TRUONGTRINH
Well-known member
Để quạt điều hòa trong phòng kín
Nếu bạn dùng điều hòa thì việc đóng kín cửa phòng là đúng đắn, giúp ngăn thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài và tránh khiến máy phải hoạt động quá tải. Ngược lại, với quạt điều hòa, bạn không nên đóng kín cửa khi sử dụng.
(Ảnh: Internet)
Theo nguyên tắc hoạt động, quạt điều hòa sẽ hút không khí xung quanh và đẩy khí mát ra, do đó tốt nhất bạn nên để quạt ở nơi thông thoáng để đạt hiệu quả hạ nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, loại quạt này bổ sung độ ẩm cho phòng nên nếu không gian kín bí có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đặt quạt điều hòa sát tường
Hãy chuyển ngay quạt điều hòa sang vị trí khác nếu bạn đang đặt nó sát tường, bởi hơi nóng tỏa ra từ bộ phận tản nhiệt của quạt sẽ bị chặn lại ở tường và khó phân tán, dễ làm hỏng các linh kiện bên trong. Chưa kể, việc đặt quạt sát tường có thể tạo tiếng ồn lớn hơn.
Đổ lượng nước không phù hợp
(Ảnh: Internet)
Nếu bạn đổ nước quá đầy vào ngăn chứa của quạt điều hòa, nước sẽ dễ bị tràn ra ngoài khi bạn di chuyển quạt, hoặc tràn vào các linh kiện điện tử bên trong và dẫn đến nguy cơ chập cháy, hư hỏng. Còn trong trường hợp bạn đổ quá ít nước, nhiều dòng máy không có chế độ tự động ngắt làm lạnh sẽ tiếp tục chạy dù ngăn chứa nước đã cạn, khiến máy xuống cấp nhanh.
Không rút phích cắm khi không sử dụng
Ngoài công dụng tiết kiệm điện, việc rút phích cắm khi không sử dụng còn giúp bạn kéo dài tuổi thọ cho quạt điều hòa, tránh được các sự cố như quá tải, quá áp, đồng thời bảo vệ hệ thống điện khỏi cháy nổ.
Không vệ sinh tấm làm mát
(Ảnh: Internet)
Nếu tấm làm mát của quạt điều hòa không được vệ sinh sau một thời gian dài, vi khuẩn và bụi bẩn bám đầy sẽ khiến máy vận hành kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các khu vực như miệng quạt, hộc chứa nước cũng cần được làm sạch thường xuyên.
Bạn nên vệ sinh tấm làm mát khoảng 1 tháng/lần, có thể rửa sạch bằng nước hoặc dùng cọ lông mềm để loại bỏ bụi bẩn. Lưu ý, bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa để tránh phá vỡ cấu trúc của tấm làm mát, không nên sử dụng vòi cao áp để làm sạch. Tấm làm mát sau khi được vệ sinh sạch sẽ cần mang đi phơi khô để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, bụi bẩn.
Ngoài ra khi không sử dụng quạt điều hòa, bạn có thể dùng các tấm phủ hay vỏ bọc để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quạt.
Nếu bạn dùng điều hòa thì việc đóng kín cửa phòng là đúng đắn, giúp ngăn thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài và tránh khiến máy phải hoạt động quá tải. Ngược lại, với quạt điều hòa, bạn không nên đóng kín cửa khi sử dụng.
(Ảnh: Internet)
Theo nguyên tắc hoạt động, quạt điều hòa sẽ hút không khí xung quanh và đẩy khí mát ra, do đó tốt nhất bạn nên để quạt ở nơi thông thoáng để đạt hiệu quả hạ nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, loại quạt này bổ sung độ ẩm cho phòng nên nếu không gian kín bí có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đặt quạt điều hòa sát tường
Hãy chuyển ngay quạt điều hòa sang vị trí khác nếu bạn đang đặt nó sát tường, bởi hơi nóng tỏa ra từ bộ phận tản nhiệt của quạt sẽ bị chặn lại ở tường và khó phân tán, dễ làm hỏng các linh kiện bên trong. Chưa kể, việc đặt quạt sát tường có thể tạo tiếng ồn lớn hơn.
Đổ lượng nước không phù hợp
(Ảnh: Internet)
Nếu bạn đổ nước quá đầy vào ngăn chứa của quạt điều hòa, nước sẽ dễ bị tràn ra ngoài khi bạn di chuyển quạt, hoặc tràn vào các linh kiện điện tử bên trong và dẫn đến nguy cơ chập cháy, hư hỏng. Còn trong trường hợp bạn đổ quá ít nước, nhiều dòng máy không có chế độ tự động ngắt làm lạnh sẽ tiếp tục chạy dù ngăn chứa nước đã cạn, khiến máy xuống cấp nhanh.
Không rút phích cắm khi không sử dụng
Ngoài công dụng tiết kiệm điện, việc rút phích cắm khi không sử dụng còn giúp bạn kéo dài tuổi thọ cho quạt điều hòa, tránh được các sự cố như quá tải, quá áp, đồng thời bảo vệ hệ thống điện khỏi cháy nổ.
Không vệ sinh tấm làm mát
(Ảnh: Internet)
Nếu tấm làm mát của quạt điều hòa không được vệ sinh sau một thời gian dài, vi khuẩn và bụi bẩn bám đầy sẽ khiến máy vận hành kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các khu vực như miệng quạt, hộc chứa nước cũng cần được làm sạch thường xuyên.
Bạn nên vệ sinh tấm làm mát khoảng 1 tháng/lần, có thể rửa sạch bằng nước hoặc dùng cọ lông mềm để loại bỏ bụi bẩn. Lưu ý, bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa để tránh phá vỡ cấu trúc của tấm làm mát, không nên sử dụng vòi cao áp để làm sạch. Tấm làm mát sau khi được vệ sinh sạch sẽ cần mang đi phơi khô để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, bụi bẩn.
Ngoài ra khi không sử dụng quạt điều hòa, bạn có thể dùng các tấm phủ hay vỏ bọc để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quạt.