5 hành vi của cha mẹ khiến con cái bị tổn thương nhất

Nguyễn Mai

Well-known member
Hành vi gây tổn thương của cha mẹ là nỗi đau thầm kín chôn chặt trong lòng đứa trẻ. Mặc dù trẻ không nói gì nhưng tính cách, hành vi bị ảnh hưởng và trở thành cái bóng trong cuộc đời chúng.
Để lắng nghe tiếng nói của học sinh, một giáo viên đã đặt chiếc hộp rắc rối trong lớp. Chiếc hộp này là nơi mà các em có thể viết ra những lo lắng của mình mà không sợ người khác biết.

Cô giáo vốn dĩ cho rằng, thế giới của trẻ con thật đơn giản và tươi đẹp, nhưng nỗi lo lớn nhất chính là "quá nhiều bài tập về nhà", "quá ít đồ ăn vặt" hay "tại sao mình không thể chơi game một lúc".

Tuy nhiên, khi cầm trên tay một số mảnh giấy ghi rằng: “Tại sao bố mẹ tôi lại ly hôn sau khi sinh ra tôi?", "Bố mẹ tôi ngày nào cũng nhìn vào điện thoại di động, chưa bao giờ thực sự ở bên tôi. Giá như bố mẹ tôi thực sự có thể ở bên tôi", "Tại sao mẹ không quan tâm đến con, chỉ quan tâm đến em trai thôi. Con muốn mẹ quan tâm đến con nhiều hơn", cô giáo cảm thấy xót xa vô cùng.

Đôi khi một vài điều tưởng chừng nhỏ nhặt của cha mẹ lại đủ để thay đổi cả cuộc đời của một đứa trẻ. Trong đó, 5 hành vi phổ biến gây hại cho trẻ dưới đây đáng được cha mẹ lưu tâm nhiều hơn.

1. Thường xuyên cãi nhau

Một cư dân mạng kể lại câu chuyện của mình rằng, cha mẹ mình thường xuyên cãi vã, đánh nhau. Ký ức tuổi thơ của cô chưa bao giờ có được một ngày hạnh phúc. Giờ đây, khi trưởng thành, cô mắc chứng ám ảnh hôn nhân nặng nề. Cô sợ cuộc hôn nhân của mình sẽ giống như cha mẹ mình, không có gì ngoài những lời buộc tội, hành hạ và la hét.

Trên thực tế, việc cãi vã giữa cha mẹ làm tổn thương nhiều hơn mối quan hệ giữa vợ và chồng. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con cái, mối quan hệ giữa các cá nhân.

Đối với trẻ thơ, điều hạnh phúc nhất trong thời thơ ấu không phải là được sống trong một ngôi nhà lớn, có những đồ chơi sang trọng, mà là được sống trong một gia đình hòa thuận và yêu thương.


5 hành vi của cha mẹ khiến con cái bị tổn thương nhất - 1




2. Ít đồng hành

Trong chương trình tạp kỹ "Youth Talk" của Trung Quốc, Ye Zijian - một cậu bé học lớp 5 đã nói ra những cảm xúc thầm kín của mình khiến khán giả xót xa.

“Khi còn nhỏ, con luôn nghĩ điện thoại di động là con của cha mẹ, bởi vì mỗi lần con ngước lên nhìn họ đều chăm chú nhìn vào điện thoại. Con thực sự không biết những thứ đẹp đẽ trong điện thoại của họ liệu có quan trọng hơn con không. Thậm chí, để giữ im lặng và không để con làm phiền, mẹ còn cho con dùng điện thoại”.

Cuối cùng, Zijian đã rơi nước mắt cầu xin: "Bố mẹ, đặt điện thoại xuống và ở bên con, được không?"

Đôi khi, khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải là giữa sự sống và cái chết. Thay vào đó, đứa trẻ đang đứng trước mặt cha mẹ, nhưng trong mắt họ chỉ có chiếc điện thoại di động.

Nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng, cảm giác an toàn, sức khỏe tinh thần và sự ổn định về nhân cách của một người hầu hết đều đến từ chất lượng của sự đồng hành của cha mẹ trong thời thơ ấu.

Chính sự đồng hành trong giai đoạn đầu đời sẽ quyết định thế giới tương lai của trẻ sẽ “đầy nắng hay nhiều mây”.

3. Cằn nhằn

Một người mẹ tự nhận mình là người rất chu đáo nhưng con trai cô lại mê game, suốt ngày ngồi trước màn hình, không chịu ăn uống, cũng không đến trường.

Sau đó, các chuyên gia sau đó đã đi tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện ra lý do đằng sau cậu bé lại tự cô lập mình như vậy. Hóa ra là cậu bé luôn bị mẹ cằn nhằn suốt ngày.

Bất cứ khi nào cậu không làm mẹ hài lòng, người mẹ sẽ cằn nhằn không ngừng. Đối mặt với người mẹ huyên thuyên, cậu bé chọn cách im lặng, đắm mình vào thế giới của game.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tần suất lặp lại ngôn ngữ và hiệu quả thuyết phục thường thể hiện một "đường cong chữ U ngược". Nói cách khác, càng nói đi nói lại nhiều lần thì con cái càng ít muốn lắng nghe hơn.

5 hành vi của cha mẹ khiến con cái bị tổn thương nhất - 2

4. Dán nhãn

Dán nhãn là cách phổ biến nhất để các bậc cha mẹ trút giận:

“Con không biết dùng não của mình để suy nghĩ hả? Con đúng là ngốc mà”.

“Làm sao tao lại sinh ra một đứa vô dụng như mày”.

“Vài bài toán cỏn con mà không làm được thì lớn lên làm được tích sự gì”.


Nhiều bậc cha mẹ hy vọng rằng, thông qua phương pháp này con cái họ sẽ biết xấu hổ và cố gắng hơn. Nhưng mẹ không biết rằng, những lời gắn nhãn đầy tiêu cực này sẽ khiến cho trẻ ngày càng chán nản, kém cỏi, ít nói hơn.

Có một câu chuyện kể rằng, con trai của một người bố nọ rất ngỗ ngược, sớm bỏ nhà đi và cắt đứt liên lạc với gia đình. Ông đã tìm tới một chuyên gia tư vấn tâm lý để trút hết những đau khổ của mình. Thật bất ngờ, chuyên gia hỏi ông rằng: “Ông đã ngừng chửi rủa con trai mình chưa”.

Chuyên gia giải thích: “Chửi rủa có nghĩa là nói hoặc nghĩ điều gì sai trái với người khác. Và những gì ông nói vừa rồi đều là những điều nói xấu về con trai mình. Ông đã mắng mmmor con trai mình như vậy bao lâu rồi?".

Sau khi nghe những lời này, người bố chợt nhận ra. Vài tháng sau theo lời chuyên của chuyên gia, mỗi khi nói về con trai, ông cố gắng nhớ lại những mặt tốt và chỉ nói về điều tốt đẹp về con trai mình. Dần dần, mối quan hệ giữa 2 cha con đã cải thiện.

Một câu nói có thể hủy hoại một đứa trẻ, và một câu nói có thể tạo nên sự thay đối cho một đứa trẻ.

Khi cha mẹ cứ lặp đi lặp lại những lời nói tích cực, bao dung nhiều hơn, trẻ sẽ học cách tin tưởng vào bản thân, vượt qua khó khăn, trở nên tích cực hơn.

5 hành vi của cha mẹ khiến con cái bị tổn thương nhất - 3

5. Thiên vị

Cách đây một thời gian, có một người mẹ mới sinh con thứ 2 lên mạng than thở rằng, cô chị luôn đánh đứa em trai mới sinh, thậm chí còn nói những lời khủng khiếp như “tao muốn bóp cổ mày”. Điều này khiến người mẹ cảm thấy sợ hãi và không hiểu tại sao đứa con gái của mình thù ghét em trai như vậy.

Khi tìm hiểu nguyên nhân, các chuyên gia phát hiện ra manh mối. Hóa ra khi ngồi chơi với con, người mẹ liên tục hướng ánh mắt về phía cậu con trai, còn liên tục nhắc nhở cô gái lớn.

“Con cẩn thận một chút, đừng va phải em”.

“Em của con còn nhỏ, con lớn rồi nhường cho em đi”.


Sau đó, cô bé tức giận ném món đồ chơi và nói: “Con ghét em nhất. Con cũng ghét mẹ nhất”.

Người mẹ đau khổ, tỏ vẻ bất lực lắc đầu nói: “Con bé càng lớn càng khó dạy, chẳng hiểu biết gì cả”.

Đây là một trường hợp thường thấy ở nhiều gia đình sau khi sinh con thứ 2. Người mẹ trong tiềm thức luôn thiên vị đứa nhỏ màm không để ý tới đứa lớn, luôn yêu cầu đứa lớn phải biết ngoan ngoãn, hiểu chuyện, yêu thương em mình.

Nhưng họ quên mất rằng, đứa lớn nhất cũng chỉ là một đứa trẻ, tất cả những gì chúng có thể làm là thu hút sự chú ý của cha mẹ bằng cách cố tình nghịch ngợm và bắt nạt em.

Do đó, trong một gia đình có hai con, thái độ của cha mẹ đặc biệt quan trọng.
 
Bên trên