Nguyễn Mai
Well-known member
Những loại lá này thường bị bỏ đi khi nấu ăn, điều này rất phí phạm vì chúng thực chất rất bổ dưỡng và nhiều lợi ích cho cơ thể.
1. Lá cần tây
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường chỉ quen ăn phần cọng cần tây và vứt bỏ lá, nhưng đây là một sự lãng phí rất lớn. Lá cần tây không chỉ ăn được mà một số chất dinh dưỡng còn cao hơn cả thân.
So với thân, lá cần tây có hàm lượng đạm cao hơn 50%, chất béo cao gấp khoảng 3 lần, caroten cao gấp 28 lần , vitamin B1 cao gấp 4 lần và vitamin C cao gấp khoảng 5 lần. Vitamin E cũng được tìm thấy trong lá cần tây, nhưng không có trong phần thân.
2. Lá củ cải
Lá củ cải có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, tiêu viêm, giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu.
Lá củ cải rất giàu carotene, có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp DNA của tế bào chống lại quá trình oxy hóa, cải thiện làn da thô ráp và bệnh quáng gà.
Hàm lượng vitamin C trong lá củ cải nhiều hơn gấp đôi so với củ cải, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành hắc sắc tố, lão hóa mạch máu và xơ cứng động mạch. Canxi, magiê, sắt, kẽm, riboflavin, axit folic và các nguyên tố vi lượng khác cũng gấp 3-10 lần so với củ cải.
3. Vỏ bí đao
Vỏ bí đao có tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng tốt hơn thịt bí đao, thường dùng cho các chứng phù thũng, chướng bụng, tiểu tiện khó, tiêu chảy, lở loét, khát nước do mùa hè nóng bức.
Ngoài ra, vỏ bí đao rất giàu triterpenoid và một số vitamin, khoáng chất, giúp điều hòa lipid máu, nâng cao khả năng miễn dịch.
4. Râu ngô
Là một loại thảo dược phổ biến của Trung Quốc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, cấp ẩm.
Thành phần hoạt chất chính trong râu ngô là polysacarit. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư và kháng khuẩn, có thể dùng để điều trị bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và hệ thống tiết niệu.
1. Lá cần tây
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường chỉ quen ăn phần cọng cần tây và vứt bỏ lá, nhưng đây là một sự lãng phí rất lớn. Lá cần tây không chỉ ăn được mà một số chất dinh dưỡng còn cao hơn cả thân.
So với thân, lá cần tây có hàm lượng đạm cao hơn 50%, chất béo cao gấp khoảng 3 lần, caroten cao gấp 28 lần , vitamin B1 cao gấp 4 lần và vitamin C cao gấp khoảng 5 lần. Vitamin E cũng được tìm thấy trong lá cần tây, nhưng không có trong phần thân.
2. Lá củ cải
Lá củ cải có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, tiêu viêm, giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu.
Lá củ cải rất giàu carotene, có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp DNA của tế bào chống lại quá trình oxy hóa, cải thiện làn da thô ráp và bệnh quáng gà.
Hàm lượng vitamin C trong lá củ cải nhiều hơn gấp đôi so với củ cải, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành hắc sắc tố, lão hóa mạch máu và xơ cứng động mạch. Canxi, magiê, sắt, kẽm, riboflavin, axit folic và các nguyên tố vi lượng khác cũng gấp 3-10 lần so với củ cải.
3. Vỏ bí đao
Vỏ bí đao có tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng tốt hơn thịt bí đao, thường dùng cho các chứng phù thũng, chướng bụng, tiểu tiện khó, tiêu chảy, lở loét, khát nước do mùa hè nóng bức.
Ngoài ra, vỏ bí đao rất giàu triterpenoid và một số vitamin, khoáng chất, giúp điều hòa lipid máu, nâng cao khả năng miễn dịch.
4. Râu ngô
Là một loại thảo dược phổ biến của Trung Quốc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, cấp ẩm.
Thành phần hoạt chất chính trong râu ngô là polysacarit. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư và kháng khuẩn, có thể dùng để điều trị bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và hệ thống tiết niệu.