4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Sẽ rất lãng phí nếu bạn vứt bỏ những thực phẩm này vì nghĩ nó hết bạn.
1. Rượu nguyên chất

Quy trình sản xuất rượu nguyên chất rất đặc biệt. Đầu tiên, người ta sẽ chọn những loại ngũ cốc chất lượng tốt nhất, sau đó lên men tự nhiên. Trong quá trình lên men, các bước như thêm men koji và thay đổi nhiệt độ phải được thực hiện nhiều lần để chiết xuất hết mùi thơm có trong ngũ cốc.


4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 1




Sau nhiều quá trình chưng cất, rượu được tách ra và ủ trong thùng gỗ sồi. Quá trình này rất quan trọng, vì rượu trải qua nhiều phản ứng hóa học trong thùng gỗ sồi, khiến nó có hương vị thơm ngon hơn. Ủ càng lâu, mùi vị của rượu càng thơm nồng nàn. Đây cũng là điểm khác biệt giữa rượu làm từ ngũ cốc nguyên chất và các loại rượu khác.

Rượu được ủ từ ngũ cốc nguyên chất có mùi thơm và hương vị độc đáo, rất dễ uống. Mùi thơm hấp dẫn của rượu có thể kích thích sự thèm ăn.

4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 2

Về hương vị, do sử dụng phương pháp lên men tự nhiên nên các thành phần trong rượu tinh khiết hơn, êm dịu hơn trong miệng, ít có cảm giác khô rát cổ. Hơn nữa, nó còn giàu dưỡng chất có lợi cho cơ thể, nếu uống vừa phải có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch.

Rượu ủ từ ngũ cốc nguyên chất là phương pháp nấu rượu truyền thống của Trung Quốc đã được phát triển và gìn giữ trong hàng nghìn năm. Ngày nay, ngày càng nhiều người bắt đầu chú ý đến thực phẩm sạch, họ cũng chú ý nhiều hơn đến rượu ủ từ ngũ cốc nguyên chất.

2. Vỏ quýt

Vỏ quýt sau khi được sấy khô, lên men, các hoạt chất trong nó sẽ chuyển hoá thành các chất ổn định, khiến việc bảo quản càng lâu càng tăng thêm hương vị nồng nàn. Hương vị độc đáo của vỏ quýt khiến giá trị của nó tăng cao.

4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 3

Trên thực tế, trong quá trình bảo quản, vỏ quýt không chỉ trải qua những biến đổi về mặt hóa học mà còn bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác.

Chính sự thay đổi này đã khiến vỏ quýt thơm hơn và đắt hơn. Vì vậy, đối với người thích hương vị của vỏ quýt, nên chọn loại có thời gian bảo quản lâu.

4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 4

Một phương pháp phổ biến là đánh giá chất lượng vỏ quý là quan sát màu sắc và kết cấu trên bề mặt của nó. Sau khi bảo quản lâu ngày, bề mặt vỏ quýt thường có màu nâu sẫm và mềm hơn.

Vỏ quýt được bảo quản càng lâu càng có giá trị, không chỉ do mùi thơm, hương vị được cải thiện mà còn có ý nghĩa văn hoá. Đối với những người yêu thích vỏ quýt, việc sưu tầm và nếm thử vỏ quýt đã trở thành một thú vui.

3. Giấm

Giấm là một trong những loại gia vị truyền thống Trung Quốc, được người dân yêu thích từ xa xưa. Đặc biệt, giấm để càng lâu thì hương vị càng êm dịu, thơm ngon hơn.

Thời gian làm ra loại giấm có chất lượng cao cần hơn 3 năm, thậm chí có loại phải hơn 10 năm. Quá trình lão hóa đòi hỏi 2 giai đoạn lên men: vi khuẩn axit axetic và vi khuẩn acetobacter nên mất nhiều thời gian.

4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 5

Đầu tiên, người ta chọn các loại ngũ cốc hoặc trái cây chất lượng cao làm nguyên liệu thô, chẳng hạn như gạo, lúa mì, ngô, v.v. Những nguyên liệu thô này cần được xử lý bằng cách làm sạch, nấu chín và các quy trình khác để tạo thành cám gạo lên men.

Tiếp theo, các loại ngũ cốc lên men được đưa vào hầm ủ để lên men lần đầu. Giai đoạn này đòi hỏi quá trình lên men ở nhiệt độ không đổi, thường ở môi trường 30-35 độ C, vi khuẩn axetic chuyển hóa đường trong cám lên men thành ethanol. Quá trình này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng đến 1 năm để đạt được hàm lượng ethanol vừa đủ.

4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 6

Sau khi hoàn thành quá trình lên men lần đầu, vai trò của vi khuẩn axit axetic vẫn chưa kết thúc. Lúc này, hầm ủ sẽ được mở ra, thông gió để vi khuẩn axit axetic bước vào trạng thái không hoạt động và được kích hoạt trở lại trong lần lên men tiếp theo.

Lần lên men thứ 2 là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của giấm. Trong lần này, vi khuẩn acetobacteria đóng vai trò quan trọng. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-3 năm, vi khuẩn Acetobacter chuyển hóa ethanol thành axit axetic khiến độ axit của giấm tăng dần.

Lúc này, hầm ủ sẽ được kiểm tra thường xuyên để duy trì quá trình lên men cân bằng của vi khuẩn axit. Sau một thời gian dài như vậy, hương vị giấm trở nên đậm đà hơn. Màu sắc của nó lúc đầu chuyển dần từ màu vàng nhạt sang màu hổ phách, có mùi thơm đặc biệt và vị êm dịu.

Giá của loại giấm này thường tăng dần khi thời gian ủ càng lâu, nó rất khan hiếm và quý giá. Nó rất tốt cho sức khoẻ, hàm lượng axit axetic cao, có thể thúc đẩy sự thèm ăn, cải thiện chức năng tiêu hóa, có tác dụng bảo vệ nhất định đối với đường tiêu hóa.

4. Mật ong nguyên chất

Mật ong tự nhiên được tạo ra bởi những con ong thu thập mật hoa và có màu sắc và hương vị khác nhau tùy thuộc vào nguồn mật.

4 loại thực phẩm không sợ hết hạn, càng để lâu càng có giá trị - 7

Mật ong rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có giá trị chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Khi các enzym, oxidase và các thành phần khác có trong mật ong được lên men và oxy hóa trong thời gian dài, màu sắc và mùi vị của mật ong sẽ thay đổi, trở nên thơm và đậm đà hơn.

Ở nhiều nơi, mật ong nguyên chất được coi là dược liệu quý, có tác dụng làm ấm phổi, dưỡng da và bồi bổ cơ thể.
 
Bên trên