5 kiểu thưởng thức cà phê Việt được Michelin gợi ý

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Michelin gợi ý 6 ly cà phê nổi bật theo phong cách Việt, vừa truyền thống vừa hiện đại như cà phê sữa đá, cà phê trứng hay cà phê muối.

Được người Pháp giới thiệu vào giữa thế kỷ 19, cà phê ở Việt Nam đã phát triển thành di sản ẩm thực Việt. Ngày nay, cụm từ "đi cà phê" không chỉ là thưởng thức một tách cà phê mà còn kết nối các mối quan hệ, các cuộc gặp gỡ bạn bè hay công việc. Dưới đây là 6 kiểu thưởng thức cà phê tại Việt Nam do Cẩm nang Ẩm thực hàng đầu thế giới Michelin (The Michelin Guide) gợi ý.

Cà phê sữa đá: Cà phê biểu tượng của Việt Nam

Cà phê sữa đá hay nâu đá. Ảnh: EVC
Cà phê sữa đá hay còn được gọi là nâu đá. Ảnh: EVC


Cà phê sữa đá hay nâu đá. Ảnh: EVC

Cà phê sữa đá (nâu đá) thật sự là thứ đồ uống quý giá nhất trong thế giới cà phê Việt Nam. Thức uống truyền thống này dùng bột cà phê, pha phin, đổ nước sôi vào và đợi những giọt cà phê từ từ nhỏ xuống qua bộ lọc, bên dưới chiếc ly đã có sẵn sữa đặc và đá được cho sau cùng khi đánh quyện cà phê và sữa. Sự hòa quyện của các hương vị, đắng của cà phê và ngọt của sữa khiến cà phê sữa đá gây được ấn tượng với người nghiện món đồ uống này.

Bắt nguồn từ những con phố nhộn nhịp của TP HCM, loại đồ uống mang tính biểu tượng này có mặt từ những quán ven đường tới các nhà hàng 5 sao sang trọng. Ngày nay, cà phê sữa đá là món đồ uống chủ yếu của các nhà hàng Việt trên toàn thế giới, như một thứ đồ dùng kèm không thể thiếu, là di sản ẩm thực của Việt Nam.

Bạc xỉu: Cà phê hòa quyện từ ba nền văn hóa

Bạc xỉu. Ảnh: KBT
Bạc xỉu. Ảnh: KBT

Bạc xỉu. Ảnh: KBT

Được sáng chế bởi những người Hoa ở Sài Gòn đầu thế kỷ 20, bạc xỉu như một minh chứng cho nền văn hóa và ẩm thực phong phú của Sài Gòn, là đồ uống ảnh hưởng phong cách Trung Quốc, Việt Nam và Pháp.

Nhiều người cho rằng vị đắng đậm đà của cà phê đen và cà phê sữa là thách thức đối với phụ nữ và trẻ em vốn khó quen nên người Trung Quốc đã nghĩ ra một phiên bản sáng tạo hơn - chính là bạc xỉu. Họ thay đổi công thức cà phê sữa đá truyền thống, điều chỉnh tỷ lệ cà phê và sữa để ngon miệng hơn (tăng sữa, giảm cà phê). Bạc xỉu là sự kết hợp thành công khi cân bằng được đường sữa và cà phê.

Cà phê trứng: Tuyệt tác cà phê Hà Nội

Cà phê trứng. Ảnh: Lê Liên
=
Cà phê trứng. Ảnh: Lê Liên

Cà phê trứng. Ảnh: Lê Liên

Cà phê trứng có thể coi là một sáng tạo tuyệt vời của thời kỳ chiến tranh. Vào những năm 1940, khi giá đường và sữa tăng vọt, ông Nguyễn Văn Giảng, người sáng lập quán cà phê Giảng ở Hà Nội, đã dùng lòng đỏ trứng, lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của ông khi làm việc tại khách sạn Metropole (Sofitel Legend Metropole Hà Nội) kết hợp với cà phê cappuccino. Sự thay thế khéo léo này đã tạo ra một loại kem vàng đậm trên nền cà phê, đan xen vị đắng và vị béo của trứng. Thành phẩm còn có vị ngọt nhờ mật ong.

Được phục vụ trong những chiếc cốc nhỏ, cà phê trứng Việt Nam mang đến trải nghiệm với cảm giác khác biệt. Cà phê trứng được giữ ấm bằng một bát nước nóng, giúp người thưởng thức cảm thấy dễ chịu. Với sự cân bằng của các thành phần, cà phê trứng là món đồ uống thật sự quyến rũ.

Cà phê muối: Sự kết hợp trong cà phê

=
Cà phê muối có nguồn gốc từ Huế. Ảnh: Cafe Muoi

Cà phê muối có nguồn gốc từ Huế. Ảnh: Cafe Muoi

Đúng như tên gọi, cà phê muối là cà phê có vị mặn từ muối. Món đồ uống này thể hiện tinh thần sáng tạo của ẩm thực Việt những năm gần đây, hòa quyện giữa truyền thống cà phê lâu đời với sự sáng tạo của thế kỷ mới. Có nguồn gốc từ Huế, cà phê muối kết hợp tinh tế hạt cà phê robusta với kem và muối. Vị mặn trung hòa vị đắng, ngọt, tạo cảm giác hài hòa ấn tượng khi thưởng thức.

Cà phê muối có nhiều lớp, sữa đặc ở đáy, cà phê ở giữa và lớp kem bên trên. Cà phê muối là một cuộc phiêu lưu ẩm thực độc đáo. Khi khuấy tất cả với nhau, vị mặn sẽ làm nổi bật hương vị đậm đà của cà phê đồng thời làm dịu đi vị đắng và tăng thêm vị ngọt, béo ngậy của sữa.

Cà phê cốt dừa: Một truyền thống nhiệt đới

Cà phê cốt dừa. Ảnh: Mina
Cà phê cốt dừa. Ảnh: Mina

Cà phê cốt dừa. Ảnh: Mina

Món đồ uống thể hiện tình yêu của người Việt Nam với loại quả nhiệt đới. Với công thức khéo léo, hương thơm và vị đắng của cà phê nguyên chất, vị ngọt béo của nước cốt dừa và sữa đặc đã tạo nên bản giao hưởng hương vị làm say đắm các giác quan.

Một tách cà phê cốt dừa đòi hỏi một quá trình pha chế tỉ mỉ. Đầu tiên, nước cốt dừa được trộn với sữa đặc và đá viên cho đến khi đạt được độ mịn. Sau đó, cà phê đen lắc mạnh trong chai cho đến khi hình thành bọt màu nâu nhạt trên bề mặt. Cuối cùng, cà phê được rót vào cốc thủy tinh, đổ chậm rãi hỗn hợp nước cốt dừa cô đặc, tạo nên loại đồ uống có hương vị riêng và hấp dẫn về mặt thị giác. Cà phê cốt dừa đưa người uống đến một thiên đường nhiệt đới.
 
Bên trên