Andy Nguyễn
Guest
Nhiều người chỉ nghe đến TikTok, nhưng không biết được rằng Trung Quốc có rất nhiều ứng dụng được yêu thích trên toàn thế giới, với lượng tải xuống từ vài trăm triệu cho đến hàng tỷ.
Ngày nay, khi các công ty công nghệ của Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, có một sự thật là rất nhiều ứng dụng nổi tiếng đến từ quốc gia tỷ dân đã trở thành niềm yêu thích mỗi ngày của nhiều người.
TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, được 1/3 dân số Mỹ sử dụng. Transsion là nhà cung cấp điện thoại số một ở Châu Phi và nhà sản xuất máy bay không người lái DJI thống trị hơn 2/3 thị trường máy bay không người lái dân dụng trên thế giới.
Ứng dụng chị em của gã khổng lồ thương mại điện tử Pinduoduo, Temu, đã có quảng cáo Super Bowl đầu tiên; Shein, giá trị hơn cả H&M và Zara cộng lại, cũng vừa tung ra một chương trình truyền hình thực tế với Khloé Kardashian.
Nhưng bên cạnh những cái tên quen thuộc này, còn có các công ty công nghệ ít được biết đến của Trung Quốc đã thành công ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường ít có sự chú trọng của các công ty phương Tây – từ Nam Phi đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Dưới đây là 5 ứng dụng Trung Quốc mà bạn ít khi nghe đến đang thành công trên toàn cầu.
Yalla
Yalla, một nền tảng mạng xã hội Trung Quốc đặt trụ sở tại Dubai, đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Trung Đông, với số lượng người dùng trả phí đã tăng gần 50%, lên 12,5 triệu vào năm ngoái.
Kể từ khi IPO vào năm 2020, Yalla được ca ngợi là kỳ lân công nghệ đầu tiên ở UAE. Giám đốc điều hành Yang Tao, người trước đây làm việc cho công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE ở Abu Dhabi, đã nảy ra ý tưởng cho ứng dụng khi đi du lịch vòng quanh khu vực.
Anh nhận thấy mọi người dành nhiều thời gian để nói chuyện trên điện thoại và quyết định tạo một mạng xã hội dựa trên trò chuyện bằng giọng nói thay vì gõ bàn phím.
Yalla hoạt động như một majlis ảo, một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là "phòng khách", được sử dụng để mô tả các cuộc tụ họp mọi người xoay quanh các sở thích chung. Người dùng tụ tập trong các phòng trực tuyến lên tới 20 người, theo chủ đề từ âm nhạc, phim ảnh đến kết đôi.
Bigo Live
Bigo Live là một nền tảng phát trực tiếp với 400 triệu người dùng ở 150 quốc gia trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Bigo Live cũng từng gây sốt ở Việt Nam một thời gian khoảng 5-7 năm trước nhưng giờ đã không còn nhiều người sử dụng.
Ra mắt vào năm 2016 bởi Bigo Technology có trụ sở tại Singapore, nền tảng này được mua lại vào năm 2019 bởi Joyy, công ty truyền thông xã hội Trung Quốc cũng sở hữu nền tảng phát trực tiếp trong nước là YY.
Tương tự như mô hình của YY, Bigo Live thu lợi nhuận từ mua hàng trong ứng dụng. Người dùng có thể mua những món quà ảo, được gọi là "đậu" cho các kênh yêu thích.
Gần đây, nền tảng giới thiệu tính năng có tên là Nhóm người hâm mộ, cho phép những người phát trực tuyến tạo "các cấp độ" nội dung để đăng ký hàng tháng và Bigo Marketplace, một nhánh thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia.
ShareIt
ShareIt là ứng dụng chia sẻ ngang hàng cho phép người dùng truyền tệp, nhạc và ứng dụng mà không cần sử dụng internet.
Với hơn 2,4 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu, ứng dụng đã trở nên không thể thiếu ở những khu vực có chi phí dữ liệu quá cao, chẳng hạn như Pakistan, Nam Phi và Indonesia.
Khởi nguồn phát triển từ dự án của công ty di động Trung Quốc Lenovo, ShareIt sau đó tách ra thành một công ty công nghệ riêng biệt có trụ sở tại Singapore, với tên gọi Smart Media4U.
Gần đây, ShareIt cũng giới thiệu một trung tâm trò chơi để người dùng chơi các trò chơi trên web HTML5. Sau khi bị ngừng hoạt động ở Ấn Độ vào năm 2020, công ty chuyển trọng tâm sang Đông Nam Á và đạt được những thành công to lớn.
CamScanner
Được thành lập vào năm 2011, tại Thượng Hải, bởi hai nhà phát triển Trung Quốc, CamScanner trở thành một trong những ứng dụng quét tài liệu phổ biến nhất thế giới, được sử dụng bởi 550 triệu người ở 200 quốc gia.
Thông qua ứng dụng, người dùng iOS và Android có thể "quét" hình ảnh bằng máy ảnh trên thiết bị, chuyển đổi chúng thành tệp PDF chất lượng cao, trích xuất văn bản cũng như thêm dấu mờ và chữ ký.
Vào năm 2021, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ban hành lệnh cấm CamScanner. Nhưng lệnh cấm sau đó đã bị thu hồi và ứng dụng này vẫn là một lựa chọn phổ biến trên các cửa hàng ứng dụng Mỹ.
Lark
Trong khi mọi người đều nói về TikTok của ByteDance, thì ít người biết về Lark — nền tảng làm việc kết hợp tại công sở.
Được phát hành lần đầu ra công chúng vào năm 2019, Lark là câu trả lời của ByteDance dành cho Microsoft Teams, Google Workspace và Slack.
Các tính năng của ứng dụng bao gồm ghi chú tự động cho cuộc gọi video, lịch dùng chung và tài liệu cộng tác.
Sau khi ứng dụng chị em của Lark ở Trung Quốc, Feishu, gặp phải tình trạng bế tắc ở thị trường nội địa, ByteDance đã nhắm mục tiêu ra nước ngoài.
Lark hoạt động ở Mỹ và Singapore, và trong đại dịch Covid-19, đã cung cấp dịch vụ miễn phí trên khắp Đông Nam Á. Khách hàng chính của Lark là các công ty điều hành hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, trong đó có cả gã khổng lồ điện thoại thông minh Xiaomi và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Lalamove.
Ngày nay, khi các công ty công nghệ của Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, có một sự thật là rất nhiều ứng dụng nổi tiếng đến từ quốc gia tỷ dân đã trở thành niềm yêu thích mỗi ngày của nhiều người.
TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, được 1/3 dân số Mỹ sử dụng. Transsion là nhà cung cấp điện thoại số một ở Châu Phi và nhà sản xuất máy bay không người lái DJI thống trị hơn 2/3 thị trường máy bay không người lái dân dụng trên thế giới.
Ứng dụng chị em của gã khổng lồ thương mại điện tử Pinduoduo, Temu, đã có quảng cáo Super Bowl đầu tiên; Shein, giá trị hơn cả H&M và Zara cộng lại, cũng vừa tung ra một chương trình truyền hình thực tế với Khloé Kardashian.
Nhưng bên cạnh những cái tên quen thuộc này, còn có các công ty công nghệ ít được biết đến của Trung Quốc đã thành công ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường ít có sự chú trọng của các công ty phương Tây – từ Nam Phi đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Dưới đây là 5 ứng dụng Trung Quốc mà bạn ít khi nghe đến đang thành công trên toàn cầu.
Yalla
Yalla, một nền tảng mạng xã hội Trung Quốc đặt trụ sở tại Dubai, đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Trung Đông, với số lượng người dùng trả phí đã tăng gần 50%, lên 12,5 triệu vào năm ngoái.
Kể từ khi IPO vào năm 2020, Yalla được ca ngợi là kỳ lân công nghệ đầu tiên ở UAE. Giám đốc điều hành Yang Tao, người trước đây làm việc cho công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE ở Abu Dhabi, đã nảy ra ý tưởng cho ứng dụng khi đi du lịch vòng quanh khu vực.
Anh nhận thấy mọi người dành nhiều thời gian để nói chuyện trên điện thoại và quyết định tạo một mạng xã hội dựa trên trò chuyện bằng giọng nói thay vì gõ bàn phím.
Yalla hoạt động như một majlis ảo, một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là "phòng khách", được sử dụng để mô tả các cuộc tụ họp mọi người xoay quanh các sở thích chung. Người dùng tụ tập trong các phòng trực tuyến lên tới 20 người, theo chủ đề từ âm nhạc, phim ảnh đến kết đôi.
Bigo Live
Bigo Live là một nền tảng phát trực tiếp với 400 triệu người dùng ở 150 quốc gia trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Bigo Live cũng từng gây sốt ở Việt Nam một thời gian khoảng 5-7 năm trước nhưng giờ đã không còn nhiều người sử dụng.
Ra mắt vào năm 2016 bởi Bigo Technology có trụ sở tại Singapore, nền tảng này được mua lại vào năm 2019 bởi Joyy, công ty truyền thông xã hội Trung Quốc cũng sở hữu nền tảng phát trực tiếp trong nước là YY.
Tương tự như mô hình của YY, Bigo Live thu lợi nhuận từ mua hàng trong ứng dụng. Người dùng có thể mua những món quà ảo, được gọi là "đậu" cho các kênh yêu thích.
Gần đây, nền tảng giới thiệu tính năng có tên là Nhóm người hâm mộ, cho phép những người phát trực tuyến tạo "các cấp độ" nội dung để đăng ký hàng tháng và Bigo Marketplace, một nhánh thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia.
ShareIt
ShareIt là ứng dụng chia sẻ ngang hàng cho phép người dùng truyền tệp, nhạc và ứng dụng mà không cần sử dụng internet.
Với hơn 2,4 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu, ứng dụng đã trở nên không thể thiếu ở những khu vực có chi phí dữ liệu quá cao, chẳng hạn như Pakistan, Nam Phi và Indonesia.
Khởi nguồn phát triển từ dự án của công ty di động Trung Quốc Lenovo, ShareIt sau đó tách ra thành một công ty công nghệ riêng biệt có trụ sở tại Singapore, với tên gọi Smart Media4U.
Gần đây, ShareIt cũng giới thiệu một trung tâm trò chơi để người dùng chơi các trò chơi trên web HTML5. Sau khi bị ngừng hoạt động ở Ấn Độ vào năm 2020, công ty chuyển trọng tâm sang Đông Nam Á và đạt được những thành công to lớn.
CamScanner
Được thành lập vào năm 2011, tại Thượng Hải, bởi hai nhà phát triển Trung Quốc, CamScanner trở thành một trong những ứng dụng quét tài liệu phổ biến nhất thế giới, được sử dụng bởi 550 triệu người ở 200 quốc gia.
Thông qua ứng dụng, người dùng iOS và Android có thể "quét" hình ảnh bằng máy ảnh trên thiết bị, chuyển đổi chúng thành tệp PDF chất lượng cao, trích xuất văn bản cũng như thêm dấu mờ và chữ ký.
Vào năm 2021, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ban hành lệnh cấm CamScanner. Nhưng lệnh cấm sau đó đã bị thu hồi và ứng dụng này vẫn là một lựa chọn phổ biến trên các cửa hàng ứng dụng Mỹ.
Lark
Trong khi mọi người đều nói về TikTok của ByteDance, thì ít người biết về Lark — nền tảng làm việc kết hợp tại công sở.
Được phát hành lần đầu ra công chúng vào năm 2019, Lark là câu trả lời của ByteDance dành cho Microsoft Teams, Google Workspace và Slack.
Các tính năng của ứng dụng bao gồm ghi chú tự động cho cuộc gọi video, lịch dùng chung và tài liệu cộng tác.
Sau khi ứng dụng chị em của Lark ở Trung Quốc, Feishu, gặp phải tình trạng bế tắc ở thị trường nội địa, ByteDance đã nhắm mục tiêu ra nước ngoài.
Lark hoạt động ở Mỹ và Singapore, và trong đại dịch Covid-19, đã cung cấp dịch vụ miễn phí trên khắp Đông Nam Á. Khách hàng chính của Lark là các công ty điều hành hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, trong đó có cả gã khổng lồ điện thoại thông minh Xiaomi và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Lalamove.