Trường học có tốt đến đâu cũng không thể so sánh với sự quan tâm của cha mẹ. Một người thầy dù có tốt đến đâu cũng không thể sánh bằng sự kỷ luật của cha mẹ.
Khi nói tới vấn đề giáo dục con cái, một số cha mẹ vẫn có quan niệm cho rằng đó là việc của nhà trường. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi đại văn hào người Nga Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: “99% sự giáo dục đều nằm ở cha mẹ”. Cha mẹ là người đầu tiên chịu trách nhiệm giáo dục con cái.
Cha mẹ không nên lười biếng trong quá trình dạy dỗ con mình, đặc biệt có 3 “đừng” mà bất cứ người nào cũng cần phải biết.
1. Khi cần kỷ luật, đừng nuông chiều
Nếu cha mẹ thực sự yêu thương con cái, họ cần hiểu rằng trẻ cần phải bị kỷ luật khi làm sai. Cha mẹ thương con quá nhiều thường chỉ chú trọng tới việc làm con vui, dần dần đứa trẻ trở nên vô kỷ luật, lười học, điều này sẽ gây hại cho chúng cả đời.
Có một người mẹ ở Trung Quốc dẫn con đi tàu điện ngầm. Cậu con trai cắm mặt vào điện thoại, dù người mẹ dùng những lời lẽ hết sức nhẹ nhàng để thuyết phục con mình nhưng đều không có tác dụng. Cô liên tục nói: “Con đưa điện thoại cho mẹ nghe chưa”.
Thấy con trai tỏ vẻ khó chịu, sợ làm phiền tới người khác nên không còn cách nào khác là để con dùng điện thoại. Lúc chuẩn bị xuống tàu, người mẹ gọi con cất điện thoại nhưng cậu bé vẫn bất động như không nghe thấy.
Đôi khi, trẻ em hư hỏng, không nghe lời, nguyên nhân lại liên quan trực tiếp tới sự đồng lõa của cha mẹ. Tình trạng này không phải là hiếm trong cuộc sống.
Trên thực tế, bạn có thể bắt gặp những tình huống như:
“Nếu mẹ không mua đồ chơi cho con, con sẽ không làm bài tập, không đi học”.
“Mẹ mà không mua đồ chơi là con không ăn đâu”.
Trước sự quấy khóc của trẻ, nhiều bậc cha mẹ sẽ mềm lòng và đồng ý. Nếu đồng ý lần này, lần sau trẻ sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp này để đối phó và đòi thứ mình muốn.
Chính vì thế, cha mẹ cần nghiêm khắc giáo dục con mình từ sớm. Sau này con cái sẽ biết ơn vì cha mẹ đã không nuông chiều mình khi đáng lẽ ra phải bị kỷ luật.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng chưa có hiểu biết toàn diện về thế giới và tương lai, chúng cần sự hướng dẫn và dẫn dắt của cha mẹ. Nếu thực sự yêu thương con mình, bạn cần tàn nhẫn và đừng nuông chiều con thái quá.
2. Rèn luyện thói quen, đừng bỏ lỡ
Ye Sheng tao là một nhà giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc từng nói: “Giáo dục là gì? Nói một cách đơn giản là phát triển những thói quen tốt”.
Mọi đứa trẻ đều rất ham chơi, rất khó rèn thói quen tốt nhưng một khi cha mẹ rèn được cho con mình, đó sẽ là tài sản quý giá cả đời của chúng.
- Để trẻ làm những gì mình có thể
Tương lai của trẻ chỉ có thể phụ thuộc vào chính bản thân chúng.
Khi trẻ còn rất nhỏ, chúng cần trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập và rèn luyện ý thức tự làm mọi việc.
Tiến sĩ Montessori từng nói: “Đừng bao giờ giúp một đứa trẻ bằng cách làm những gì mà nó nghĩ nó có thể làm được”.
Ở các trường mầm non Montessori, giáo viên thường khuyến khích trẻ tự làm những việc mình có thể làm. Nhiều tài liệu học tập trong lớp đều được các em tự tìm tòi từ những vật dụng thực tế phổ biến trong gia đình. Những vật liệu này được tùy chỉnh theo kích thước mà trẻ sử dụng.
Bằng cách làm mọi việc một cách độc lập, trẻ đã thành thạo các khả năng tự chăm sóc cơ bản như mặc và cởi quần áo, lau bàn.
Sau khi luyện tập, khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ đã được cải thiện rất nhiều, từ đó hình thành thói quen sinh hoạt tốt.
- Khuyến khích trẻ đưa ra những lựa chọn mà chúng có thể tự mình thực hiện
Đôi khi, trẻ không có sự quyết đoán, thiếu tự chủ mà nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ lạm dụng quyền lực của mình. Những thứ như áo quần trẻ mặc, ăn gì, học lớp nào… đều do cha mẹ kiểm soát.
Nhiều bậc cha mẹ sợ con mình lựa chọn sai, phải đi đường vòng nên lập kế hoạch thay con với mục đích tốt. Nhưng con đường nào rồi cũng phải tự đi, cha mẹ nên chủ động trao cho con quyền lựa chọn và nói với rằng, con phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của chính mình.
- Cha mẹ làm gương
Nếu cha mẹ là bản chính thì con cái là bản sao, nếu bản sao có vấn đề thì nên thay bản chính.
Tóm lại, cha mẹ phải trở thành người mà bản thân muốn con mình trở thành.
Đối với những thói quen tốt mà cha mẹ muốn con hình thành, trước hết hãy xem trẻ có thể làm được hay không. Dạy bằng cách làm gương bao giờ cũng tốt hơn là những lời nói suôn.
Một ví dụ điển hình nhất trong việc làm gương cho con cái chính là nhà khoa học Marie Curie. Bà rất coi trọng việc học của con gái mình, còn mở lớp học đặc biệt dành cho con cái do các nhà khoa học đứng lớp.
Dưới sự huấn luyện của bà, 2 cô con gái ngày càng trở nên xuất chúng. Gia đình họ tổng cộng đã giành được 4 giải Nobel.
Nếu cuộc đời là một trường học thì cha mẹ chính là những người thầy tốt nhất.
3. Đồng hành cùng con, đừng bao giờ vắng mặt
Một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ.
Món quà quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con trong thời thơ ấu chưa bao giờ là đồ chơi hay sự thỏa mãn về vật chất mà chính là sự đồng hành cùng con.
Đồng hành không đòi hỏi cha mẹ phải ở bên con mọi lúc, mà là luôn có mặt mỗi khi con cần. Một số phụ huynh đi làm về thường làm việc riêng như xem điện thoại, TV và có con cái ngồi bên cạnh.
Kiểu đồng hành này không có sự hướng dẫn, không có tính giáo dục, không thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và hạnh phúc.
Có một bài viết trên mạng rằng:
“10 năm sau, nếu bạn tặng ngôi nhà hiện tại cho con cái, chúng sẽ trả lời: Cũ quá!
20 năm sau, nếu bạn đưa chiếc xe hiện tại của mình cho con cái, chúng sẽ nói: Đừng buồn cười như vậy.
30 năm sau, nếu bạn đưa tiền cho con cái, chúng sẽ cười và nói: Thật vô giá trị!
Tuy nhiên, nếu bạn có thể cho con cái một nền giáo dục gia đình tốt, đồng hành cùng chúng bằng cả trái tim, sau 30 năm chúng sẽ nói: Bố mẹ rất sáng suốt khi cho con những điều này, con rất biết ơn”.
Những bậc cha mẹ xuất sắc luôn có thể nắm bắt được từng giai đoạn phát triển quan trọng của con cái, tận dụng giai đoạn này để mang lại cảm giác an toàn cho con. Đây là giai đoạn nhạy cảm trong quá trình trưởng thành chỉ có một lần trong đời của trẻ.
- 3 tuổi là thời điểm then chốt để nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vẽ tranh, kể chuyện, chơi đất nặn, làm đồ thủ công.
- 5 tuổi là giai đoạn quan hệ cha mẹ - con cái thân thiết và hòa thuận nhất. Cha mẹ nên thường xuyên đồng hành và khen ngợi con cái.
- 6 tuổi là năm trẻ bắt đầu có những mâu thuẫn, nổi loạn trong lòng, nên rèn cho trẻ biết kiên nhẫn hơn.
Mỗi đứa trẻ xuất sắc đều có cha mẹ đồng hành, quan tâm ngay từ nhỏ. Sự đồng hành đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ sau này, đặc biệt là trong việc học tập, cha mẹ nên thay đổi từ bây giờ.
Khi nói tới vấn đề giáo dục con cái, một số cha mẹ vẫn có quan niệm cho rằng đó là việc của nhà trường. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi đại văn hào người Nga Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: “99% sự giáo dục đều nằm ở cha mẹ”. Cha mẹ là người đầu tiên chịu trách nhiệm giáo dục con cái.
Cha mẹ không nên lười biếng trong quá trình dạy dỗ con mình, đặc biệt có 3 “đừng” mà bất cứ người nào cũng cần phải biết.
1. Khi cần kỷ luật, đừng nuông chiều
Nếu cha mẹ thực sự yêu thương con cái, họ cần hiểu rằng trẻ cần phải bị kỷ luật khi làm sai. Cha mẹ thương con quá nhiều thường chỉ chú trọng tới việc làm con vui, dần dần đứa trẻ trở nên vô kỷ luật, lười học, điều này sẽ gây hại cho chúng cả đời.
Có một người mẹ ở Trung Quốc dẫn con đi tàu điện ngầm. Cậu con trai cắm mặt vào điện thoại, dù người mẹ dùng những lời lẽ hết sức nhẹ nhàng để thuyết phục con mình nhưng đều không có tác dụng. Cô liên tục nói: “Con đưa điện thoại cho mẹ nghe chưa”.
Thấy con trai tỏ vẻ khó chịu, sợ làm phiền tới người khác nên không còn cách nào khác là để con dùng điện thoại. Lúc chuẩn bị xuống tàu, người mẹ gọi con cất điện thoại nhưng cậu bé vẫn bất động như không nghe thấy.
Đôi khi, trẻ em hư hỏng, không nghe lời, nguyên nhân lại liên quan trực tiếp tới sự đồng lõa của cha mẹ. Tình trạng này không phải là hiếm trong cuộc sống.
Trên thực tế, bạn có thể bắt gặp những tình huống như:
“Nếu mẹ không mua đồ chơi cho con, con sẽ không làm bài tập, không đi học”.
“Mẹ mà không mua đồ chơi là con không ăn đâu”.
Trước sự quấy khóc của trẻ, nhiều bậc cha mẹ sẽ mềm lòng và đồng ý. Nếu đồng ý lần này, lần sau trẻ sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp này để đối phó và đòi thứ mình muốn.
Chính vì thế, cha mẹ cần nghiêm khắc giáo dục con mình từ sớm. Sau này con cái sẽ biết ơn vì cha mẹ đã không nuông chiều mình khi đáng lẽ ra phải bị kỷ luật.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng chưa có hiểu biết toàn diện về thế giới và tương lai, chúng cần sự hướng dẫn và dẫn dắt của cha mẹ. Nếu thực sự yêu thương con mình, bạn cần tàn nhẫn và đừng nuông chiều con thái quá.
2. Rèn luyện thói quen, đừng bỏ lỡ
Ye Sheng tao là một nhà giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc từng nói: “Giáo dục là gì? Nói một cách đơn giản là phát triển những thói quen tốt”.
Mọi đứa trẻ đều rất ham chơi, rất khó rèn thói quen tốt nhưng một khi cha mẹ rèn được cho con mình, đó sẽ là tài sản quý giá cả đời của chúng.
- Để trẻ làm những gì mình có thể
Tương lai của trẻ chỉ có thể phụ thuộc vào chính bản thân chúng.
Khi trẻ còn rất nhỏ, chúng cần trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập và rèn luyện ý thức tự làm mọi việc.
Tiến sĩ Montessori từng nói: “Đừng bao giờ giúp một đứa trẻ bằng cách làm những gì mà nó nghĩ nó có thể làm được”.
Ở các trường mầm non Montessori, giáo viên thường khuyến khích trẻ tự làm những việc mình có thể làm. Nhiều tài liệu học tập trong lớp đều được các em tự tìm tòi từ những vật dụng thực tế phổ biến trong gia đình. Những vật liệu này được tùy chỉnh theo kích thước mà trẻ sử dụng.
Bằng cách làm mọi việc một cách độc lập, trẻ đã thành thạo các khả năng tự chăm sóc cơ bản như mặc và cởi quần áo, lau bàn.
Sau khi luyện tập, khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ đã được cải thiện rất nhiều, từ đó hình thành thói quen sinh hoạt tốt.
- Khuyến khích trẻ đưa ra những lựa chọn mà chúng có thể tự mình thực hiện
Đôi khi, trẻ không có sự quyết đoán, thiếu tự chủ mà nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ lạm dụng quyền lực của mình. Những thứ như áo quần trẻ mặc, ăn gì, học lớp nào… đều do cha mẹ kiểm soát.
Nhiều bậc cha mẹ sợ con mình lựa chọn sai, phải đi đường vòng nên lập kế hoạch thay con với mục đích tốt. Nhưng con đường nào rồi cũng phải tự đi, cha mẹ nên chủ động trao cho con quyền lựa chọn và nói với rằng, con phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của chính mình.
- Cha mẹ làm gương
Nếu cha mẹ là bản chính thì con cái là bản sao, nếu bản sao có vấn đề thì nên thay bản chính.
Tóm lại, cha mẹ phải trở thành người mà bản thân muốn con mình trở thành.
Đối với những thói quen tốt mà cha mẹ muốn con hình thành, trước hết hãy xem trẻ có thể làm được hay không. Dạy bằng cách làm gương bao giờ cũng tốt hơn là những lời nói suôn.
Một ví dụ điển hình nhất trong việc làm gương cho con cái chính là nhà khoa học Marie Curie. Bà rất coi trọng việc học của con gái mình, còn mở lớp học đặc biệt dành cho con cái do các nhà khoa học đứng lớp.
Dưới sự huấn luyện của bà, 2 cô con gái ngày càng trở nên xuất chúng. Gia đình họ tổng cộng đã giành được 4 giải Nobel.
Nếu cuộc đời là một trường học thì cha mẹ chính là những người thầy tốt nhất.
3. Đồng hành cùng con, đừng bao giờ vắng mặt
Một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ.
Món quà quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con trong thời thơ ấu chưa bao giờ là đồ chơi hay sự thỏa mãn về vật chất mà chính là sự đồng hành cùng con.
Đồng hành không đòi hỏi cha mẹ phải ở bên con mọi lúc, mà là luôn có mặt mỗi khi con cần. Một số phụ huynh đi làm về thường làm việc riêng như xem điện thoại, TV và có con cái ngồi bên cạnh.
Kiểu đồng hành này không có sự hướng dẫn, không có tính giáo dục, không thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và hạnh phúc.
Có một bài viết trên mạng rằng:
“10 năm sau, nếu bạn tặng ngôi nhà hiện tại cho con cái, chúng sẽ trả lời: Cũ quá!
20 năm sau, nếu bạn đưa chiếc xe hiện tại của mình cho con cái, chúng sẽ nói: Đừng buồn cười như vậy.
30 năm sau, nếu bạn đưa tiền cho con cái, chúng sẽ cười và nói: Thật vô giá trị!
Tuy nhiên, nếu bạn có thể cho con cái một nền giáo dục gia đình tốt, đồng hành cùng chúng bằng cả trái tim, sau 30 năm chúng sẽ nói: Bố mẹ rất sáng suốt khi cho con những điều này, con rất biết ơn”.
Những bậc cha mẹ xuất sắc luôn có thể nắm bắt được từng giai đoạn phát triển quan trọng của con cái, tận dụng giai đoạn này để mang lại cảm giác an toàn cho con. Đây là giai đoạn nhạy cảm trong quá trình trưởng thành chỉ có một lần trong đời của trẻ.
- 3 tuổi là thời điểm then chốt để nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vẽ tranh, kể chuyện, chơi đất nặn, làm đồ thủ công.
- 5 tuổi là giai đoạn quan hệ cha mẹ - con cái thân thiết và hòa thuận nhất. Cha mẹ nên thường xuyên đồng hành và khen ngợi con cái.
- 6 tuổi là năm trẻ bắt đầu có những mâu thuẫn, nổi loạn trong lòng, nên rèn cho trẻ biết kiên nhẫn hơn.
Mỗi đứa trẻ xuất sắc đều có cha mẹ đồng hành, quan tâm ngay từ nhỏ. Sự đồng hành đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ sau này, đặc biệt là trong việc học tập, cha mẹ nên thay đổi từ bây giờ.