Phuong Nam
Well-known member
Hãy cùng Tablet Plaza tìm hiểu qua 5 cuốn sách về môi trường này để biết thêm nhiều về mảng này nhé !!!
1. Đời sống bí ẩn của cây
Cây cối cảm thấy gì?
Chúng giao tiếp thế nào?
Những phát hiện từ Thế Giới Bí Mật.
Đời sống bí ẩn của cây
“Khi bạn biết rằng cây cũng biết đau, cũng có ký ức, và cây ba mẹ sống cùng con cái, thì bạn không còn có thể chặt chúng và phá vỡ cuộc sống của chúng bằng những cỗ máy to lớn nữa.”
Được xem là một trong những cuốn sách hay nhất về cây cối, Đời sống bí ẩn của cây mở ra một thế giới kỳ diệu về đời sống xã hội phức tạp của những khu rừng ôn đới. Những cái cây giao tiếp với nhau, thể hiện cá tính riêng, hỗ trợ nhau lớn lên, chia sẻ chất dinh dưỡng cho những cá nhân đang chống chọi bệnh tật và thậm chí cảnh báo nhau về những nguy hiểm sắp xảy ra…
Không chỉ gây bất ngờ với những thông tin hấp dẫn về các loài cây cối mà lâu nay chúng ta vẫn xem là vô tri vô giác, trong tác phẩm này, Peter Wohlleben còn chia sẻ tình yêu sâu sắc của ông đối với cây và rừng, đồng thời giải thích các tiến trình thú vị của sự sống, cái chết và sự tái sinh mà ông đã quan sát được trong chính khu rừng của mình.
2. Đời không plastic
Đây không phải là một cuốn sách chống lại vật liệu plastic, mà là hành trình đi qua một ngày điển hình trong đời sống của chúng ta với góc nhìn cởi mở hơn.
Đời không plastic
Chúng ta hẳn đã quá thân thuộc mà không nhận ra rằng, từ thời điểm vừa chào đời, hầu hết những gì chúng ta nhìn thấy đều được làm từ plastic. Và chúng ta cũng quá quen đến nỗi không còn tự hỏi: Những vật dụng này có cần thiết không? Chất liệu plastic từ đâu đến? Đâu là điểm kết khi chúng hoàn tất công việc của mình?
Cuốn sách này sẽ giúp bạn tự vấn lại chứng nghiện plastic của bản thân (điều không mấy ai để ý), và khiến bạn lưu tâm hơn về những món đồ thông dụng đến nỗi hầu như bạn đã hết cân nhắc về chúng: Tại sao lại có một ống hút hay que khuấy bằng nhựa trong đồ uống của tôi? Tại sao miếng sandwich này lại được bọc trong màng plastic, rồi thì cà phê, nĩa, món rau trộn, bàn chải đánh răng và kem đánh răng, dầu gội, đồ chơi của trẻ em? Cả áo quần. Và bàn ghế, thảm trải, trần nhà của tôi nữa? Mọi chuyện này rốt cuộc là thế nào? Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta trả lời mọi câu hỏi ấy.
3. Niên lịch miền gió cát
Aldo Leopold (1887-1948) là nhà khoa học, nhà địa chất học, nhà triết học, nhà môi trường học người Mỹ, và cũng từng là giáo sư tại Đại học Wisconsin. Tác phẩm Niên lịch miền gió cát của ông như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn từ và cả triết học, với kết cấu gồm ba phần: Phần I là những quan sát về sự thay đổi theo từng tháng của sinh vật tại khu trang trại ở Wisconsin, phần II là ghi chép từ những hành trình khám phá đời sống hoang dã trải rộng khắp châu lục suốt 40 năm, và phần III trình bày những nhận định về một số vấn đề liên quan đến việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Niên lịch miền gió cát
Những bài viết trong Niên lịch miền gió cát không chỉ khéo léo mô tả vẻ đẹp thiên nhiên, mối liên hệ giữa từng sinh vật với cả hệ sinh thái, thể hiện sự quan sát, khảo cứu và kiến văn của Leopold về địa chất – sinh thái, mà còn bộc lộ rõ quan điểm của ông về đạo đức đất đai: Một hành động là đúng đắn khi nó hướng tới việc bảo tồn được tính toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật. Hành động đó là sai nếu không bảo tồn được những điều vừa nói.
Khi viết ra các nhận định vào thời điểm những năm 1940, Aldo Leopold không hình dung được cuốn sách của mình sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến mức nào. Thế nhưng, cho đến nay, cuốn sách vẫn được ngày càng nhiều độc giả yêu thích, trở thành nguồn tư liệu quý giá, làm thay đổi phong trào môi trường và đóng vai trò nền tảng trong lĩnh vực chính sách, đạo đức và khoa học bảo tồn hiện đại.
4. Mùa xuân vắng lặng
Điều gì sẽ xảy ra, khi thiên nhiên “phản đòn” đến loài người?
Mùa xuân vắng lặng
Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng nếu phải tìm một tác phẩm để so sánh với Mùa xuân vắng lặng về sức ảnh hưởng của nó lên thế giới khoa học kỹ thuật này, thì đó chỉ có thể là Nguồn gốc các loài (The Origin of Species) của Charles Darwin.
Được đăng thành nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962; đến nay, Mùa xuân vắng lặng đã bán được hơn hai triệu bản. Rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu tổng hợp DDT gây ra, và bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống. Cuốn sách ra đời không những gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này.
“Rachel Carson để lại cho chúng ta một di sản không chỉ có thể bao quát được cuộc sống tương lai, nhiệt huyết cả đời của bà, mà còn giữ vững được tinh thần của nhiều thế hệ. Bà bắt chúng ta đối mặt với sự tàn phá của hóa chất lên toàn cầu và kêu gọi chúng ta điều chỉnh lại tham vọng của bản thân – một thái độ mang tính cách mạng – để duy trì sự sống cho chính mình.” – Linda Lear.
5. Shinrin-Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật
Từ hàng thiên niên kỷ trước, chúng ta đã biết việc hòa mình với thiên nhiên đem lại cảm giác dễ chịu đến nhường nào. Âm thanh của rừng, mùi thơm của cây, không khí mát lành, ánh nắng lấp ló qua tán lá ‒ tất cả đều mang lại cảm giác khoan khoái, giúp chúng ta giải tỏa lo âu căng thẳng, thư giãn và suy nghĩ thông suốt hơn.
Shinrin-Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật
Chúng ta nhận thức rõ điều này từ tận sâu tâm khảm. Nó như một linh tính, hoặc một bản năng, một cảm giác đôi khi thật khó diễn tả. Trong tiếng Nhật, chúng tôi có một từ để chỉ những cảm xúc không thể biểu đạt bằng ngôn ngữ: yu-gen. Yu-gen mang đến ý niệm sâu sắc về vẻ đẹp huyền bí của vũ trụ, vốn thuộc về thế giới này nhưng lại gợi lên những điều lớn lao hơn.
Đó là cảm giác của tác giả Qing Li khi ở giữa thiên nhiên. Ông nghĩ về thời thơ ấu của mình tại một ngôi làng nhỏ. Nhớ đến rừng dương xanh mướt mỗi độ xuân hè và sắc lá vàng rực trong những ngày thu. Ông hồi tưởng lại những lần cùng bạn bè chơi trốn tìm giữa cây rừng và bắt gặp những con thú, nào thỏ nào cáo, nào sóc nào chuột hamster. Làng ông có một rừng mơ đẹp vô ngần, trổ hoa sắc hồng suốt tháng Tư. Hương vị của những trái mơ mùa thu vẫn còn in đậm trong tâm trí tác giả.
Thực ra, không chỉ đơn thuần là đi dạo. Họ thực hành một liệu pháp của Nhật có tên là tắm rừng, shinrin-yoku. Trong tiếng Nhật, shinrin có nghĩa là “rừng” còn yoku là “tắm”. Vậy shinrin-yoku có nghĩa là tắm trong môi trường rừng, hay đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan. Đây không phải là bài tập thể dục đi bộ hay chạy bộ đường dài. Chỉ đơn giản là đón nhận và kết nối với thiên nhiên bằng thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Ở trong nhà, chúng ta thường chỉ sử dụng hai giác quan, mắt và tai. Ngoài trời là nơi chúng ta có thể hít ngửi mùi hoa, thưởng thức không khí trong lành, ngắm nhìn cây lá thay màu, lắng nghe tiếng chim hót và cảm nhận cái se lạnh mơn trớn trên làn da. Và khi các giác quan được mở ra, chúng ta bắt đầu kết nối với thế giới tự nhiên.
1. Đời sống bí ẩn của cây
Cây cối cảm thấy gì?
Chúng giao tiếp thế nào?
Những phát hiện từ Thế Giới Bí Mật.
Đời sống bí ẩn của cây
“Khi bạn biết rằng cây cũng biết đau, cũng có ký ức, và cây ba mẹ sống cùng con cái, thì bạn không còn có thể chặt chúng và phá vỡ cuộc sống của chúng bằng những cỗ máy to lớn nữa.”
Được xem là một trong những cuốn sách hay nhất về cây cối, Đời sống bí ẩn của cây mở ra một thế giới kỳ diệu về đời sống xã hội phức tạp của những khu rừng ôn đới. Những cái cây giao tiếp với nhau, thể hiện cá tính riêng, hỗ trợ nhau lớn lên, chia sẻ chất dinh dưỡng cho những cá nhân đang chống chọi bệnh tật và thậm chí cảnh báo nhau về những nguy hiểm sắp xảy ra…
Không chỉ gây bất ngờ với những thông tin hấp dẫn về các loài cây cối mà lâu nay chúng ta vẫn xem là vô tri vô giác, trong tác phẩm này, Peter Wohlleben còn chia sẻ tình yêu sâu sắc của ông đối với cây và rừng, đồng thời giải thích các tiến trình thú vị của sự sống, cái chết và sự tái sinh mà ông đã quan sát được trong chính khu rừng của mình.
2. Đời không plastic
Đây không phải là một cuốn sách chống lại vật liệu plastic, mà là hành trình đi qua một ngày điển hình trong đời sống của chúng ta với góc nhìn cởi mở hơn.
Đời không plastic
Chúng ta hẳn đã quá thân thuộc mà không nhận ra rằng, từ thời điểm vừa chào đời, hầu hết những gì chúng ta nhìn thấy đều được làm từ plastic. Và chúng ta cũng quá quen đến nỗi không còn tự hỏi: Những vật dụng này có cần thiết không? Chất liệu plastic từ đâu đến? Đâu là điểm kết khi chúng hoàn tất công việc của mình?
Cuốn sách này sẽ giúp bạn tự vấn lại chứng nghiện plastic của bản thân (điều không mấy ai để ý), và khiến bạn lưu tâm hơn về những món đồ thông dụng đến nỗi hầu như bạn đã hết cân nhắc về chúng: Tại sao lại có một ống hút hay que khuấy bằng nhựa trong đồ uống của tôi? Tại sao miếng sandwich này lại được bọc trong màng plastic, rồi thì cà phê, nĩa, món rau trộn, bàn chải đánh răng và kem đánh răng, dầu gội, đồ chơi của trẻ em? Cả áo quần. Và bàn ghế, thảm trải, trần nhà của tôi nữa? Mọi chuyện này rốt cuộc là thế nào? Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta trả lời mọi câu hỏi ấy.
3. Niên lịch miền gió cát
Aldo Leopold (1887-1948) là nhà khoa học, nhà địa chất học, nhà triết học, nhà môi trường học người Mỹ, và cũng từng là giáo sư tại Đại học Wisconsin. Tác phẩm Niên lịch miền gió cát của ông như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn từ và cả triết học, với kết cấu gồm ba phần: Phần I là những quan sát về sự thay đổi theo từng tháng của sinh vật tại khu trang trại ở Wisconsin, phần II là ghi chép từ những hành trình khám phá đời sống hoang dã trải rộng khắp châu lục suốt 40 năm, và phần III trình bày những nhận định về một số vấn đề liên quan đến việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Niên lịch miền gió cát
Những bài viết trong Niên lịch miền gió cát không chỉ khéo léo mô tả vẻ đẹp thiên nhiên, mối liên hệ giữa từng sinh vật với cả hệ sinh thái, thể hiện sự quan sát, khảo cứu và kiến văn của Leopold về địa chất – sinh thái, mà còn bộc lộ rõ quan điểm của ông về đạo đức đất đai: Một hành động là đúng đắn khi nó hướng tới việc bảo tồn được tính toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật. Hành động đó là sai nếu không bảo tồn được những điều vừa nói.
Khi viết ra các nhận định vào thời điểm những năm 1940, Aldo Leopold không hình dung được cuốn sách của mình sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến mức nào. Thế nhưng, cho đến nay, cuốn sách vẫn được ngày càng nhiều độc giả yêu thích, trở thành nguồn tư liệu quý giá, làm thay đổi phong trào môi trường và đóng vai trò nền tảng trong lĩnh vực chính sách, đạo đức và khoa học bảo tồn hiện đại.
4. Mùa xuân vắng lặng
Điều gì sẽ xảy ra, khi thiên nhiên “phản đòn” đến loài người?
Mùa xuân vắng lặng
Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng nếu phải tìm một tác phẩm để so sánh với Mùa xuân vắng lặng về sức ảnh hưởng của nó lên thế giới khoa học kỹ thuật này, thì đó chỉ có thể là Nguồn gốc các loài (The Origin of Species) của Charles Darwin.
Được đăng thành nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962; đến nay, Mùa xuân vắng lặng đã bán được hơn hai triệu bản. Rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu tổng hợp DDT gây ra, và bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống. Cuốn sách ra đời không những gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này.
“Rachel Carson để lại cho chúng ta một di sản không chỉ có thể bao quát được cuộc sống tương lai, nhiệt huyết cả đời của bà, mà còn giữ vững được tinh thần của nhiều thế hệ. Bà bắt chúng ta đối mặt với sự tàn phá của hóa chất lên toàn cầu và kêu gọi chúng ta điều chỉnh lại tham vọng của bản thân – một thái độ mang tính cách mạng – để duy trì sự sống cho chính mình.” – Linda Lear.
5. Shinrin-Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật
Từ hàng thiên niên kỷ trước, chúng ta đã biết việc hòa mình với thiên nhiên đem lại cảm giác dễ chịu đến nhường nào. Âm thanh của rừng, mùi thơm của cây, không khí mát lành, ánh nắng lấp ló qua tán lá ‒ tất cả đều mang lại cảm giác khoan khoái, giúp chúng ta giải tỏa lo âu căng thẳng, thư giãn và suy nghĩ thông suốt hơn.
Shinrin-Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật
Chúng ta nhận thức rõ điều này từ tận sâu tâm khảm. Nó như một linh tính, hoặc một bản năng, một cảm giác đôi khi thật khó diễn tả. Trong tiếng Nhật, chúng tôi có một từ để chỉ những cảm xúc không thể biểu đạt bằng ngôn ngữ: yu-gen. Yu-gen mang đến ý niệm sâu sắc về vẻ đẹp huyền bí của vũ trụ, vốn thuộc về thế giới này nhưng lại gợi lên những điều lớn lao hơn.
Đó là cảm giác của tác giả Qing Li khi ở giữa thiên nhiên. Ông nghĩ về thời thơ ấu của mình tại một ngôi làng nhỏ. Nhớ đến rừng dương xanh mướt mỗi độ xuân hè và sắc lá vàng rực trong những ngày thu. Ông hồi tưởng lại những lần cùng bạn bè chơi trốn tìm giữa cây rừng và bắt gặp những con thú, nào thỏ nào cáo, nào sóc nào chuột hamster. Làng ông có một rừng mơ đẹp vô ngần, trổ hoa sắc hồng suốt tháng Tư. Hương vị của những trái mơ mùa thu vẫn còn in đậm trong tâm trí tác giả.
Thực ra, không chỉ đơn thuần là đi dạo. Họ thực hành một liệu pháp của Nhật có tên là tắm rừng, shinrin-yoku. Trong tiếng Nhật, shinrin có nghĩa là “rừng” còn yoku là “tắm”. Vậy shinrin-yoku có nghĩa là tắm trong môi trường rừng, hay đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan. Đây không phải là bài tập thể dục đi bộ hay chạy bộ đường dài. Chỉ đơn giản là đón nhận và kết nối với thiên nhiên bằng thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Ở trong nhà, chúng ta thường chỉ sử dụng hai giác quan, mắt và tai. Ngoài trời là nơi chúng ta có thể hít ngửi mùi hoa, thưởng thức không khí trong lành, ngắm nhìn cây lá thay màu, lắng nghe tiếng chim hót và cảm nhận cái se lạnh mơn trớn trên làn da. Và khi các giác quan được mở ra, chúng ta bắt đầu kết nối với thế giới tự nhiên.