5 tai hại khi kiểm soát con quá mức
Nhiều cha mẹ lầm tưởng việc kiểm soát là bảo vệ con, nhưng thực tế lại gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Bảo vệ con cái là bản năng, nhưng phụ huynh cần vạch ra những giới hạn cơ bản. Cố tình xâm phạm quyền riêng tư của con dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là sức khỏe tinh thần và làm trầm trọng các mối quan hệ trong gia đình.
Trẻ cảm nhận sự ngột ngạt, mất tự do
Trên lý thuyết, hành vi kiểm soát của cha mẹ với con cái giúp trẻ phát triển đúng hướng, tránh phạm sai lầm và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Nhưng nếu vượt quá giới hạn sẽ tạo thành áp lực vô hình cho con. Xâm hại quyền riêng tư khiến trẻ mất đi sự độc lập, dễ lệ thuộc và làm trầm trọng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, khi bị kìm kẹp quá mức.
Hình thành thói quen chống đối
Nuôi dạy con cái trở thành người cởi mở, trung thực là điều phụ huynh mong muốn. Nhưng kiểm soát quá chặt, đề ra các quy tắc hà khắc có thể phản tác dụng.
Phản ứng tự nhiên của trẻ với kiểu nuôi dạy là là che giấu và nói dối. Con không muốn mở lòng và bày tỏ quan điểm với cha mẹ. Về lâu dài, phụ huynh không nắm bắt được tâm lý con trẻ, việc chống đối, cãi lại gia tăng.
Trẻ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần khi bị kiểm soát quá mức. Ảnh minh họa: Brightside
Dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần
Làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với con khi kiểm soát quá mức không phải là điều tồi tệ nhất. Tác động tiêu cực nhất của hành vi này là gây ảnh hưởng tâm lý, khiến trẻ lo lắng và trầm cảm. Đặc biệt, kiểm soát quá mức dễ ảnh hưởng vào suy nghĩ, tạo thói quen và lối sống lệch lạc khi con trưởng thành.
Không có kinh nghiệm sống
Sự kìm kẹp quá mức khiến con không được trải nghiệm cuộc sống, thiếu kiến thức thực tế. Thay vào đó, phụ huynh hãy để con thử phạm sai lầm và học cách sửa sai. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm và kỹ năng sống trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, phụ huynh nên để con phạm sai lầm trong phạm vi cho phép, miễn là điều đó không để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Mất niềm tin ở cha mẹ
Sự soi xét, ngờ vực và thiếu lòng tin của phụ huynh khiến con trẻ ngày càng tách rời cha mẹ. Con không cảm nhận được sự đồng cảm, thất vọng khi cha mẹ thiếu tin tưởng, dễ trở nên lầm lì, hạn chế chia sẻ, giao tiếp. Việc sửa chữa một mối quan hệ như vậy có thể rất khó.
Để giúp con tự tin, phát triển toàn diện và tăng sự gắn kết, phụ huynh nên thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư của con như:
Gõ cửa trước khi vào phòng.
Không đọc trộm nhật ký, tin nhắn và đồ dùng của con.
Nếu cần lấy đồ trong túi xách, balo, bàn học của con, hãy hỏi ý kiến trước.
Không tự quyết và buộc con phải làm theo những điều cha mẹ mong muốn. Trong mọi trường hợp hãy lắng nghe ý kiến của con
Tuyệt đối không nghe trộm con nói chuyện với bạn bè
Nhiều cha mẹ lầm tưởng việc kiểm soát là bảo vệ con, nhưng thực tế lại gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Bảo vệ con cái là bản năng, nhưng phụ huynh cần vạch ra những giới hạn cơ bản. Cố tình xâm phạm quyền riêng tư của con dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là sức khỏe tinh thần và làm trầm trọng các mối quan hệ trong gia đình.
Trẻ cảm nhận sự ngột ngạt, mất tự do
Trên lý thuyết, hành vi kiểm soát của cha mẹ với con cái giúp trẻ phát triển đúng hướng, tránh phạm sai lầm và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Nhưng nếu vượt quá giới hạn sẽ tạo thành áp lực vô hình cho con. Xâm hại quyền riêng tư khiến trẻ mất đi sự độc lập, dễ lệ thuộc và làm trầm trọng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, khi bị kìm kẹp quá mức.
Hình thành thói quen chống đối
Nuôi dạy con cái trở thành người cởi mở, trung thực là điều phụ huynh mong muốn. Nhưng kiểm soát quá chặt, đề ra các quy tắc hà khắc có thể phản tác dụng.
Phản ứng tự nhiên của trẻ với kiểu nuôi dạy là là che giấu và nói dối. Con không muốn mở lòng và bày tỏ quan điểm với cha mẹ. Về lâu dài, phụ huynh không nắm bắt được tâm lý con trẻ, việc chống đối, cãi lại gia tăng.
Trẻ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần khi bị kiểm soát quá mức. Ảnh minh họa: Brightside
Dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần
Làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với con khi kiểm soát quá mức không phải là điều tồi tệ nhất. Tác động tiêu cực nhất của hành vi này là gây ảnh hưởng tâm lý, khiến trẻ lo lắng và trầm cảm. Đặc biệt, kiểm soát quá mức dễ ảnh hưởng vào suy nghĩ, tạo thói quen và lối sống lệch lạc khi con trưởng thành.
Không có kinh nghiệm sống
Sự kìm kẹp quá mức khiến con không được trải nghiệm cuộc sống, thiếu kiến thức thực tế. Thay vào đó, phụ huynh hãy để con thử phạm sai lầm và học cách sửa sai. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm và kỹ năng sống trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, phụ huynh nên để con phạm sai lầm trong phạm vi cho phép, miễn là điều đó không để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Mất niềm tin ở cha mẹ
Sự soi xét, ngờ vực và thiếu lòng tin của phụ huynh khiến con trẻ ngày càng tách rời cha mẹ. Con không cảm nhận được sự đồng cảm, thất vọng khi cha mẹ thiếu tin tưởng, dễ trở nên lầm lì, hạn chế chia sẻ, giao tiếp. Việc sửa chữa một mối quan hệ như vậy có thể rất khó.
Để giúp con tự tin, phát triển toàn diện và tăng sự gắn kết, phụ huynh nên thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư của con như:
Gõ cửa trước khi vào phòng.
Không đọc trộm nhật ký, tin nhắn và đồ dùng của con.
Nếu cần lấy đồ trong túi xách, balo, bàn học của con, hãy hỏi ý kiến trước.
Không tự quyết và buộc con phải làm theo những điều cha mẹ mong muốn. Trong mọi trường hợp hãy lắng nghe ý kiến của con
Tuyệt đối không nghe trộm con nói chuyện với bạn bè