Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Chùa Một Cột, Tam Chúc hay Tòa thánh Tây Ninh được tạp chí du lịch Anh gợi ý cho du khách nhờ phong cách kiến trúc đẹp và mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
3
11 điểm đến tôn giáo đẹp nhất Việt Nam do tạp chí Wanderlust của Anh chọn và gợi ý cho du khách vào giữa tháng 3. Theo tạp chí, các công trình thể hiện được đời sống văn hóa trong tôn giáo, có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa Việt Nam với Ấn Độ, Trung Quốc, trong đó có một số là Di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Chùa Thiên Mụ, TP Huế
Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ hướng ra sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Khuôn viên chùa có tháp Phước Duyên cao 21 m, gồm 7 tầng. Xung quanh tháp có năm nhà bia và một nhà chuông trưng bày Đại hồng chung. Bên trái chùa là bia đá cẩm thạch khắc bài văn của chúa Nguyễn Phúc Chu từ 400 năm trước, bia được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng trên cùng một tuyến đường. Ảnh: Võ Thạnh
Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và Hội An 40 km. Quần thể đền tháp Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện vào năm 1885. Mười năm sau, nhà khảo cổ Camille Paris đã tới đây phát quang và tìm hiểu lần đầu tiên.
Thánh địa Mỹ Sơn có kết cấu mỗi cụm gồm đền thờ chính, bao quanh là những ngôi tháp nhỏ. Đền chính tượng trưng cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Shiva. Kiến trúc ở đây được chia làm 6 phong cách như cổ, Hòa Lai, Đông Dương, Mỹ Sơn, Po Nagar và phong cách Bình Định. Các họa tiết thường gặp là hoa lá, động vật như voi hoặc sư tử, Kala - Makara (biểu tượng của người Chăm Pa), hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công, chư thiên đứng hộ trì hay thủy quái Makara. Ảnh: Tuấn Đào
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích ở Hà Nội, hiện được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám cạnh Văn Miếu và được xem là đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của tinh thần hiếu học, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc. Đây cũng là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
Chùa Hương, Hà Nội
Chùa nằm bên sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 70 km về phía tây nam. Trong quần thể chùa có động Hương Tích được biết đến với danh xưng Nam thiên đệ nhất động (động đẹp nhất trời Nam).
Động được phát hiện vào thế kỷ XI và trở thành nơi thờ Phật từ năm 1987. Bên trong động đặt tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn, cùng hàng vạn nhũ đá nhiều hình dạng. Theo thuyết phong thủy, động Hương Tích được ví như rồng há miệng nhả ngọc.
Mùa hành hương tại chùa diễn ra từ giữa tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng nghìn người đổ về dâng hương, cầu nguyện. Ảnh: Ngọc Thành
Chùa Ngọc Hoàng, TP HCM
Chùa nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1 với diện tích hơn 2.000 m2 do người Hoa xây dựng để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế từ đầu thế kỷ XX. Chùa được nhiều người dân TP HCM đến viếng thăm, cầu làm ăn thuận lợi, bình an, và con cái. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994.
Chùa là nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm hồi tháng 5/2016. Ảnh: Trần Quỳnh
Đài tưởng niệm Thích Quảng Đức, TP HCM
Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên khai sinh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897. Vào ngày 11/6/1963, ông đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám) ở Sài Gòn, nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Hình ảnh hòa thượng tự thiêu trước sự chứng kiến của nhiều người dân được nhiếp ảnh gia Malcolm Browne ghi lại, gây chấn động thế giới và giành giải Ảnh báo chí thế giới của năm.
Tượng Thích Quảng Đức được tạc giữa những đường nét lửa bao quanh như một mandala. Nhiều phật tử vẫn thường ghé thăm, thắp hương và dâng hoa dưới chân tượng. Chiếc xe chở Hòa thượng đến nơi tự thiêu hiện đang được trưng bày tại chùa Thiên Mụ, TP Huế. Ảnh: Thanh Tùng
Chùa Tam Chúc, Hà Nam
Khu du lịch Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách TP Phủ Lý khoảng 12 km.
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "tiền lục nhạc - hậu thất tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía tây nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía tây, hướng ra hồ Tam Chúc (hồ Lục Nhạc) - nơi được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn".
Có ba báu vật ở trong chùa là Cây bồ đề (nằm trong khuôn viên điện Tam Thế), được chiết từ "Cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường" ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka. Hai báu vật còn lại là Thiên thạch Mặt Trăng và Vạc Đồng. Ảnh: Khu du lịch Tam Chúc
Dinh Vạn Thủy Tú, Bình Thuận
Dinh nằm ở đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, Vạn Thủy Tú được xây dựng vào năm 1762, mặt quay về biển Đông và là nơi cá Ông dài 22 m trôi dạt vào. Theo tín ngưỡng của người dân vùng biển, nơi đây thờ thần Nam Hải nhằm thể hiện sự biết ơn cá Ông che chở ngư dân khi mưu sinh ngoài biển lớn.
Chánh điện trong dinh có bàn thờ thần Nam Hải, Ngọc lân cự tộc (các vị thần cá Voi) và thủy tổ nghề biển. Phía sau là tẩm thờ lưu giữ hơn 100 bộ xương cốt cá Ông xếp thành từng lớp. Trong đó, hàng chục bộ xương lớn có niên đại trên 200 năm.
Khu thờ tự lưu giữ nhiều hiện vật, đồ khí tự có giá trị lịch sử. Ngoài 24 sắc phong của các vua triều Nguyễn, dinh còn có di sản văn hóa Hán - Nôm, hoành phi và câu đối khắc trên chuông đồng hơn 140 năm. Ảnh: Khánh Bằng.
3

11 điểm đến tôn giáo đẹp nhất Việt Nam do tạp chí Wanderlust của Anh chọn và gợi ý cho du khách vào giữa tháng 3. Theo tạp chí, các công trình thể hiện được đời sống văn hóa trong tôn giáo, có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa Việt Nam với Ấn Độ, Trung Quốc, trong đó có một số là Di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Chùa Thiên Mụ, TP Huế
Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ hướng ra sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Khuôn viên chùa có tháp Phước Duyên cao 21 m, gồm 7 tầng. Xung quanh tháp có năm nhà bia và một nhà chuông trưng bày Đại hồng chung. Bên trái chùa là bia đá cẩm thạch khắc bài văn của chúa Nguyễn Phúc Chu từ 400 năm trước, bia được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng trên cùng một tuyến đường. Ảnh: Võ Thạnh

Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và Hội An 40 km. Quần thể đền tháp Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện vào năm 1885. Mười năm sau, nhà khảo cổ Camille Paris đã tới đây phát quang và tìm hiểu lần đầu tiên.
Thánh địa Mỹ Sơn có kết cấu mỗi cụm gồm đền thờ chính, bao quanh là những ngôi tháp nhỏ. Đền chính tượng trưng cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Shiva. Kiến trúc ở đây được chia làm 6 phong cách như cổ, Hòa Lai, Đông Dương, Mỹ Sơn, Po Nagar và phong cách Bình Định. Các họa tiết thường gặp là hoa lá, động vật như voi hoặc sư tử, Kala - Makara (biểu tượng của người Chăm Pa), hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công, chư thiên đứng hộ trì hay thủy quái Makara. Ảnh: Tuấn Đào

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích ở Hà Nội, hiện được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám cạnh Văn Miếu và được xem là đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của tinh thần hiếu học, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc. Đây cũng là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.

Chùa Hương, Hà Nội
Chùa nằm bên sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 70 km về phía tây nam. Trong quần thể chùa có động Hương Tích được biết đến với danh xưng Nam thiên đệ nhất động (động đẹp nhất trời Nam).
Động được phát hiện vào thế kỷ XI và trở thành nơi thờ Phật từ năm 1987. Bên trong động đặt tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn, cùng hàng vạn nhũ đá nhiều hình dạng. Theo thuyết phong thủy, động Hương Tích được ví như rồng há miệng nhả ngọc.
Mùa hành hương tại chùa diễn ra từ giữa tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng nghìn người đổ về dâng hương, cầu nguyện. Ảnh: Ngọc Thành

Chùa Ngọc Hoàng, TP HCM
Chùa nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1 với diện tích hơn 2.000 m2 do người Hoa xây dựng để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế từ đầu thế kỷ XX. Chùa được nhiều người dân TP HCM đến viếng thăm, cầu làm ăn thuận lợi, bình an, và con cái. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994.
Chùa là nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm hồi tháng 5/2016. Ảnh: Trần Quỳnh

Đài tưởng niệm Thích Quảng Đức, TP HCM
Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên khai sinh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897. Vào ngày 11/6/1963, ông đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám) ở Sài Gòn, nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Hình ảnh hòa thượng tự thiêu trước sự chứng kiến của nhiều người dân được nhiếp ảnh gia Malcolm Browne ghi lại, gây chấn động thế giới và giành giải Ảnh báo chí thế giới của năm.
Tượng Thích Quảng Đức được tạc giữa những đường nét lửa bao quanh như một mandala. Nhiều phật tử vẫn thường ghé thăm, thắp hương và dâng hoa dưới chân tượng. Chiếc xe chở Hòa thượng đến nơi tự thiêu hiện đang được trưng bày tại chùa Thiên Mụ, TP Huế. Ảnh: Thanh Tùng

Chùa Tam Chúc, Hà Nam
Khu du lịch Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách TP Phủ Lý khoảng 12 km.
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "tiền lục nhạc - hậu thất tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía tây nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía tây, hướng ra hồ Tam Chúc (hồ Lục Nhạc) - nơi được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn".
Có ba báu vật ở trong chùa là Cây bồ đề (nằm trong khuôn viên điện Tam Thế), được chiết từ "Cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường" ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka. Hai báu vật còn lại là Thiên thạch Mặt Trăng và Vạc Đồng. Ảnh: Khu du lịch Tam Chúc

Dinh Vạn Thủy Tú, Bình Thuận
Dinh nằm ở đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, Vạn Thủy Tú được xây dựng vào năm 1762, mặt quay về biển Đông và là nơi cá Ông dài 22 m trôi dạt vào. Theo tín ngưỡng của người dân vùng biển, nơi đây thờ thần Nam Hải nhằm thể hiện sự biết ơn cá Ông che chở ngư dân khi mưu sinh ngoài biển lớn.
Chánh điện trong dinh có bàn thờ thần Nam Hải, Ngọc lân cự tộc (các vị thần cá Voi) và thủy tổ nghề biển. Phía sau là tẩm thờ lưu giữ hơn 100 bộ xương cốt cá Ông xếp thành từng lớp. Trong đó, hàng chục bộ xương lớn có niên đại trên 200 năm.
Khu thờ tự lưu giữ nhiều hiện vật, đồ khí tự có giá trị lịch sử. Ngoài 24 sắc phong của các vua triều Nguyễn, dinh còn có di sản văn hóa Hán - Nôm, hoành phi và câu đối khắc trên chuông đồng hơn 140 năm. Ảnh: Khánh Bằng.