nhatlinh2000
Well-known member
Nhiều thực phẩm rất bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây ngộ độc, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Sử dụng thực phẩm không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: SHVETS production/Pixels.
Từ đậu phộng (lạc), khoai tây, các loại hạt tới một số loại hải sản, kẹo hay sữa đều có thể chứa chất nguy hiểm, gây ngộ độc nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc tiêu thụ với số lượng lớn.
Đậu phộng
Trong tất cả các loại dị ứng thức ăn, dị ứng với lạc thường có biểu hiện nặng nề nhất. Lạc có thể gây dị ứng mạnh ngay trong lần sử dụng đầu tiên.
Triệu chứng ngứa ran ở môi khi tiếp xúc với lạc là dấu hiệu cảnh báo của phản ứng mạnh có thể xảy ra. Trong một số ít trường hợp, chỉ cần hít phải mùi lạc hoặc tiếp xúc da tối thiểu, thậm chí là hôn nhau cũng có thể dẫn tới dị ứng lạc.
Người dị ứng lạc cũng thường dị ứng với các loại hạt cây như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười...
Ảnh: Pinterest.
Khoai tây
Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy, người sử dụng cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao, chúng ta nên tránh.
Ảnh: Wallpapercrafter.
Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm. Nếu ăn với lượng ít có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng có thể gặp vấn đề về thần kinh, tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, nôn, thậm chí tử vong.
Bên cạnh khoai tây mọc mầm hay có màng màu xanh, chúng ta cũng cần lưu ý những củ để lâu, có vết thối, thâm, héo cũng không nên sử dụng để tránh ngộ độc.
Hạt anh đào
Anh đào là trái cây phổ biến rất ngon và có lợi cho sức khỏe nhưng hạt của nó lại gây độc.
Theo Trung tâm Ngộ độc Missouri (Mỹ), hạt anh đào chứa nhiều glycoside cyanogen. Hợp chất này có thể gây tử vong nếu ăn với liều lượng lớn.
Mặc dù ngộ độc bởi hạt anh đào là cực hiếm, bạn cần phải nhai nhiều hạt mới đủ liều gây tử vong song vẫn nên loại bỏ hạt trước khi ăn hoặc cắt quả anh đào.
Ảnh: Garden.eco.
Hạnh nhân đắng
Loại thực phẩm này có mùi hương quyến rũ, nhưng khi ăn chúng ở dạng thô có thể gây tử vong. Những hạt này chứa chất độc xyanua, nếu ăn phải 12 hạt hạnh nhân đắng có thể khiến cơ thể hấp thụ đủ liều lượng xyanua, từ đó có khả năng giết chết một người trưởng thành.
Chúng cần trải qua quá trình xử lý nhiệt chuyên dụng (không chỉ là nướng bằng lò nướng thông thường của bạn) để loại bỏ độc tố.
Ảnh: Karolina Grabowska/Pixels.
Mật ong
Ít người biết mật ong tự nhiên chứa một độc tố có tên gọi là pyrrolizidine alkaloids, phải trải qua một quá trình thanh trùng để loại bỏ độc tố này.
Nếu mật ong không được tiệt trùng đúng cách, ăn mật ong có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, suy nhược và nôn mửa và sử dụng quá nhiều có thể gây tử vong.
Ảnh: Pixabay.
Giá đỗ
Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30-35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.
Ảnh: Milada Vigerova/Unsplash.
Bạch tuộc sống
Sannakji (bạch tuộc sống) là món ăn thách thức nhiều thực khách. Đôi khi người ăn lại thích cảm giác mạnh, họ sẽ để nguyên một con bạch tuộc còn sống cho vào miệng nhai.
Đã có nhiều trường hợp tử vong khi không nhai kỹ các xúc tu của bạch tuộc vẫn còn hoạt động mạnh, khiến chúng bám vào cổ họng, khoang miệng hoặc lưỡi gây ngạt thở.
Ảnh: Pyeongtaek Insight.
Động vật có vỏ sống
Hàu và động vật có vỏ khác có thể chứa virus và vi khuẩn. Hàu sống hoặc chưa nấu chín chứa vi khuẩn Vibrio, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hàu được thu hoạch từ vùng nước bị ô nhiễm có thể chứa virus Noro, gây nôn mửa và tiêu chảy. Để tránh ngộ độc thực phẩm, hãy nấu chín các loại hải sản trước khi ăn.
Ảnh: Yukiko Kanada/Unsplash.
Sữa tươi (chưa tiệt trùng)
Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể mang vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Chúng chứa các vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Listeria và Salmonella.
Trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương cũng dễ mắc bệnh khi sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ chúng như phô mát thô.
Ảnh: Shorrocks/iStock.
Marshmallow
Trò chơi phổ biến có tên Chubby Bunny yêu cầu người tham gia nhét càng nhiều kẹo dẻo vào miệng càng tốt. Mặc dù mang cái tên khá dễ thương nhưng sự thực Chubby Bunny Challenge là một trò chơi khá nguy hiểm bởi nó dễ khiến bạn bị nghẹn do kẹo dẻo tắc trong cổ họng dẫn đến khó thở.
Sau khi ghi nhận được 2 trường hợp tử vong trong khi chơi trò này, độ phủ sóng của nó cũng trở nên nhỏ dần và không còn nhận được sự quan tâm của cộng đồng nữa.
Ảnh: Eiliv Aceron/Unsplash.
Sử dụng thực phẩm không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: SHVETS production/Pixels.
|
Sử dụng thực phẩm không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: SHVETS production/Pixels. |
Đậu phộng
Trong tất cả các loại dị ứng thức ăn, dị ứng với lạc thường có biểu hiện nặng nề nhất. Lạc có thể gây dị ứng mạnh ngay trong lần sử dụng đầu tiên.
Triệu chứng ngứa ran ở môi khi tiếp xúc với lạc là dấu hiệu cảnh báo của phản ứng mạnh có thể xảy ra. Trong một số ít trường hợp, chỉ cần hít phải mùi lạc hoặc tiếp xúc da tối thiểu, thậm chí là hôn nhau cũng có thể dẫn tới dị ứng lạc.
Người dị ứng lạc cũng thường dị ứng với các loại hạt cây như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười...
Ảnh: Pinterest.
|
Ảnh: Pinterest. |
Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy, người sử dụng cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao, chúng ta nên tránh.
Ảnh: Wallpapercrafter.
|
Ảnh: Wallpapercrafter. |
Bên cạnh khoai tây mọc mầm hay có màng màu xanh, chúng ta cũng cần lưu ý những củ để lâu, có vết thối, thâm, héo cũng không nên sử dụng để tránh ngộ độc.
Hạt anh đào
Anh đào là trái cây phổ biến rất ngon và có lợi cho sức khỏe nhưng hạt của nó lại gây độc.
Theo Trung tâm Ngộ độc Missouri (Mỹ), hạt anh đào chứa nhiều glycoside cyanogen. Hợp chất này có thể gây tử vong nếu ăn với liều lượng lớn.
Mặc dù ngộ độc bởi hạt anh đào là cực hiếm, bạn cần phải nhai nhiều hạt mới đủ liều gây tử vong song vẫn nên loại bỏ hạt trước khi ăn hoặc cắt quả anh đào.
Ảnh: Garden.eco.
|
Ảnh: Garden.eco. |
Loại thực phẩm này có mùi hương quyến rũ, nhưng khi ăn chúng ở dạng thô có thể gây tử vong. Những hạt này chứa chất độc xyanua, nếu ăn phải 12 hạt hạnh nhân đắng có thể khiến cơ thể hấp thụ đủ liều lượng xyanua, từ đó có khả năng giết chết một người trưởng thành.
Chúng cần trải qua quá trình xử lý nhiệt chuyên dụng (không chỉ là nướng bằng lò nướng thông thường của bạn) để loại bỏ độc tố.
Ảnh: Karolina Grabowska/Pixels.
|
Ảnh: Karolina Grabowska/Pixels. |
Ít người biết mật ong tự nhiên chứa một độc tố có tên gọi là pyrrolizidine alkaloids, phải trải qua một quá trình thanh trùng để loại bỏ độc tố này.
Nếu mật ong không được tiệt trùng đúng cách, ăn mật ong có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, suy nhược và nôn mửa và sử dụng quá nhiều có thể gây tử vong.
Ảnh: Pixabay.
|
Ảnh: Pixabay. |
Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30-35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.
Ảnh: Milada Vigerova/Unsplash.
|
Ảnh: Milada Vigerova/Unsplash. |
Sannakji (bạch tuộc sống) là món ăn thách thức nhiều thực khách. Đôi khi người ăn lại thích cảm giác mạnh, họ sẽ để nguyên một con bạch tuộc còn sống cho vào miệng nhai.
Đã có nhiều trường hợp tử vong khi không nhai kỹ các xúc tu của bạch tuộc vẫn còn hoạt động mạnh, khiến chúng bám vào cổ họng, khoang miệng hoặc lưỡi gây ngạt thở.
Ảnh: Pyeongtaek Insight.
|
Ảnh: Pyeongtaek Insight. |
Hàu và động vật có vỏ khác có thể chứa virus và vi khuẩn. Hàu sống hoặc chưa nấu chín chứa vi khuẩn Vibrio, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hàu được thu hoạch từ vùng nước bị ô nhiễm có thể chứa virus Noro, gây nôn mửa và tiêu chảy. Để tránh ngộ độc thực phẩm, hãy nấu chín các loại hải sản trước khi ăn.
Ảnh: Yukiko Kanada/Unsplash.
|
Ảnh: Yukiko Kanada/Unsplash. |
Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể mang vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Chúng chứa các vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Listeria và Salmonella.
Trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương cũng dễ mắc bệnh khi sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ chúng như phô mát thô.
Ảnh: Shorrocks/iStock.
|
Ảnh: Shorrocks/iStock. |
Trò chơi phổ biến có tên Chubby Bunny yêu cầu người tham gia nhét càng nhiều kẹo dẻo vào miệng càng tốt. Mặc dù mang cái tên khá dễ thương nhưng sự thực Chubby Bunny Challenge là một trò chơi khá nguy hiểm bởi nó dễ khiến bạn bị nghẹn do kẹo dẻo tắc trong cổ họng dẫn đến khó thở.
Sau khi ghi nhận được 2 trường hợp tử vong trong khi chơi trò này, độ phủ sóng của nó cũng trở nên nhỏ dần và không còn nhận được sự quan tâm của cộng đồng nữa.
Ảnh: Eiliv Aceron/Unsplash.
|
Ảnh: Eiliv Aceron/Unsplash. |