Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Cà phê không hợp với thực phẩm chứa canxi, kẽm; cũng không thích hợp uống cùng rượu hoặc chocolate.
Ảnh: Pinterest
1. Thực phẩm chứa canxi
Caffeine có thể ức chế sự hấp thụ canxi và tăng bài tiết canxi. Những tác động này tương đối nhỏ đối với hầu hết mọi người, vì mỗi tách cà phê khiến một người khỏe mạnh "mất" 2-3 mg canxi. Tuy nhiên, đối với những người có bệnh lý nền, tốt hơn là nên uống cà phê riêng biệt với các bữa ăn chứa canxi (sữa, phô mai).
Ví dụ, sữa chua chứa nhiều men vi sinh, cà phê chứa nhiều caffeine. Khi hai chất này xâm nhập vào cơ thể cùng lúc sẽ gây ra những tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Probiotic có thể làm giảm tác dụng của caffeine bằng cách ức chế sự hấp thụ. Ngoài ra, canxi trong sữa chua sẽ phản ứng với một số thành phần của cà phê tạo thành chất khó tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Phô mai cũng chứa rất nhiều protein và canxi. Protein trong phô mai có thể phản ứng với một số thành phần của cà phê tạo thành các chất khó tiêu hóa. Ngoài ra, canxi trong phô mai cũng sẽ phản ứng với một số thành phần của cà phê.
2. Thực phẩm chứa kẽm
Cà phê chứa tannin có thể khiến chúng ta ngừng hấp thụ kẽm hoàn toàn. Điều này đặc biệt đáng chú ý đối với những người có vấn đề về tim.
3. Thực phẩm chứa vitamin D
Bạn nên tránh uống cà phê nếu bữa ăn có cá nhiều dầu, trứng hoặc gan bò. Bởi cà phê có thể khiến cơ thể khó hấp thu vitamin D của các món ăn trên. Nếu bạn muốn thưởng thức đồ uống yêu thích nhưng lo lắng về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, bạn nên đợi ít nhất một giờ sau bữa ăn.
4. Rượu vang
Cả rượu và cà phê đều là đồ uống gây kích ứng nên tốt nhất không uống cùng lúc. Mặt khác, cả rượu, cà phê đều có thể kích thích hệ thần kinh quá mức, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự ổn định về cảm xúc.
Đồng thời, cả rượu và cà phê đều kích thích tiết axit dạ dày, uống cùng lúc dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Hơn nữa, rượu ức chế sự tiết hormone lợi tiểu, trong khi cà phê làm tăng bài tiết nước tiểu. Uống hai thứ cùng lúc dễ dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên tránh uống rượu và cà phê cùng lúc, chú ý lượng thích hợp.
5. Chocolate
Chocolate chứa một lượng lớn caffeine và theobromine (chất lợi tiểu tự nhiên), hai chất tương tự như trong cà phê. Tiêu thụ chocolate và cà phê cùng nhau có thể khiến caffeine và theobromine tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp cao.
Ảnh: Pinterest
1. Thực phẩm chứa canxi
Caffeine có thể ức chế sự hấp thụ canxi và tăng bài tiết canxi. Những tác động này tương đối nhỏ đối với hầu hết mọi người, vì mỗi tách cà phê khiến một người khỏe mạnh "mất" 2-3 mg canxi. Tuy nhiên, đối với những người có bệnh lý nền, tốt hơn là nên uống cà phê riêng biệt với các bữa ăn chứa canxi (sữa, phô mai).
Ví dụ, sữa chua chứa nhiều men vi sinh, cà phê chứa nhiều caffeine. Khi hai chất này xâm nhập vào cơ thể cùng lúc sẽ gây ra những tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Probiotic có thể làm giảm tác dụng của caffeine bằng cách ức chế sự hấp thụ. Ngoài ra, canxi trong sữa chua sẽ phản ứng với một số thành phần của cà phê tạo thành chất khó tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Phô mai cũng chứa rất nhiều protein và canxi. Protein trong phô mai có thể phản ứng với một số thành phần của cà phê tạo thành các chất khó tiêu hóa. Ngoài ra, canxi trong phô mai cũng sẽ phản ứng với một số thành phần của cà phê.
2. Thực phẩm chứa kẽm
Cà phê chứa tannin có thể khiến chúng ta ngừng hấp thụ kẽm hoàn toàn. Điều này đặc biệt đáng chú ý đối với những người có vấn đề về tim.
3. Thực phẩm chứa vitamin D
Bạn nên tránh uống cà phê nếu bữa ăn có cá nhiều dầu, trứng hoặc gan bò. Bởi cà phê có thể khiến cơ thể khó hấp thu vitamin D của các món ăn trên. Nếu bạn muốn thưởng thức đồ uống yêu thích nhưng lo lắng về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, bạn nên đợi ít nhất một giờ sau bữa ăn.
4. Rượu vang
Cả rượu và cà phê đều là đồ uống gây kích ứng nên tốt nhất không uống cùng lúc. Mặt khác, cả rượu, cà phê đều có thể kích thích hệ thần kinh quá mức, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự ổn định về cảm xúc.
Đồng thời, cả rượu và cà phê đều kích thích tiết axit dạ dày, uống cùng lúc dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Hơn nữa, rượu ức chế sự tiết hormone lợi tiểu, trong khi cà phê làm tăng bài tiết nước tiểu. Uống hai thứ cùng lúc dễ dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên tránh uống rượu và cà phê cùng lúc, chú ý lượng thích hợp.
5. Chocolate
Chocolate chứa một lượng lớn caffeine và theobromine (chất lợi tiểu tự nhiên), hai chất tương tự như trong cà phê. Tiêu thụ chocolate và cà phê cùng nhau có thể khiến caffeine và theobromine tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp cao.