4 mẹo giảm ợ hơi, đầy bụng

VTTH.

Well-known member
Điều chỉnh thực phẩm tiêu thụ, bổ sung men tiêu hóa, ăn chậm, tập thể dục giúp giảm khí thừa trong bụng gây ợ hơi.

Khí trong đường ruột do tiêu thụ một số thực phẩm không hợp với cơ địa, ăn uống không đúng cách. Khí có thể thoát ra miệng qua ợ hơi hoặc qua hậu môn nếu bị đầy bụng. Khi tần suất gia tăng, khí trong đường ruột gây đau bụng, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Ợ hơi kéo dài do khí trong ruột có thể không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp là dấu hiệu của các vấn đề ở đường tiêu hóa trên, chẳng hạn như loét hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng, thoát vị, táo bón, bệnh celiac...

Một số mẹo dưới đây giúp bạn giảm khí trong đường ruột, ngăn ợ hơi, đầy bụng.

Kiểm tra thực phẩm tiêu thụ: Vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Fructose - một loại đường tự nhiên có trong atiso, hành tây, lê, lúa mì, cám yến mạch, sữa, một số loại nước ngọt... dễ tạo ra khí trong quá trình tiêu hóa. Mọi người nên ghi lại một cuốn nhật ký thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Khi bạn bị đầy hơi, hãy nhìn lại những gì đã ăn trong vài giờ gần nhất và cân nhắc loại chúng ra khỏi thực đơn.

Các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ... tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể khiến một số người đầy hơi. Ăn với lượng nhỏ và tăng dần lượng thức ăn trong nhiều tuần giúp hệ thống tiêu hóa có thời gian điều chỉnh.

Bắp cải là một trong những loại rau gây đầy hơi. Ảnh: Freepik

Bắp cải là một trong những loại rau gây đầy hơi. Ảnh: Freepik

Bổ sung vi chất
: Một số chất bổ sung có chứa men tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn khó tiêu hóa. Nếu bạn bị đầy hơi do sữa có thể mua enzyme lactase góp phần phá vỡ các loại đường tạo khí.

Hạn chế nuốt khí: Mọi người đều nuốt một lượng nhỏ không khí trong hoạt động hằng ngày. Khi lượng khí bị nuốt tăng lên, tích tụ lại sẽ gây đầy bụng, đầy hơi hoặc ợ hơi. Bạn nên hạn chế các hoạt động gây nuốt khí nhiều như: nhai kẹo cao su, uống nước ngọt có ga, ăn quá nhanh, hút thuốc, đeo răng giả lỏng lẻo. Căng thẳng cũng có thể khiến bạn nuốt quá nhiều không khí, vì vậy, hãy tập thư giãn bất cứ lúc nào thấy mệt mỏi.

Thể dục: Đi bộ, đi xe đạp, chạy và các hình thức tập thể dục khác có thể giúp di chuyển khí qua đường tiêu hóa, làm giảm đầy hơi.

Thể dục thể thao giúp giảm khí qua đường ruột. Ảnh: Freepik

Thể dục thể thao như chơi đá bóng giúp giảm khí qua đường ruột. Ảnh: Freepik

Nếu bạn bị đầy hơi thường xuyên và thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng, bạn có thể thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Một số tình trạng bệnh lý gây đầy hơi như: dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng, thoát vị... cần có thuốc điều trị phù hợp.
 
Bên trên