Không phải người đàn ông này không có năng lực mà vì anh muốn đậu vào ngôi trường mình mơ ước.
Năm nay, Đường Thượng Tuấn 34 tuổi (Trung Quốc), tham gia kỳ thi đại học lần thứ 15 trong đời mình.
Trong suốt 15 năm đó, anh đã đỗ vào nhiều trường danh tiếng như Đại học Chính pháp Tây Nam, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Cát Lâm, Đại học Hạ Môn… nhưng đều không nhập học. Vì anh có một giấc mơ đó là Đại học Thanh Hoa.
Ngày 30/6/2023, anh có đăng một video cho biết mình thi đại học được 594/740 điểm. Điểm số này cách mục tiêu Đại học Thanh Hoa còn xa.
Và lần này, anh tuyên bố trong video rằng: “Không thi lại nữa, tôi muốn nhập học một trường đại học bình thường”.
Sau 15 năm rơi vào "cơn ác mộng" của kỳ thi đại học, cuối cùng anh quyết định thoát khỏi sự ám ảnh này.
Ám ảnh giấc mơ Thanh Hoa
Khi còn học tiểu học, Đường Thượng Tuấn đã gieo trong mình một giấc mơ về Đại học Thanh Hoa. Khi đó, cha anh kể trong làng có một người đỗ vào Thanh Hoa, sau đó trở thành một quan chức và trở về quê sửa lại đường xá cho người dân.
Không biết từ khi nào, Đường Thượng Tuấn dần xác định Thanh Hoa chính là mục tiêu của đời mình.
Năm 2009, lần đầu tiên tham gia kỳ thi đại học, Đường Thượng Tuấn đạt được 372 điểm. Điểm số này quá thấp, anh đương nhiên chọn thi lại. Năm thứ 2, anh đỗ vào một trường cao đẳng ở Quảng Tây với điểm số 405.
Anh muốn thi lại nhưng gia đình không đồng ý và đã cho anh vài nghìn tệ, ép phải nhập học. Dù ngoài mặt đồng ý nhưng anh bí mật bắt xe buýt tới một trung tâm ôn thi và quyết tâm thi lại.
Vào thời điểm đó, anh lén lút học lại trong 3 năm mà gia đình không ai biết.
Điểm thi đại học của anh từ năm 2009 - 2015.
Năm 2013, gia đình nghĩ anh đã tốt nghiệp từ trường cao đẳng và hỏi đã tìm việc làm chưa. Anh nói bừa, nói mình đang làm việc tại một công ty và nhận được 1600 tệ (5,2 triệu đồng) mỗi tháng.
Sau 2 năm đó, anh liên tiếp đỗ vào Đại học Chính pháp Tây Nam và Đại học Cát Lâm, đều là những trường đại học tốt mà nhiều thí sinh mơ ước nhưng anhvẫn từ bỏ.
Cho đến năm 2016, cha anh được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, anh trai gọi điện thoại nói rằng gia đình cần tiền. Lúc này, anh không thể gửi cho gia đình đồng nào nên cảm thấy rất tội lỗi.
Kiên trì với giấc mơ Thanh Hoa tới cùng
Vào năm đó, anh tham gia kỳ thi đại học lần thứ 7 của mình và đạt được điểm số tốt là 625 điểm, được Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc nhận.
Đó là lần đầu tiên anh suy nghĩ về việc có nên bỏ qua Đại học Thanh Hoa và đi tiếp?
Điểm thi từ năm 2016 - 2022.
Khi nhìn lại, đó thực sự là cơ hội tốt nhất trong cuộc đời anh. Nhưng rồi một sự việc khác lại khiến anh quyết định không nhập học và tiếp tục giấc mơ vào ĐH Thanh Hoa.
Thời điểm đó, anh thấy thông báo từ lớp học bổ túc tuyển sinh của một trường trung học ở Quảng Tây với nội dung: “Các thí sinh đạt 600 điểm trở lên trong kỳ thi đại học đến trường của chúng tôi để học bổ túc sẽ nhận được một khoản tiền thưởng 10.000 tệ (33 triệu đồng). Nếu đỗ Đại học Thanh Hoa hoặc Đại học Bắc Kinh vào năm thứ 2, sẽ nhận được một khoản tiền thưởng một lần 60.000 tệ (200 triệu đồng)”.
Tiền thưởng cao cộng với giấc mơ Đại học Thanh Hoa trong tâm trí khiến anh quyết định thi lại lần nữa.
Sau đó vài năm, anh liên tiếp đỗ vào Đại học Hạ Môn, Đại học Quảng Tây, Đại học Trùng Khánh và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Mặc dù gia đình và bạn bè xung quanh đều cố gắng thuyết phục anh nhập học nhưng anh vẫn từ bỏ.
Tuy nhiên, đằng sau sự kiên trì đó, anh cũng mang trong mình nỗi lo lắng.
Anh nói: "Đôi khi khi tỉnh dậy, tôi nhận ra mình đang còn ở lớp 12 và cảm thấy sợ hãi, thấy mình đã lãng phí quá nhiều thời gian".
Lúc đó, anh cũng tin rằng việc đỗ vào Đại học Thanh Hoa không khó, miễn là đủ cố gắng. Tuy nhiên, sau 15 năm chiến đấu vất vả, anh cuối cùng cũng nhận ra sự thật:
"Đại học Thanh Hoa có vẻ như chỉ là một giấc mơ, thật sự không có đủ năng lực để đạt được. Có những thứ không thể được thực hiện chỉ bằng cố gắng".
Câu nói này từ miệng Đường Thượng Tuấn khiến người ta cảm thấy xúc động. Anh đã dành 15 năm thời gian tươi đẹp nhất của mình để nhận ra điều đó. Trong khi các bạn đồng trang lứa đã học xong đại học, học thạc sĩ, kết hôn sinh con, làm việc, thăng chức thì anh vẫn kiên trì ôn thi lại, kiên trì với giấc mơ mà mình vẽ ra.
Giấc mơ ban đầu là một từ tốt đẹp nhưng với Đường Thượng Tuấn nó trở thành một chiếc chuồng giam cầm cố gắng giữ anh lại.
Năm nay, Đường Thượng Tuấn 34 tuổi (Trung Quốc), tham gia kỳ thi đại học lần thứ 15 trong đời mình.
Trong suốt 15 năm đó, anh đã đỗ vào nhiều trường danh tiếng như Đại học Chính pháp Tây Nam, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Cát Lâm, Đại học Hạ Môn… nhưng đều không nhập học. Vì anh có một giấc mơ đó là Đại học Thanh Hoa.
Ngày 30/6/2023, anh có đăng một video cho biết mình thi đại học được 594/740 điểm. Điểm số này cách mục tiêu Đại học Thanh Hoa còn xa.
Và lần này, anh tuyên bố trong video rằng: “Không thi lại nữa, tôi muốn nhập học một trường đại học bình thường”.
Sau 15 năm rơi vào "cơn ác mộng" của kỳ thi đại học, cuối cùng anh quyết định thoát khỏi sự ám ảnh này.
Ám ảnh giấc mơ Thanh Hoa
Khi còn học tiểu học, Đường Thượng Tuấn đã gieo trong mình một giấc mơ về Đại học Thanh Hoa. Khi đó, cha anh kể trong làng có một người đỗ vào Thanh Hoa, sau đó trở thành một quan chức và trở về quê sửa lại đường xá cho người dân.
Không biết từ khi nào, Đường Thượng Tuấn dần xác định Thanh Hoa chính là mục tiêu của đời mình.
Năm 2009, lần đầu tiên tham gia kỳ thi đại học, Đường Thượng Tuấn đạt được 372 điểm. Điểm số này quá thấp, anh đương nhiên chọn thi lại. Năm thứ 2, anh đỗ vào một trường cao đẳng ở Quảng Tây với điểm số 405.
Anh muốn thi lại nhưng gia đình không đồng ý và đã cho anh vài nghìn tệ, ép phải nhập học. Dù ngoài mặt đồng ý nhưng anh bí mật bắt xe buýt tới một trung tâm ôn thi và quyết tâm thi lại.
Vào thời điểm đó, anh lén lút học lại trong 3 năm mà gia đình không ai biết.
Điểm thi đại học của anh từ năm 2009 - 2015.
Năm 2013, gia đình nghĩ anh đã tốt nghiệp từ trường cao đẳng và hỏi đã tìm việc làm chưa. Anh nói bừa, nói mình đang làm việc tại một công ty và nhận được 1600 tệ (5,2 triệu đồng) mỗi tháng.
Sau 2 năm đó, anh liên tiếp đỗ vào Đại học Chính pháp Tây Nam và Đại học Cát Lâm, đều là những trường đại học tốt mà nhiều thí sinh mơ ước nhưng anhvẫn từ bỏ.
Cho đến năm 2016, cha anh được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, anh trai gọi điện thoại nói rằng gia đình cần tiền. Lúc này, anh không thể gửi cho gia đình đồng nào nên cảm thấy rất tội lỗi.
Kiên trì với giấc mơ Thanh Hoa tới cùng
Vào năm đó, anh tham gia kỳ thi đại học lần thứ 7 của mình và đạt được điểm số tốt là 625 điểm, được Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc nhận.
Đó là lần đầu tiên anh suy nghĩ về việc có nên bỏ qua Đại học Thanh Hoa và đi tiếp?
Điểm thi từ năm 2016 - 2022.
Khi nhìn lại, đó thực sự là cơ hội tốt nhất trong cuộc đời anh. Nhưng rồi một sự việc khác lại khiến anh quyết định không nhập học và tiếp tục giấc mơ vào ĐH Thanh Hoa.
Thời điểm đó, anh thấy thông báo từ lớp học bổ túc tuyển sinh của một trường trung học ở Quảng Tây với nội dung: “Các thí sinh đạt 600 điểm trở lên trong kỳ thi đại học đến trường của chúng tôi để học bổ túc sẽ nhận được một khoản tiền thưởng 10.000 tệ (33 triệu đồng). Nếu đỗ Đại học Thanh Hoa hoặc Đại học Bắc Kinh vào năm thứ 2, sẽ nhận được một khoản tiền thưởng một lần 60.000 tệ (200 triệu đồng)”.
Tiền thưởng cao cộng với giấc mơ Đại học Thanh Hoa trong tâm trí khiến anh quyết định thi lại lần nữa.
Sau đó vài năm, anh liên tiếp đỗ vào Đại học Hạ Môn, Đại học Quảng Tây, Đại học Trùng Khánh và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Mặc dù gia đình và bạn bè xung quanh đều cố gắng thuyết phục anh nhập học nhưng anh vẫn từ bỏ.
Tuy nhiên, đằng sau sự kiên trì đó, anh cũng mang trong mình nỗi lo lắng.
Anh nói: "Đôi khi khi tỉnh dậy, tôi nhận ra mình đang còn ở lớp 12 và cảm thấy sợ hãi, thấy mình đã lãng phí quá nhiều thời gian".
Lúc đó, anh cũng tin rằng việc đỗ vào Đại học Thanh Hoa không khó, miễn là đủ cố gắng. Tuy nhiên, sau 15 năm chiến đấu vất vả, anh cuối cùng cũng nhận ra sự thật:
"Đại học Thanh Hoa có vẻ như chỉ là một giấc mơ, thật sự không có đủ năng lực để đạt được. Có những thứ không thể được thực hiện chỉ bằng cố gắng".
Câu nói này từ miệng Đường Thượng Tuấn khiến người ta cảm thấy xúc động. Anh đã dành 15 năm thời gian tươi đẹp nhất của mình để nhận ra điều đó. Trong khi các bạn đồng trang lứa đã học xong đại học, học thạc sĩ, kết hôn sinh con, làm việc, thăng chức thì anh vẫn kiên trì ôn thi lại, kiên trì với giấc mơ mà mình vẽ ra.
Giấc mơ ban đầu là một từ tốt đẹp nhưng với Đường Thượng Tuấn nó trở thành một chiếc chuồng giam cầm cố gắng giữ anh lại.