiếc xe sẽ có giao diện xấu và một phần vì cần phải tập trung vào iPhone. Nhưng đến năm 2014, để tìm kiếm nguồn doanh thu hàng trăm tỷ USD mới, Tim Cook lại bắt đầu tập trung vào ô tô.
Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực ô tô thấp hơn nhiều so với lĩnh vực điện tử tiêu dùng nhưng với những người ủng hộ, ý tưởng thâm nhập thị trường ô tô có tiềm năng. Họ cho rằng ô tô có thể là một ví dụ nữa về việc Apple thâm nhập thị trường muộn nhưng sau đó vẫn đánh bại mọi đối thủ.
Bất ngờ chấm dứt tất cả
Vào tối 26/2, khoảng 2.000 nhân viên của nhóm dự án đặc biệt của Apple đã nhận được email thông báo về một cuộc họp toàn thể. Sáng ngày hôm sau, khi các nhân viên tập trung tại phòng họp và họ được thông báo rằng dự án này sẽ kết thúc ngay lập tức.
Một số nhân viên sẽ ngay lập tức được chuyển sang bộ phận AI của Apple và một số sẽ chuyển sang công nghệ phần mềm. Tuy nhiên, hàng trăm kỹ sư chuyên về ô tô, kỹ thuật viên đường thử, người thử nghiệm ô tô tự lái và chuyên gia an toàn ô tô, đã nhận được email kèm theo gói trợ cấp thôi việc.
Ít người biết rằng, trước khi phác thảo ra những thiết kế của riêng mình, Apple đã cân nhắc việc mua lại Tesla. Vào thời điểm đó, thành công của nhà sản xuất ô tô điện vẫn chưa được đảm bảo và giá trị của họ chưa đến 30 tỷ USD, tức chỉ bằng 1/20 giá trị hiện nay.
Adrian Perica, người đứng đầu bộ phận phát triển doanh nghiệp của Apple, đã tổ chức một loạt cuộc gặp với Elon Musk. Tuy nhiên, Tim Cook đã chấm dứt thương vụ này trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Giám đốc tài chính của Apple, Luca Maestri, trước đây là Giám đốc tài chính của General Motors ở châu Âu, lập luận rằng tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành ô tô là điều mà công ty công nghệ không thể dễ dàng vượt qua.
Dù ý tưởng mua Tesla bị gạt đi nhưng tham vọng vẫn không hề biến mất. Apple bắt đầu tuyển nhân sự lần đầu tiên vào năm 2015, mục tiêu là có thể đưa sản phẩm nào đó ra thị trường vào năm 2020.
10 năm Apple đốt 10 tỷ USD làm xe điện nhưng nhận lại cái kết đắng - 3

Apple buộc phải từ bỏ giấc mơ xe điện (Ảnh: Bloomberg).
Trong suốt phần lớn quá trình, Apple tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ đối tác. Musk thậm chí có lúc công khai gọi Apple là "nghĩa địa Tesla" chứa đầy những kỹ sư mà ông đã sa thải.
Vài năm sau, Elon Musk cố gắng bắt đầu lại các cuộc đàm phán với Cook khi Tesla đang gặp khó khăn trong việc chế tạo Model 3. Nhưng sau đó, Musk đã nói rằng ông sẽ không bao giờ gặp Tim Cook nữa.
Cuộc đàm phán với Mercedes-Benz tiến triển hơn một chút. Trong vài tháng, Apple và nhà sản xuất ô tô Đức đã tích cực hợp tác xây dựng mối quan hệ đối tác tương tự như ý tưởng của Tesla, nhưng có một chút thay đổi.
Mercedes sẽ sản xuất xe của Apple, đồng thời cũng sẽ bán ô tô của riêng mình với nền tảng tự lái và giao diện người dùng của Apple. Những người liên quan đến thương vụ cho biết, Apple cuối cùng đã rút lui, một phần vì công việc ban đầu khiến các giám đốc điều hành của họ tin tưởng rằng họ có thể tự mình chế tạo một chiếc ô tô.
 
Bên trên