Nguyễn May
Well-known member
Từ nghề tay ngang, thầy Trần Quốc Hiệu quyết tâm thi và chọn nghề giáo viên mầm non bởi tình yêu của mình dành cho lũ trẻ.
Nói đến bậc học mầm non, nhiều người thường hay nghĩ đến những cô giáo trẻ hát hay, múa dẻo. Thế nhưng tại trường mầm non Cẩm Ngọc, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có thầy giáo Trần Quốc Hiệu, thầy đang đang từng ngày tận tụy săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, miệt mài gieo con chữ cho các bé.
Bỏ tay ngang, trở thành thầy giáo mầm non
Ở tuổi 55 nhưng đến nay thầy Hiệu mới công tác trong ngành giáo dục mầm non vẻn vẹn được 15 năm. 15 năm trong nghề, thầy đã trải qua biết bao kỷ niệm. Đến giờ thầy Hiệu vẫn nhớ rõ ngày thầy quyết định đến với nghề "gõ đầu trẻ".
Thầy Hiệu kể: "Trước khi đến với nghề, tôi đã làm nhiều việc như may quần áo, thợ xây, bảo vệ. Nhìn thấy các trường mầm non ở địa phương còn nhiều khó khăn, đồng lương ít ỏi, công việc vất vả mà không đủ trang trải cho gia đình, nên nhiều cô đã bỏ nghề. Khó khăn là vậy, song tôi lại rất thích trẻ con, vì sự hồn nhiên, vô tư nên bắt đầu suy nghĩ đến việc sẽ trở thành giáo viên Mầm non và quyết tâm đi học để được dạy trẻ".
Tâm sự với gia đình về quyết định của mình, thầy được cả gia đình ủng hộ, thế là thầy quyết tâm mua sách về ôn thi. Ở tuổi 37 thầy Hiệu mới bắt đầu là sinh viên của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên học để trở thành giáo viên nuôi dạy trẻ.
Thầy Hiệu nhớ, những năm học để trở thành giáo viên mầm non không hề dễ dàng bởi chương trình học không chỉ có lý thuyết mà còn có cả thực hành như nhảy múa, ca hát, tạo hình đồ chơi, chăm sóc trẻ. Bằng tình yêu nghề thầy dần vượt qua tất cả và ngày càng thêm yêu trẻ, muốn gắn bó với nghề giáo viên mầm non.
Khi gần 40 tuổi, thầy Hiệu cầm hồ sơ đi xin việc, mất 2 năm đầu tiên đi dạy hợp đồng với đồng lương ít ỏi 600.000-700.000 đồng/ tháng chỉ đủ tiền xăng. "Đồng lương thấp khiến đôi lúc tôi cảm thấy nản nhưng rồi tự nhủ với bản thân phải cố gắng", thầy Hiệu cho biết.
Theo thầy Hiệu, ai làm nghề giáo viên mầm non cũng phải xác định rằng nghề rất khó khăn. Với các cô khó 5 thì mình khó 10.
Trong tâm trí thầy, lúc nào cũng khắc ghi lời Bác dạy: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt…". Nhớ lời Bác dạy, lúc nào thầy cũng kiên nhẫn, biền bỉ, nhiệt huyết với nghề.
"Hóa giải" định kiến bằng tình yêu nghề nghiệp
Bước chân vào nghề bằng tình yêu và nhiệt huyết của một người thầy giáo yêu trẻ, song lúc đầu thầy không được phụ huynh ủng hộ bởi theo thầy Hiệu, phụ huynh nghĩ chỉ các cô mới có đủ kiên nhẫn, yêu trẻ chứ thầy giáo thì không tin tưởng.
Vì thế, lớp học đầu tiên của thầy có tổng số 25 cháu nhưng các cháu nghỉ đến quá nửa, sau 1 tuần học, phụ huynh này nói chuyện với phụ huynh khác về thầy, thế rồi họ dần thay đổi định kiến về việc giáo viên nam là giáo viên mầm non, phụ huynh đưa con đến lớp học ngày một nhiều. Về sau nhiều phụ huynh còn viết đơn xin được học lớp của thầy.
Áp lực của nghề giáo viên mầm non của thầy Hiệu được "hóa giải" bằng tình yêu đối với những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên và cũng từ đó, định kiến về nghề giáo viên phải là phái nữ đã không còn. "Ở vùng quê này, thầy Hiệu đã là mẹ hiền, cô thảo dạy các em thơ. Thầy đã làm rất tốt, tôi rất tin tưởng khi gửi con cho thầy" -Chị Lê Thị Hồng - phụ huynh của trường mầm non Cẩm Ngọc chia sẻ.
Theo thầy Hiệu, nghề giáo viên Mầm non rất áp lực. Không chỉ giáo dục trẻ mà còn chăm sóc trẻ, đồng lương thì ít ỏi. Trong khi đó thầy lại là trụ cột trong gia đình mà còn chưa đủ nuôi bản thân. Nhưng càng làm thầy lại càng yêu nghề nên sau mỗi giờ lên lớp, thầy lại làm thêm những công việc chân tay khác để kiếm thêm thu nhập, theo đuổi đam mê.
"Vui nhất là những tin nhắn của phụ huynh nhắn cho tôi là con rất thích học với thầy Hiệu. Hoặc, những lúc giải lao, các cháu quây quần bên nhổ tóc sâu cho thầy, làm thầy giáo mầm non có được những khoảnh khắc ấy khiến tôi rất cảm động và sung sướng" - Thầy Hiệu nói.
Bà Trần Thị Thảo, Hiệu trưởng trường mầm non Cẩm Ngọc cho biết, thầy Hiệu là thầy giáo gương mẫu trong công tác giảng dạy, đây là một niềm tự hào của nhà trường. Thầy Hiệu đã đạt được rất nhiều thành tích như giáo viên giỏi cấp trường, huyện, tỉnh.
Nhà trường có thầy là nam nên thầy giúp đỡ rất nhiều giáo viên nữ trong công tác giảng dạy. Thầy luôn năng nổ trong mọi lĩnh lực, đây cũng là động lực để các giáo viên nữ học tập và noi theo.
Bà Lê Thị Hạnh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thầy Hiệu là giáo viên duy nhất của bậc học Mầm non tại huyện Cẩm Thủy. Thầy có tâm huyết, đam mê với ngành.
Thầy là người truyền lửa vào thế hệ trẻ nhất là các em ở bản vùng xa tại các điểm lẻ đến trường tìm con chữ. Thầy cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi tiết dạy vì thế với mỗi tiết thầy Hiệu lên lớp đối với trẻ mầm non các con hết sức hứng thú, phấn khích, điều này đã được ngành giáo dục Cẩm Thủy đánh giá cao.
Nói đến bậc học mầm non, nhiều người thường hay nghĩ đến những cô giáo trẻ hát hay, múa dẻo. Thế nhưng tại trường mầm non Cẩm Ngọc, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có thầy giáo Trần Quốc Hiệu, thầy đang đang từng ngày tận tụy săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, miệt mài gieo con chữ cho các bé.
Bỏ tay ngang, trở thành thầy giáo mầm non
Ở tuổi 55 nhưng đến nay thầy Hiệu mới công tác trong ngành giáo dục mầm non vẻn vẹn được 15 năm. 15 năm trong nghề, thầy đã trải qua biết bao kỷ niệm. Đến giờ thầy Hiệu vẫn nhớ rõ ngày thầy quyết định đến với nghề "gõ đầu trẻ".
Thầy Hiệu kể: "Trước khi đến với nghề, tôi đã làm nhiều việc như may quần áo, thợ xây, bảo vệ. Nhìn thấy các trường mầm non ở địa phương còn nhiều khó khăn, đồng lương ít ỏi, công việc vất vả mà không đủ trang trải cho gia đình, nên nhiều cô đã bỏ nghề. Khó khăn là vậy, song tôi lại rất thích trẻ con, vì sự hồn nhiên, vô tư nên bắt đầu suy nghĩ đến việc sẽ trở thành giáo viên Mầm non và quyết tâm đi học để được dạy trẻ".
Tâm sự với gia đình về quyết định của mình, thầy được cả gia đình ủng hộ, thế là thầy quyết tâm mua sách về ôn thi. Ở tuổi 37 thầy Hiệu mới bắt đầu là sinh viên của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên học để trở thành giáo viên nuôi dạy trẻ.
Thầy Hiệu nhớ, những năm học để trở thành giáo viên mầm non không hề dễ dàng bởi chương trình học không chỉ có lý thuyết mà còn có cả thực hành như nhảy múa, ca hát, tạo hình đồ chơi, chăm sóc trẻ. Bằng tình yêu nghề thầy dần vượt qua tất cả và ngày càng thêm yêu trẻ, muốn gắn bó với nghề giáo viên mầm non.
Khi gần 40 tuổi, thầy Hiệu cầm hồ sơ đi xin việc, mất 2 năm đầu tiên đi dạy hợp đồng với đồng lương ít ỏi 600.000-700.000 đồng/ tháng chỉ đủ tiền xăng. "Đồng lương thấp khiến đôi lúc tôi cảm thấy nản nhưng rồi tự nhủ với bản thân phải cố gắng", thầy Hiệu cho biết.
Theo thầy Hiệu, ai làm nghề giáo viên mầm non cũng phải xác định rằng nghề rất khó khăn. Với các cô khó 5 thì mình khó 10.
Trong tâm trí thầy, lúc nào cũng khắc ghi lời Bác dạy: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt…". Nhớ lời Bác dạy, lúc nào thầy cũng kiên nhẫn, biền bỉ, nhiệt huyết với nghề.
"Hóa giải" định kiến bằng tình yêu nghề nghiệp
Bước chân vào nghề bằng tình yêu và nhiệt huyết của một người thầy giáo yêu trẻ, song lúc đầu thầy không được phụ huynh ủng hộ bởi theo thầy Hiệu, phụ huynh nghĩ chỉ các cô mới có đủ kiên nhẫn, yêu trẻ chứ thầy giáo thì không tin tưởng.
Vì thế, lớp học đầu tiên của thầy có tổng số 25 cháu nhưng các cháu nghỉ đến quá nửa, sau 1 tuần học, phụ huynh này nói chuyện với phụ huynh khác về thầy, thế rồi họ dần thay đổi định kiến về việc giáo viên nam là giáo viên mầm non, phụ huynh đưa con đến lớp học ngày một nhiều. Về sau nhiều phụ huynh còn viết đơn xin được học lớp của thầy.
Áp lực của nghề giáo viên mầm non của thầy Hiệu được "hóa giải" bằng tình yêu đối với những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên và cũng từ đó, định kiến về nghề giáo viên phải là phái nữ đã không còn. "Ở vùng quê này, thầy Hiệu đã là mẹ hiền, cô thảo dạy các em thơ. Thầy đã làm rất tốt, tôi rất tin tưởng khi gửi con cho thầy" -Chị Lê Thị Hồng - phụ huynh của trường mầm non Cẩm Ngọc chia sẻ.
Theo thầy Hiệu, nghề giáo viên Mầm non rất áp lực. Không chỉ giáo dục trẻ mà còn chăm sóc trẻ, đồng lương thì ít ỏi. Trong khi đó thầy lại là trụ cột trong gia đình mà còn chưa đủ nuôi bản thân. Nhưng càng làm thầy lại càng yêu nghề nên sau mỗi giờ lên lớp, thầy lại làm thêm những công việc chân tay khác để kiếm thêm thu nhập, theo đuổi đam mê.
"Vui nhất là những tin nhắn của phụ huynh nhắn cho tôi là con rất thích học với thầy Hiệu. Hoặc, những lúc giải lao, các cháu quây quần bên nhổ tóc sâu cho thầy, làm thầy giáo mầm non có được những khoảnh khắc ấy khiến tôi rất cảm động và sung sướng" - Thầy Hiệu nói.
Bà Trần Thị Thảo, Hiệu trưởng trường mầm non Cẩm Ngọc cho biết, thầy Hiệu là thầy giáo gương mẫu trong công tác giảng dạy, đây là một niềm tự hào của nhà trường. Thầy Hiệu đã đạt được rất nhiều thành tích như giáo viên giỏi cấp trường, huyện, tỉnh.
Nhà trường có thầy là nam nên thầy giúp đỡ rất nhiều giáo viên nữ trong công tác giảng dạy. Thầy luôn năng nổ trong mọi lĩnh lực, đây cũng là động lực để các giáo viên nữ học tập và noi theo.
Bà Lê Thị Hạnh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thầy Hiệu là giáo viên duy nhất của bậc học Mầm non tại huyện Cẩm Thủy. Thầy có tâm huyết, đam mê với ngành.
Thầy là người truyền lửa vào thế hệ trẻ nhất là các em ở bản vùng xa tại các điểm lẻ đến trường tìm con chữ. Thầy cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi tiết dạy vì thế với mỗi tiết thầy Hiệu lên lớp đối với trẻ mầm non các con hết sức hứng thú, phấn khích, điều này đã được ngành giáo dục Cẩm Thủy đánh giá cao.