TRUONGTRINH
Well-known member
Bệnh nhân nên dự trữ thuốc điều trị tim mạch trong vòng 2 tuần mắc cúm, không tự sử dụng thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ, chăm sóc cơ thể để tránh bội nhiễm.
Bệnh nhân nam (27 tuổi, Long Biên, Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cấp cứu hôm 26/3, trong tình trạng lơ mơ, tím tái toàn thân, huyết áp không đo được, nhịp tim tăng nhanh bất thường. Bệnh nhân phải điều trị tích cực, can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và đặt ống nội khí quản hỗ trợ hô hấp, được chẩn đoán viêm cơ tim sau cúm, có biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp thất.
ThS.BS Nguyễn Tuấn Long, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người đàn ông này có bệnh mạch vành 10 năm, tiền sử mắc cúm trước khi nhập viện. Khi hết triệu chứng cúm 5 ngày, bệnh nhân bị sốt, khó thở, mệt nhiều, da lạnh ẩm, xanh xao, đau thượng vị, đầy bụng... Tuy nhiên, anh không đến bệnh viện khám, tự mua thuốc uống. Tổng các yếu tố này khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Theo bác sĩ Long, bệnh cúm có thể là nguyên nhân cộng hưởng khiến các bệnh lý tim mạch bộc phát hoặc tiến triển nặng hơn. Mặc dù tỷ lệ này ít, người dân vẫn cần lưu ý, trong đó có nhóm bệnh nhân tim mạch. "Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, virus cúm có thể gây viêm cơ tim, suy tim. Người bệnh phải nhập viện và đối diện nguy cơ lây nhiễm chéo từ vi khuẩn, vi trùng trong bệnh viện, khiến việc chữa trị tốn kém, khó khăn, tỷ lệ tử vong cao", bác sĩ Long nói.
Bệnh nhân có bệnh mạn tính đang điều trị bệnh hô hấp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Ảnh: Mộc Thảo
Bác sĩ cho biết người bệnh tim mạch mắc cúm cần chú ý 3 điểm sau để tránh các biến chứng. Đầu tiên, bệnh nhân nên dự trữ các thuốc về tim mạch, đủ để sử dụng trong vòng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng cúm. Khi mắc cúm, mọi người vẫn phải tuân thủ đơn thuốc điều trị tim mạch đang dùng, có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm các thuốc điều trị triệu chứng cúm khi cần thiết.
Người bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp chăm sóc, điều trị và thuốc cho bệnh cúm nếu có. Không tự ý mua thuốc uống do có thể tương tác với thuốc tim mạch đang dùng hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình mắc bệnh, mọi người chú ý nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng khí, tránh gió và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp; không nằm ở phòng máy lạnh do khiến cúm khó thuyên giảm.
Hàng ngày, mọi người nên vệ sinh mũi bằng thuốc sát khuẩn, ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu. Uống nước theo khuyến cáo, có thể bù nước bằng oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong...
Tiếp theo, bệnh nhân chú ý các triệu chứng trên cơ thể. Ví dụ người suy tim chú ý triệu chứng khó thở, đau tức ngực... Nếu có thay đổi về hơi thở hoặc bệnh không giảm sau 7 ngày, tái sốt, mọi người cần khám ngay.
Trẻ em mắc bệnh tim mạch nên nhập viện điều trị nếu cảm thấy khó thở, môi hoặc mặt xanh tím, rút, lõm lồng ngực, đau ngực, đau cơ nhiều khiến trẻ không dám đi lại; mất nước khiến trẻ không đi tiểu trong 8 tiếng, môi khô; co giật, không giao tiếp. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng sốt hoặc ho sau khi bệnh đã thuyên giảm, các triệu chứng quay lại hoặc trở nặng hơn.
Với người lớn có bệnh tim mạch, các triệu chứng cần đi khám gồm khó thở, đau ngực dai dẳng, choáng váng, không tỉnh khi được đánh thức, không đi tiểu, đau cơ nhiều, mệt nhiều không tự đứng lên, sốt hoặc ho trở lại và nặng hơn, các dấu hiệu tim mạch nặng thêm.
Dự phòng cúm bằng cách rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người sốt hoặc ốm, tiêm vaccine cúm. Mọi người nên tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh lạm dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng.
Bệnh nhân có bệnh mạn tính đang điều trị bệnh hô hấp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Ảnh: Mộc Thảo
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết người bệnh tim mạch nên tiêm vaccine cúm 6 tháng một lần. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh 70-90%, giảm 45% nguy cơ đau tim, giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh mạch vành, bệnh nhân suy tim và nhồi máu cơ tim cấp. Ở những bệnh nhân nhập viện với hội chứng mạch vành cấp, các biến chứng nghiêm trọng xảy ra ít hơn ở nhóm tiêm vaccine so với nhóm không tiêm (9,5% so với 19%).
Hiện Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có đủ vaccine cúm tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan), Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng được 4 chủng virus cúm thường gặp như A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata, B/Victoria. VNVC ưu đãi giá cho người tới tiêm tại trung tâm, đồng thời hợp tác với Hệ thống BVĐK Tâm Anh, tặng miễn phí 10.000 liều vắc xin cúm và ưu đãi giá thấp cho bệnh nhân và người thân...
Bệnh nhân nam (27 tuổi, Long Biên, Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cấp cứu hôm 26/3, trong tình trạng lơ mơ, tím tái toàn thân, huyết áp không đo được, nhịp tim tăng nhanh bất thường. Bệnh nhân phải điều trị tích cực, can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và đặt ống nội khí quản hỗ trợ hô hấp, được chẩn đoán viêm cơ tim sau cúm, có biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp thất.
ThS.BS Nguyễn Tuấn Long, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người đàn ông này có bệnh mạch vành 10 năm, tiền sử mắc cúm trước khi nhập viện. Khi hết triệu chứng cúm 5 ngày, bệnh nhân bị sốt, khó thở, mệt nhiều, da lạnh ẩm, xanh xao, đau thượng vị, đầy bụng... Tuy nhiên, anh không đến bệnh viện khám, tự mua thuốc uống. Tổng các yếu tố này khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Theo bác sĩ Long, bệnh cúm có thể là nguyên nhân cộng hưởng khiến các bệnh lý tim mạch bộc phát hoặc tiến triển nặng hơn. Mặc dù tỷ lệ này ít, người dân vẫn cần lưu ý, trong đó có nhóm bệnh nhân tim mạch. "Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, virus cúm có thể gây viêm cơ tim, suy tim. Người bệnh phải nhập viện và đối diện nguy cơ lây nhiễm chéo từ vi khuẩn, vi trùng trong bệnh viện, khiến việc chữa trị tốn kém, khó khăn, tỷ lệ tử vong cao", bác sĩ Long nói.
Bệnh nhân có bệnh mạn tính đang điều trị bệnh hô hấp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Ảnh: Mộc Thảo
Bác sĩ cho biết người bệnh tim mạch mắc cúm cần chú ý 3 điểm sau để tránh các biến chứng. Đầu tiên, bệnh nhân nên dự trữ các thuốc về tim mạch, đủ để sử dụng trong vòng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng cúm. Khi mắc cúm, mọi người vẫn phải tuân thủ đơn thuốc điều trị tim mạch đang dùng, có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm các thuốc điều trị triệu chứng cúm khi cần thiết.
Người bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp chăm sóc, điều trị và thuốc cho bệnh cúm nếu có. Không tự ý mua thuốc uống do có thể tương tác với thuốc tim mạch đang dùng hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình mắc bệnh, mọi người chú ý nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng khí, tránh gió và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp; không nằm ở phòng máy lạnh do khiến cúm khó thuyên giảm.
Hàng ngày, mọi người nên vệ sinh mũi bằng thuốc sát khuẩn, ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu. Uống nước theo khuyến cáo, có thể bù nước bằng oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong...
Tiếp theo, bệnh nhân chú ý các triệu chứng trên cơ thể. Ví dụ người suy tim chú ý triệu chứng khó thở, đau tức ngực... Nếu có thay đổi về hơi thở hoặc bệnh không giảm sau 7 ngày, tái sốt, mọi người cần khám ngay.
Trẻ em mắc bệnh tim mạch nên nhập viện điều trị nếu cảm thấy khó thở, môi hoặc mặt xanh tím, rút, lõm lồng ngực, đau ngực, đau cơ nhiều khiến trẻ không dám đi lại; mất nước khiến trẻ không đi tiểu trong 8 tiếng, môi khô; co giật, không giao tiếp. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng sốt hoặc ho sau khi bệnh đã thuyên giảm, các triệu chứng quay lại hoặc trở nặng hơn.
Với người lớn có bệnh tim mạch, các triệu chứng cần đi khám gồm khó thở, đau ngực dai dẳng, choáng váng, không tỉnh khi được đánh thức, không đi tiểu, đau cơ nhiều, mệt nhiều không tự đứng lên, sốt hoặc ho trở lại và nặng hơn, các dấu hiệu tim mạch nặng thêm.
Dự phòng cúm bằng cách rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người sốt hoặc ốm, tiêm vaccine cúm. Mọi người nên tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh lạm dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng.
Bệnh nhân có bệnh mạn tính đang điều trị bệnh hô hấp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Ảnh: Mộc Thảo
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết người bệnh tim mạch nên tiêm vaccine cúm 6 tháng một lần. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh 70-90%, giảm 45% nguy cơ đau tim, giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh mạch vành, bệnh nhân suy tim và nhồi máu cơ tim cấp. Ở những bệnh nhân nhập viện với hội chứng mạch vành cấp, các biến chứng nghiêm trọng xảy ra ít hơn ở nhóm tiêm vaccine so với nhóm không tiêm (9,5% so với 19%).
Hiện Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có đủ vaccine cúm tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan), Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng được 4 chủng virus cúm thường gặp như A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata, B/Victoria. VNVC ưu đãi giá cho người tới tiêm tại trung tâm, đồng thời hợp tác với Hệ thống BVĐK Tâm Anh, tặng miễn phí 10.000 liều vắc xin cúm và ưu đãi giá thấp cho bệnh nhân và người thân...