linh_449
Linh Linhh
5 CÁCH THỨC TRỢ GIÚP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯ DUY QUYẾT ĐOÁN - TÁI TẠO NỘI TÂM
(1) Hai lựa chọn chẳng có mấy khác biệt, bạn chọn cái nào cũng được
Tại sao việc lựa chọn lại khó khăn? Điều này thường là do hai lựa chọn thực ra chẳng khác nhau mấy, nếu khác biệt rất lớn thì chúng ta sẽ không do dự như vậy. Do đó, nếu sự việc không quá hệ trọng thì không cần phải cân nhắc nhiều, tìm kiếm lựa chọn tốt nhất, mà chỉ cần chọn theo trực giác mách bảo là được rồi. Khi do dự, tôi thường vận dụng mô hình tư duy này, hiệu quả cũng không tồi.
(2) Nắm bắt mâu thuẫn chủ chốt, có thể bỏ qua chi tiết
Nếu phải xem xét, suy nghĩ cặn kẽ từng chi tiết của sự việc, khía cạnh nào cũng bối rối thì sẽ dễ dàng do dự không quyết. Đối với những chuyện nhỏ, chúng ta chỉ cần suy tính đến mâu thuẫn chủ chốt, còn những chi tiết có thể bo qua.
(3) Làm những việc có thể làm, còn lại sẽ thuận theo tự nhiên
Không dám đưa ra quyết định, đôi khi là do sợ đưa ra một quyết định sai lầm hoặc chịu một kết quả không lý tưởng. Thực ra ngay cả khi đã suy nghĩ chu toàn, điều tra nghiên cứu đến cặn kẽ, cũng không thể đảm bảo được một kết quả mỹ mãn, đó chính là “người tính không bằng trời tính”. Chi bằng hãy nói với bản thân rằng: “Tôi đã suy nghĩ đủ rồi, cứ quyết định như vậy đi, kết quả ra sao thì nghe theo ý trời.”
(4) Trường hợp xấu nhất là gì
Khi chúng ta sợ hãi đưa ra một quyết định có thể sẽ sai lầm, chúng ta hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất là gì, có chấp nhận được hay không. Nếu điều đó không phải vấn đề, vậy thì cứ quyết đoán đi.
(5) Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng
Mặc dù chuyện quan trọng nhất là phải suy nghĩ kỹ lưỡng, nhưng luôn có những sự việc và tình huống xảy ra một cách không ngờ tới. Khi các vấn đề chủ chốt đã được suy tính rõ ràng, chúng ta có thể đưa qua quyết định. Câu nói “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng” chính là “giặc đến thì chặn, nước đến thì ngăn”, xảy ra sự cố thì đến lúc đó hẵng tùy cơ ứng biến.
Sách: Tái tạo nội tâm.
(1) Hai lựa chọn chẳng có mấy khác biệt, bạn chọn cái nào cũng được
Tại sao việc lựa chọn lại khó khăn? Điều này thường là do hai lựa chọn thực ra chẳng khác nhau mấy, nếu khác biệt rất lớn thì chúng ta sẽ không do dự như vậy. Do đó, nếu sự việc không quá hệ trọng thì không cần phải cân nhắc nhiều, tìm kiếm lựa chọn tốt nhất, mà chỉ cần chọn theo trực giác mách bảo là được rồi. Khi do dự, tôi thường vận dụng mô hình tư duy này, hiệu quả cũng không tồi.
(2) Nắm bắt mâu thuẫn chủ chốt, có thể bỏ qua chi tiết
Nếu phải xem xét, suy nghĩ cặn kẽ từng chi tiết của sự việc, khía cạnh nào cũng bối rối thì sẽ dễ dàng do dự không quyết. Đối với những chuyện nhỏ, chúng ta chỉ cần suy tính đến mâu thuẫn chủ chốt, còn những chi tiết có thể bo qua.
(3) Làm những việc có thể làm, còn lại sẽ thuận theo tự nhiên
Không dám đưa ra quyết định, đôi khi là do sợ đưa ra một quyết định sai lầm hoặc chịu một kết quả không lý tưởng. Thực ra ngay cả khi đã suy nghĩ chu toàn, điều tra nghiên cứu đến cặn kẽ, cũng không thể đảm bảo được một kết quả mỹ mãn, đó chính là “người tính không bằng trời tính”. Chi bằng hãy nói với bản thân rằng: “Tôi đã suy nghĩ đủ rồi, cứ quyết định như vậy đi, kết quả ra sao thì nghe theo ý trời.”
(4) Trường hợp xấu nhất là gì
Khi chúng ta sợ hãi đưa ra một quyết định có thể sẽ sai lầm, chúng ta hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất là gì, có chấp nhận được hay không. Nếu điều đó không phải vấn đề, vậy thì cứ quyết đoán đi.
(5) Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng
Mặc dù chuyện quan trọng nhất là phải suy nghĩ kỹ lưỡng, nhưng luôn có những sự việc và tình huống xảy ra một cách không ngờ tới. Khi các vấn đề chủ chốt đã được suy tính rõ ràng, chúng ta có thể đưa qua quyết định. Câu nói “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng” chính là “giặc đến thì chặn, nước đến thì ngăn”, xảy ra sự cố thì đến lúc đó hẵng tùy cơ ứng biến.
Sách: Tái tạo nội tâm.
Đính kèm
-
453.7 KB Xem: 62