5 sai lầm lớn nên tránh khi kinh doanh trên social media

Thanh Hào

Well-known member
"Đấu khẩu" trên mạng xã hội, tảng lờ công chúng hay quá ít xuất hiện là nhưng sai lầm không nên mắc phải khi kinh doanh trong môi trường truyền thông xã hội.

Jared Del Prete, Giám đốc chiến lược số hóa hãng quảng cáo EGC vừa chia sẻ với CNBC về truyền thông xã hội (social media). Những bài học này hữu ích cả với doanh nghiệp lẫn người làm kinh doanh.

1. Tham chiến

Hầu hết mọi người đều thích “ngả lưng” và theo dõi những cuộc "đấu khẩu" trên social media. Tuy nhiên bí quyết của việc gìn giữ khách hàng (và phẩm giá) là không bao giờ dính líu đến những cuộc cãi vã, cuộc chiến trên social media với bất kỳ ai.

Đây là quy tắc mà doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bởi vì việc công khai “đấu khẩu” với khách hàng chỉ gây ảnh hưởng xấu cho thương hiệu. Ngược lại, công ty cần phải biết cách thể hiện rằng hãng luôn luôn muốn hợp tác với khách hàng để giải quyết những mâu thuẫn. “Họ sẽ thực sự thấy được giá trị của thương hiệu”, vị này nhận định.

social-media-apps-7760-1435891670.jpg

Những ứng dụng social media phố biến trên di động.

2. Phớt lờ công chúng

Việc thường xuyên thất bại trong việc lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc của khách hàng sẽ gây tổn thất lớn cho thương hiệu. Social media là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp giữa khách hàng và công ty. Do đó, doanh nghiệp nên đầu tư vào lĩnh vực này nhằm đảm bảo rằng mối quan hệ giữa cả hai bên được gìn giữ. Dù việc hỗ trợ khách hàng 24/7 (24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần) là rất khó, các thương hiệu cần phải trả lời những phản hồi khách hàng nhanh nhất có thể.


3. Giữ nguyên thông điệp trên nhiều kênh truyền thông

Những nhóm khác nhau đòi hỏi những cách thức tiếp cận khác nhau. Cho dù bạn đang quản lý một thương hiệu có 500 triệu thành viên theo dõi hay một tài khoản cá nhân có 200 bạn bè, họ đều muốn có những trải nghiệm khác nhau. Một đoạn phim bạn đăng trên trang Facebook sẽ phải khác với một câu chuyện trên Snapchat. Những nội dung cần phải được thay đổi để phù hợp khán giả khác nhau.

Những đoạn phim, ảnh cần phải đẹp và sinh động nhằm thu hút người xem, những nội dung được trình bày ngắn gọn cũng giúp thông điệp tiếp cận hơn với nhiều người.

4. Chia sẻ những nội dung không liên quan

Mặc dù thỉnh thoảng có những chủ đề tỏ ra rất được quan tâm và hợp thời, song công ty nên tránh đề cập. Việc tham gia đối thoại về những vấn đề không mang tính hỗ trợ cho thương hiệu hay hình ảnh bản thân có thể phản tác dụng.

5. Quá ít xuất hiện trên truyền thông

Việc hiện diện càng nhiều trên các phương tiện truyền thông thì càng tốt…trừ khi bạn phải quản lý được chúng. Doanh nghiệp cần phải có nguồn nhân lực để quản lý cộng đồng, biết tự đánh giá năng lực và tài sản hiện có, trước khi quyết định “dấn thân” vào bất kỳ một mạng lưới nào.
 
Bên trên