vũ thành trần vương
Well-known member
Ăn sữa chua, trái cây có múi; uống nước ép, cà phê khi đói có thể gây khó chịu, nôn nao, đầy hơi hoặc tăng đường huyết.
Trái cây có múi: Cam, chanh, bưởi có thể làm tăng sản xuất axit trong ruột, không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Hàm lượng chất xơ và fructose dồi dào trong những loại trái cây này làm chậm hệ thống tiêu hóa nếu ăn khi đói.
Sữa chua: Ăn các sản phẩm sữa lên men lúc bụng đói khiến nồng độ axit trong dạ dày cao, giảm tác dụng của vi khuẩn axit lactic tốt có trong sữa chua. Nồng độ axit trong dạ dày cao còn có thể sản sinh ra axit clohydric dẫn đến thừa axit, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Nước ép trái cây: Người đang đói uống lúc nước ép trái cây có thể tạo thêm áp lực cho tuyến tụy. Đường ở dạng fructose trong trái cây cũng có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Do đã loại bỏ hầu hết chất xơ nên đồ uống này cũng có thể làm tăng đường huyết. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế nước ép trái cây.
Cà phê: Uống cà phê vào lúc bụng trống rỗng có thể kích thích sản xuất axit trong dạ dày, dẫn đến khó tiêu và khó chịu. Một số người nhạy cảm với caffeine còn bị nôn nao hoặc xây xẩm mặt mày. Vào buổi sáng, hãy cân nhắc ăn nhẹ trước khi uống cà phê.
Cà chua: Axit tannic có trong cà chua làm tăng axit trong dạ dày, có nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Điều này cũng gây thêm áp lực lên dạ dày ở trạng thái trống rỗng.
Trái cây có múi: Cam, chanh, bưởi có thể làm tăng sản xuất axit trong ruột, không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Hàm lượng chất xơ và fructose dồi dào trong những loại trái cây này làm chậm hệ thống tiêu hóa nếu ăn khi đói.
Sữa chua: Ăn các sản phẩm sữa lên men lúc bụng đói khiến nồng độ axit trong dạ dày cao, giảm tác dụng của vi khuẩn axit lactic tốt có trong sữa chua. Nồng độ axit trong dạ dày cao còn có thể sản sinh ra axit clohydric dẫn đến thừa axit, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Nước ép trái cây: Người đang đói uống lúc nước ép trái cây có thể tạo thêm áp lực cho tuyến tụy. Đường ở dạng fructose trong trái cây cũng có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Do đã loại bỏ hầu hết chất xơ nên đồ uống này cũng có thể làm tăng đường huyết. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế nước ép trái cây.
Cà phê: Uống cà phê vào lúc bụng trống rỗng có thể kích thích sản xuất axit trong dạ dày, dẫn đến khó tiêu và khó chịu. Một số người nhạy cảm với caffeine còn bị nôn nao hoặc xây xẩm mặt mày. Vào buổi sáng, hãy cân nhắc ăn nhẹ trước khi uống cà phê.
Cà chua: Axit tannic có trong cà chua làm tăng axit trong dạ dày, có nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Điều này cũng gây thêm áp lực lên dạ dày ở trạng thái trống rỗng.