đinhlinh11
Bé Tleoo
Chuyển đổi số đang trở thành điều kiện cần và đủ đối với ngành tài chính Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0.
GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, tài chính là ngành tiên phong trong chuyển đổi số. Điều đó tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng, giúp người nộp thuế tuân thủ nghĩa vụ tốt hơn, góp phần đẩy nhanh việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế.
Việc chuyển đổi số đã làm thay đổi phương thức quản lý, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chuyển từ trạng thái cơ quan quản lý là người quản lý sang cơ chế phục vụ.
Chia sẻ tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo ngành tài chính: Đổi mới để tăng trưởng bền vững”, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 55% về số lượng, qua kênh Internet là 76% về số lượng và 1,79% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tương ứng là 65% và 77%; qua phương thức QR Code tăng tương ứng là 152% và 301%; và qua ATM giảm 4% về số lượng và 6% về giá trị.
Điều này phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử đang trở nên mạnh mẽ. Các ngân hàng, trung gian thanh toán được kết nối liên thông với thời gian giao dịch tính bằng giây, giá trị giao dịch qua ngân hàng tính trung bình là 900.000 tỷ đồng, tương đương 40 tỷ USD, với khoảng hơn 8 triệu giao dịch một ngày.
Ngoài ra, trên 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng thông qua chuyển đổi số, tỷ lệ chi phí doanh thu của các ngân hàng cũng giảm khoảng 30%, góp phần tiết giảm chi phí đáng kể cho hoạt động của ngân hàng.
“Tùy thuộc vào quy mô, khả năng tài chính và nguồn lực của mỗi ngân hàng sẽ có mức độ chuyển đổi số khác nhau, tuy nhiên thời điểm hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều đã cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số, nỗ lực tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm số của mình”, ông Hùng đánh giá.
Chuyển đổi số của thị trường tài chính sẽ trải qua 4 xu hướng trong thời gian tới.
Còn theo ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam đã và đang vượt lên trên những thách thức đó và chứng kiến những chuyển biến tích cực nhờ vào sự chi phối của xu hướng chuyển đổi số và tăng trưởng xanh.
Các doanh nghiệp dịch vụ công nghệ tài chính trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây vào tự động và tối ưu hóa kinh doanh - vận hành.
Theo khảo sát năm 2023 của Tập đoàn Dịch vụ Tài chính DBS về chuyển đổi số, Việt Nam xếp thứ 2 trong số 10 quốc gia được khảo sát về mức độ ứng dụng chuyển đổi số vào nâng cao trải nghiệm và gắn kết khách hàng, chỉ đứng sau Singapore.
“Việt Nam luôn xác định đổi mới sáng tạo chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng nền kinh tế quốc gia và Fintech là một phần tất yếu trong quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”, đại diện NIC nhấn mạnh.
Nói về xu hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của thị trường tài chính trong thời gian tới, đại diện JobHopin mới đây đã chỉ ra 4 xu hướng cụ thể.
Thứ nhất, các doanh nghiệp hướng tới chuyển đổi số theo hướng tiết kiệm hơn do lo ngại về một cuộc suy thoái.
Thống kê toàn cầu cho hay, 74% giám đốc điều hành của các ngân hàng cho rằng việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên, 46% trong số đó đã phải tạm ngưng hoặc cắt giảm chiến lược chuyển đổi số do lo ngại về một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong tương lai gần.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Ngành tài chính là ngành tiên phong trong chuyển đổi số.
Thứ hai, tình hình kinh tế tại Việt Nam khả quan hơn, nhiều cơ hội cho sáng tạo đổi mới nói chung và đổi mới tài chính nói riêng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp dịch vụ tài chính trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây vào tự động và tối ưu hóa kinh doanh vận hành.
Kết quả khảo sát công bố mới đây, Việt Nam xếp thứ 2 trong số 10 quốc gia được khảo sát về mức độ ứng dụng chuyển đổi số vào nâng cao trải nghiệm và gắn kết khách hàng, cao hơn cả những cường quốc Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, và Ấn Độ.
Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, khoảng 63% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số giúp gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó có 57% doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số giúp tăng lợi thế cạnh tranh; 56% ứng dụng chuyển đổi số giúp cải thiện gắn kết và chăm sóc khách hàng.
Việt Nam đang xếp thứ 48 trong tổng số 132 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 4 tại Đông Nam Á.
Thứ ba, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là ưu tiên chiến lược của các doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là các yếu tố về môi trường- xã hội- quản trị (ESG).
Trong báo cáo dự báo thị trường, các chuyên gia cho rằng các ngân hàng nên nhìn nhận lại những sản phẩm và dịch vụ truyền thống để tìm cách tạo ra các nguồn giá trị mới. Những lĩnh vực được đánh giá giàu tiềm năng bao gồm tài chính nhúng, công nghệ tài chính, định danh điện tử, và tài chính xanh… Nhiều hướng đi có thể khai thác, nhưng bài toán được đặt ra cho ngành ngân hàng là làm sao có thể chuyển mình một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm nguồn lực để không "hụt hơi" trên đường đua dài hạn.
Ngoài doanh thu và lợi nhuận, quá trình chuyển đổi số còn phải xét đến những yếu tố về tính minh bạch, quản lý rủi ro, và trách nhiệm xã hội, với sự theo dõi sát sao từ công chúng, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Trong khảo sát, 54% các ngân hàng nhắc đến yếu tố "khí hậu" trong báo cáo tài chính. Điều này cho thấy đây là từ khóa có sức nặng trong tầm nhìn phát triển doanh nghiệp. 38% CEO ngân hàng cho rằng các chương trình ESG giúp tăng hiệu suất tài chính, tăng 26% so với năm trước.
Thứ tư, hợp tác phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, không có một công thức chung nào có thể đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giữa các tổ chức tài chính được coi là cách tiếp cận cần thiết để xây dựng một nền tài chính vững mạnh. Trên thực tế, 26% giám đốc ngân hàng được khảo sát cho rằng hợp tác chiến lược với các bên thứ 3 là ưu tiên hàng đầu của họ trong việc đẩy mạnh tăng trưởng.
Đặc biệt, ở kh vực châu Á- Thái Bình Dương, các CEO tài chính sẵn sàng bắt tay với các đối tác mới hơn 6% so với mức trung bình thế giới.
GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, tài chính là ngành tiên phong trong chuyển đổi số. Điều đó tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng, giúp người nộp thuế tuân thủ nghĩa vụ tốt hơn, góp phần đẩy nhanh việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế.
Việc chuyển đổi số đã làm thay đổi phương thức quản lý, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chuyển từ trạng thái cơ quan quản lý là người quản lý sang cơ chế phục vụ.
Chia sẻ tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo ngành tài chính: Đổi mới để tăng trưởng bền vững”, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 55% về số lượng, qua kênh Internet là 76% về số lượng và 1,79% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tương ứng là 65% và 77%; qua phương thức QR Code tăng tương ứng là 152% và 301%; và qua ATM giảm 4% về số lượng và 6% về giá trị.
Điều này phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử đang trở nên mạnh mẽ. Các ngân hàng, trung gian thanh toán được kết nối liên thông với thời gian giao dịch tính bằng giây, giá trị giao dịch qua ngân hàng tính trung bình là 900.000 tỷ đồng, tương đương 40 tỷ USD, với khoảng hơn 8 triệu giao dịch một ngày.
Ngoài ra, trên 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng thông qua chuyển đổi số, tỷ lệ chi phí doanh thu của các ngân hàng cũng giảm khoảng 30%, góp phần tiết giảm chi phí đáng kể cho hoạt động của ngân hàng.
“Tùy thuộc vào quy mô, khả năng tài chính và nguồn lực của mỗi ngân hàng sẽ có mức độ chuyển đổi số khác nhau, tuy nhiên thời điểm hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều đã cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số, nỗ lực tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm số của mình”, ông Hùng đánh giá.
Chuyển đổi số của thị trường tài chính sẽ trải qua 4 xu hướng trong thời gian tới.
Còn theo ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam đã và đang vượt lên trên những thách thức đó và chứng kiến những chuyển biến tích cực nhờ vào sự chi phối của xu hướng chuyển đổi số và tăng trưởng xanh.
Các doanh nghiệp dịch vụ công nghệ tài chính trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây vào tự động và tối ưu hóa kinh doanh - vận hành.
Theo khảo sát năm 2023 của Tập đoàn Dịch vụ Tài chính DBS về chuyển đổi số, Việt Nam xếp thứ 2 trong số 10 quốc gia được khảo sát về mức độ ứng dụng chuyển đổi số vào nâng cao trải nghiệm và gắn kết khách hàng, chỉ đứng sau Singapore.
“Việt Nam luôn xác định đổi mới sáng tạo chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng nền kinh tế quốc gia và Fintech là một phần tất yếu trong quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”, đại diện NIC nhấn mạnh.
Nói về xu hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của thị trường tài chính trong thời gian tới, đại diện JobHopin mới đây đã chỉ ra 4 xu hướng cụ thể.
Thứ nhất, các doanh nghiệp hướng tới chuyển đổi số theo hướng tiết kiệm hơn do lo ngại về một cuộc suy thoái.
Thống kê toàn cầu cho hay, 74% giám đốc điều hành của các ngân hàng cho rằng việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên, 46% trong số đó đã phải tạm ngưng hoặc cắt giảm chiến lược chuyển đổi số do lo ngại về một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong tương lai gần.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Ngành tài chính là ngành tiên phong trong chuyển đổi số.
Thứ hai, tình hình kinh tế tại Việt Nam khả quan hơn, nhiều cơ hội cho sáng tạo đổi mới nói chung và đổi mới tài chính nói riêng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp dịch vụ tài chính trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây vào tự động và tối ưu hóa kinh doanh vận hành.
Kết quả khảo sát công bố mới đây, Việt Nam xếp thứ 2 trong số 10 quốc gia được khảo sát về mức độ ứng dụng chuyển đổi số vào nâng cao trải nghiệm và gắn kết khách hàng, cao hơn cả những cường quốc Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, và Ấn Độ.
Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, khoảng 63% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số giúp gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó có 57% doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số giúp tăng lợi thế cạnh tranh; 56% ứng dụng chuyển đổi số giúp cải thiện gắn kết và chăm sóc khách hàng.
Việt Nam đang xếp thứ 48 trong tổng số 132 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 4 tại Đông Nam Á.
Thứ ba, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là ưu tiên chiến lược của các doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là các yếu tố về môi trường- xã hội- quản trị (ESG).
Trong báo cáo dự báo thị trường, các chuyên gia cho rằng các ngân hàng nên nhìn nhận lại những sản phẩm và dịch vụ truyền thống để tìm cách tạo ra các nguồn giá trị mới. Những lĩnh vực được đánh giá giàu tiềm năng bao gồm tài chính nhúng, công nghệ tài chính, định danh điện tử, và tài chính xanh… Nhiều hướng đi có thể khai thác, nhưng bài toán được đặt ra cho ngành ngân hàng là làm sao có thể chuyển mình một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm nguồn lực để không "hụt hơi" trên đường đua dài hạn.
Ngoài doanh thu và lợi nhuận, quá trình chuyển đổi số còn phải xét đến những yếu tố về tính minh bạch, quản lý rủi ro, và trách nhiệm xã hội, với sự theo dõi sát sao từ công chúng, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Trong khảo sát, 54% các ngân hàng nhắc đến yếu tố "khí hậu" trong báo cáo tài chính. Điều này cho thấy đây là từ khóa có sức nặng trong tầm nhìn phát triển doanh nghiệp. 38% CEO ngân hàng cho rằng các chương trình ESG giúp tăng hiệu suất tài chính, tăng 26% so với năm trước.
Thứ tư, hợp tác phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, không có một công thức chung nào có thể đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giữa các tổ chức tài chính được coi là cách tiếp cận cần thiết để xây dựng một nền tài chính vững mạnh. Trên thực tế, 26% giám đốc ngân hàng được khảo sát cho rằng hợp tác chiến lược với các bên thứ 3 là ưu tiên hàng đầu của họ trong việc đẩy mạnh tăng trưởng.
Đặc biệt, ở kh vực châu Á- Thái Bình Dương, các CEO tài chính sẵn sàng bắt tay với các đối tác mới hơn 6% so với mức trung bình thế giới.