Thanh Hào
Well-known member
rong một bài viết của tôi, với chủ đề "7 kỹ năng giúp bạn được trả lương cao trong tương lai", thì tiếp thị là một trong những kỹ năng được xếp hạng hàng đầu, và cực kỳ cần thiết đối với những ai đang chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Việc bạn tạo ra được một thứ gì đó hữu ích, chưa chắc có thể giúp cho bạn kiếm được tiền. Việc tiếp thị và bán hàng mới chính là thứ mang lại doanh thu cho bạn.
Sau đây là 5 kỹ thuật tiếp thị phổ biến nhất mà các thương hiệu thường hay sử dụng, để bán bất cứ thứ gì.
1. Tiếp thị truyền miệng
Có một thí nghiệm đã được thực hiện tại một khu phố ở California, trong vòng 6 tháng. Các nhà nghiên cứu đã thuê một gia đình diễn viên nổi tiếng để thực hiện cuộc thử nghiệm. Các diễn viên được sắp xếp nơi ở trong một ngôi nhà khang trang. Sau đó, họ sẽ dần kết bạn cùng với những người hàng xóm, và giới thiệu tới mọi người, về những sản phẩm của những thương hiệu mà họ đang sử dụng.
Trong suốt khoảng thời gian này, các thương hiệu mà họ đề xuất đã được 15.000 khách hàng mới biết đến, và có đến tận 12.000 người đã sở hữu ít nhất 1 sản phẩm có cùng thương hiệu với những thứ mà gia đình diễn viên này đã sử dụng. Chiến lược tiếp thị này không hề sử dụng đến các công cụ tiếp thị kỹ thuật số, cũng như các chương trình quảng cáo truyền thông.
Chúng ta thường hay bị thu hút bởi một thương hiệu nhiều hơn khi chúng ta nghe về nó từ một người mà chúng ta đã biết. Chỉ cần mọi người giới thiệu với nhau về một cái gì đó, sản phẩm đó sẽ dần được nhiều người biết đến hơn. Đây là chính là sức mạnh của việc tiếp thị truyền miệng.
2. Tiếp thị dựa trên những nỗi lo của người tiêu dùng
Bạn có nhận thấy rằng, hầu hết các chương trình quảng cáo trên truyền hình đều đang sử dụng loại kỹ thuật tiếp thị này không? Chúng ta sợ rằng, nếu chúng ta không sử dụng sản phẩm của một thương hiệu cụ thể, thì điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra với chúng ta.
Ví dụ, trường phái yoga Patanjali thường khuyến cáo chúng ta nên sử dụng những loại sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, bởi vì những sản phẩm hóa học có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Điều này hoàn toàn đúng và chúng ta nên làm theo!
Tuy nhiên, có một vấn đề là, đôi khi các thương hiệu lại khiến chúng ta trở nên sợ hãi bằng những thứ không hề liên quan. Ví dụ, như hình thức tiếp thị dựa trên sự lo lắng chẳng hạn. Hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều sử dụng kiểu tiếp thị này. Nó bao gồm 3 bước chính:
● Họ khiến bạn lo ngại rằng, bạn đang gặp một số vấn đề nào đó
● Sau đó, họ phóng đại những vấn đề của bạn và khiến bạn trở nên lo lắng, sợ hãi hơn
● Cuối cùng, họ khuyến khích bạn sử dụng sản phẩm từ thương hiệu của họ để giải quyết những vấn đề đó.
Có lẽ những yêu sách này có thể không mấy tốt đẹp, nhưng nó thật sự mang lại nhiều hiệu quả. Đây là vấn đề với bản chất của con người. Khi chúng ta tiến hóa, điều duy nhất mà bộ não của chúng ta phải làm, ngoài việc tìm kiếm thức ăn, là cẩn thận với nguy hiểm. Khi quá trình tiến hóa xảy ra, phản ứng của chúng ta đối với nỗi sợ hãi vẫn không biến mất. Vì vậy, việc lợi dụng những mối lo ngại từ người tiêu dùng có thể giúp cho hoạt động tiếp thị trở nên hiệu quả hơn.
3. Tiếp thị thông qua những ký ức đẹp đẽ và ngọt ngào
Chúng ta hầu như sẽ luôn ưu tiên chọn sử dụng những thương hiệu, mà chúng khiến cho chúng ta có một sự kết nối về mặt tình cảm. Một đứa trẻ lớn lên cùng với một thương hiệu cụ thể, có khả năng cao sẽ gắn bó với thương hiệu đó khi chúng trưởng thành.
Bạn đã từng có kỷ niệm nào với Coke hay Pepsi không? Nó có ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn của bạn đối với các loại đồ uống không? Đó cũng là lý do tại sao các thương hiệu sẽ không thay đổi loại âm nhạc quảng cáo của họ trong nhiều năm.
4. Tiếp thị thông qua sự chứng thực của người nổi tiếng
Đây có lẽ là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong những hoạt động tiếp thị ngày nay. Quyền lực và sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng có thể thu hút vô số ánh mắt vào một thương hiệu và một sản phẩm cụ thể. Người đó càng nổi tiếng thì sản phẩm mà họ quảng cáo sẽ càng có uy tín lớn hơn, và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sử dụng nhiều hơn.
Tuy nhiên, chiến lược tiếp thị này cũng có thể phản tác dụng. Đôi khi chúng ta sẽ chỉ nhớ đến một sản phẩm vì hình ảnh và tên tuổi của những người nổi tiếng, chứ không phải vì chất lượng hay tác dụng mà những sản phẩm đó mang lại.
5. Tiếp thị tập trung vào đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ
Kỹ thuật tiếp thị này cũng khá giống với kỹ thuật thứ 3 mà tôi đã nêu trong bài viết này. Trẻ em là đối tượng khách hàng rất dễ bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này cũng có hiệu quả đối với phụ nữ đang mang thai.
Trong một thử nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng, trẻ em yêu thích các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng hơn những sản phẩm khác. Chúng nghĩ rằng, thức ăn trong giấy bọc của McDonald’s ngon hơn những loại đồ ăn không được bọc, ngay cả khi cả 2 đều giống nhau.
Sau đây là 5 kỹ thuật tiếp thị phổ biến nhất mà các thương hiệu thường hay sử dụng, để bán bất cứ thứ gì.
1. Tiếp thị truyền miệng
Có một thí nghiệm đã được thực hiện tại một khu phố ở California, trong vòng 6 tháng. Các nhà nghiên cứu đã thuê một gia đình diễn viên nổi tiếng để thực hiện cuộc thử nghiệm. Các diễn viên được sắp xếp nơi ở trong một ngôi nhà khang trang. Sau đó, họ sẽ dần kết bạn cùng với những người hàng xóm, và giới thiệu tới mọi người, về những sản phẩm của những thương hiệu mà họ đang sử dụng.
Trong suốt khoảng thời gian này, các thương hiệu mà họ đề xuất đã được 15.000 khách hàng mới biết đến, và có đến tận 12.000 người đã sở hữu ít nhất 1 sản phẩm có cùng thương hiệu với những thứ mà gia đình diễn viên này đã sử dụng. Chiến lược tiếp thị này không hề sử dụng đến các công cụ tiếp thị kỹ thuật số, cũng như các chương trình quảng cáo truyền thông.
Chúng ta thường hay bị thu hút bởi một thương hiệu nhiều hơn khi chúng ta nghe về nó từ một người mà chúng ta đã biết. Chỉ cần mọi người giới thiệu với nhau về một cái gì đó, sản phẩm đó sẽ dần được nhiều người biết đến hơn. Đây là chính là sức mạnh của việc tiếp thị truyền miệng.
2. Tiếp thị dựa trên những nỗi lo của người tiêu dùng
Bạn có nhận thấy rằng, hầu hết các chương trình quảng cáo trên truyền hình đều đang sử dụng loại kỹ thuật tiếp thị này không? Chúng ta sợ rằng, nếu chúng ta không sử dụng sản phẩm của một thương hiệu cụ thể, thì điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra với chúng ta.
Ví dụ, trường phái yoga Patanjali thường khuyến cáo chúng ta nên sử dụng những loại sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, bởi vì những sản phẩm hóa học có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Điều này hoàn toàn đúng và chúng ta nên làm theo!
Tuy nhiên, có một vấn đề là, đôi khi các thương hiệu lại khiến chúng ta trở nên sợ hãi bằng những thứ không hề liên quan. Ví dụ, như hình thức tiếp thị dựa trên sự lo lắng chẳng hạn. Hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều sử dụng kiểu tiếp thị này. Nó bao gồm 3 bước chính:
● Họ khiến bạn lo ngại rằng, bạn đang gặp một số vấn đề nào đó
● Sau đó, họ phóng đại những vấn đề của bạn và khiến bạn trở nên lo lắng, sợ hãi hơn
● Cuối cùng, họ khuyến khích bạn sử dụng sản phẩm từ thương hiệu của họ để giải quyết những vấn đề đó.
Có lẽ những yêu sách này có thể không mấy tốt đẹp, nhưng nó thật sự mang lại nhiều hiệu quả. Đây là vấn đề với bản chất của con người. Khi chúng ta tiến hóa, điều duy nhất mà bộ não của chúng ta phải làm, ngoài việc tìm kiếm thức ăn, là cẩn thận với nguy hiểm. Khi quá trình tiến hóa xảy ra, phản ứng của chúng ta đối với nỗi sợ hãi vẫn không biến mất. Vì vậy, việc lợi dụng những mối lo ngại từ người tiêu dùng có thể giúp cho hoạt động tiếp thị trở nên hiệu quả hơn.
3. Tiếp thị thông qua những ký ức đẹp đẽ và ngọt ngào
Chúng ta hầu như sẽ luôn ưu tiên chọn sử dụng những thương hiệu, mà chúng khiến cho chúng ta có một sự kết nối về mặt tình cảm. Một đứa trẻ lớn lên cùng với một thương hiệu cụ thể, có khả năng cao sẽ gắn bó với thương hiệu đó khi chúng trưởng thành.
Bạn đã từng có kỷ niệm nào với Coke hay Pepsi không? Nó có ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn của bạn đối với các loại đồ uống không? Đó cũng là lý do tại sao các thương hiệu sẽ không thay đổi loại âm nhạc quảng cáo của họ trong nhiều năm.
4. Tiếp thị thông qua sự chứng thực của người nổi tiếng
Đây có lẽ là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong những hoạt động tiếp thị ngày nay. Quyền lực và sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng có thể thu hút vô số ánh mắt vào một thương hiệu và một sản phẩm cụ thể. Người đó càng nổi tiếng thì sản phẩm mà họ quảng cáo sẽ càng có uy tín lớn hơn, và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sử dụng nhiều hơn.
Tuy nhiên, chiến lược tiếp thị này cũng có thể phản tác dụng. Đôi khi chúng ta sẽ chỉ nhớ đến một sản phẩm vì hình ảnh và tên tuổi của những người nổi tiếng, chứ không phải vì chất lượng hay tác dụng mà những sản phẩm đó mang lại.
5. Tiếp thị tập trung vào đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ
Kỹ thuật tiếp thị này cũng khá giống với kỹ thuật thứ 3 mà tôi đã nêu trong bài viết này. Trẻ em là đối tượng khách hàng rất dễ bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này cũng có hiệu quả đối với phụ nữ đang mang thai.
Trong một thử nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng, trẻ em yêu thích các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng hơn những sản phẩm khác. Chúng nghĩ rằng, thức ăn trong giấy bọc của McDonald’s ngon hơn những loại đồ ăn không được bọc, ngay cả khi cả 2 đều giống nhau.