Liễu Văn Tấn
Well-known member
6 Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Kinh Nghiệm Làm Việc Thường Gặp Và Cách Trả Lời
Ngày đăng: 22/01/2023 | Không có phản hồi
Ngày cập nhật: 19/01/2023
Kinh nghiệm làm việc là một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu từ ứng viên. Do đó, các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc luôn chiếm nhiều phần trăm trong bộ câu hỏi phỏng vấn.
Bài viết này tổng hợp những câu hỏi về kinh nghiệm phổ biến nhất trong tuyển dụng, có khả năng khai thác thông tin tốt và giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách toàn diện.
Cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
1. Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn
Đây là câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc phổ biến nhất và thường được lấy làm câu mở đầu để nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm của ứng viên.
Tại sao họ lại hỏi câu này trong khi có thể hỏi luôn những câu hỏi cụ thể hơn?
Mục đích của nhà tuyển dụng là để nắm rõ hơn về độ phù hợp giữa trình độ và kinh nghiệm làm việc của bạn với vị trí mà họ đang cần lấp trống.
Lưu ý rằng kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn chính là chỉ số quyết định bạn có phải là một tài nguyên giá trị và hoàn toàn phù hợp với công ty hay không.
Vì vậy, đừng trả lời quá chung chung, khái quát. Tốt nhất hãy liên kết kinh nghiệm của bạn với những yêu cầu cụ thể trong mô tả công việc để tạo sự kết nối, liên quan giữa bạn và vị trí mới.
Câu trả lời gợi ý: Tôi đã tích lũy được kỹ năng làm việc sâu sắc với khách hàng. Tôi có kinh nghiệm xử lý những tình huống căng thẳng và tìm ra giải pháp khiến khách hàng hài lòng. Mức độ hài lòng của khách hàng đã tăng 10% trong thời gian tôi làm tại công ty cũ. Như tôi được biết, mục tiêu phòng marketing của quý công ty trong năm nay là tăng sự hài lòng của khách hàng. Do đó, tôi thấy kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho công việc của tôi tại đây.
Đọc thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi “Tại Sao Bạn Chọn Công Ty Chúng Tôi?”
2. Thành tích nổi bật nhất mà bạn đạt được trong công việc trước đây là gì?
Thông qua câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết được cách bạn định nghĩa thành tựu thành công là như thế nào và hành động bạn làm để đạt được nó.
Bạn có thể nói về thời gian địa điểm, con số, và kết quả cụ thể để nhà tuyển dụng dễ dàng trực quan hoá thành tựu của bạn.
Nếu kể về một tình huống giải quyết vấn đề, đừng quên giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh để thành tựu của bạn dễ hiểu hơn.
Câu trả lời gợi ý: Đội chúng tôi được giao nhiệm vụ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cho website của công ty do tỷ lệ này rớt xuống cực thấp sau những lỗi về kỹ thuật và thiết kế của trang web. Chúng tôi đã lập một bản đề xuất xây dựng lại UI/UX cho website với thiết kế mới, loại bỏ các tính năng dư thừa và thêm vào các tính năng mới. Sau khi đề xuất được duyệt, chúng tôi đã phối hợp với bộ phận phát triển và tiến hành xây mới website. Trong quý 1, website mới đã được tạo xong với chi phí trong dự trù ngân sách. Sau thời gian thử nghiệm, tỷ tốc độ tải trang đã giảm đi đáng kể, không có lỗi, và tỷ lệ chuyển đổi đã tăng 5%.
3. Bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về dự án… mà bạn đề cập trong CV?
Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này nhằm đánh giá đóng góp của bạn trong một dự án và cách bạn hoàn thành dự án mà bạn đã tham gia. Đây cũng là một câu hỏi để kiểm tra sự trung thực của bạn đối với những thông tin bạn cung cấp trong CV.
Hãy chia sẻ về dự án thành công nhất của bạn một cách ngắn gọn, súc tích, có con số thể hiện tiến độ, kết quả cụ thể.
Câu trả lời gợi ý: Giả sử bạn là một wedding planner.
Là một wedding planner, công việc chủ yếu của tôi là lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới của các cặp đôi. Tôi đã tổ chức 60 đám cưới trong 10 năm làm người lập kế hoạch và dự án để lại nhiều ấn tượng nhất trong tôi là một đám cưới ngoài trời của một cặp đôi người nước ngoài tổ chức tại Phú Quốc. Đây là đám cưới ngoài trời đầu tiên mà tôi nhận làm với kinh phí rất lớn. Tôi đã vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hoá để lên kế hoạch chu toàn cho cặp đôi này. Ngoài những nghi thức và dụng cụ thường thấy ở một đám cưới, tôi đã phải suy nghĩ và dự tính rất nhiều về phương án dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu vì đó là đám cưới ngoài trời. Thật may là tất cả đều nằm trong kế hoạch và lễ cưới diễn ra vô cùng tốt đẹp.
Đọc thêm: Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời
4. Bạn đã phát triển kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào từ công việc trước?
Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm như thế này có thể giúp người phỏng vấn đánh giá việc bạn học hỏi từ kinh nghiệm trước đây như thế nào.
Hãy đề cập đến kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng mà bạn đạt được. Đừng quên nhấn mạnh những kinh nghiệm và kỹ năng đó có ích cho vị trí mới ra sao.
Câu trả lời gợi ý: Công việc trước đã rèn luyện cho tôi kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức. Đã có những lúc tôi bị choáng ngợp với các đầu việc chồng chất và không biết phải bắt đầu từ đâu. Là một phóng viên, tôi phải ghi chép và ghi chú liên tục, đồng thời sàng lọc thông tin và biết chọn lọc ưu tiên nên viết về việc gì. Chính các hoạt động thường ngày này đã hình thành trong tôi kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên để hoàn thành chúng một cách khoa học hơn. Tôi cũng tạo cho mình thói quen lên danh sách công việc và phân bổ thời gian hợp lý. Tôi tin rằng hai kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng này sẽ theo tôi làm tốt công việc mới.
5. Hãy chia sẻ về một lần bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn. Kết quả như thế nào?
Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc này thực chất là câu hỏi để đánh giá kỹ năng đưa ra quyết định của ứng viên.
Đối mặt với câu hỏi kiểu này, bạn có thể sử dụng mô hình STAR để đưa ra câu trả lời sắc bén nhất.
6. Bạn đã bao giờ dẫn dắt một nhóm chưa?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra kỹ năng lãnh đạo của bạn. Dù không ứng tuyển vào vị trí quản lý, bạn cũng có thể được hỏi câu hỏi này. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá liệu bạn có khả năng cho sự phát triển sau này hay không.
Nếu chưa từng là leader, hãy cứ thành thực chia sẻ bất cứ kinh nghiệm nào liên quan ngay cả khi bạn còn là sinh viên hoặc thực tập.
Câu trả lời gợi ý: Với vai trò là nhân viên Content Marketing, tôi được giao nhiệm vụ quản lý một nhóm freelancers gồm 6 người sản xuất nội dung cho blog của công ty. Nhiệm vụ của tôi là nghiên cứu từ khoá, lên outline bài viết, review nội dung cho freelancer. Vì tất cả freelancer đều làm việc từ xa nên tôi đã xây dựng một file làm việc chung cho tất cả, đồng thời sử dụng một kênh để đôi bên có thể giao tiếp dễ dàng, kịp thời thảo luận bất cứ vấn đề gì. Mỗi freelancer có một phong cách làm việc khác nhau. Do đó, từ đầu tôi đã phải thống nhất quy trình làm việc và tiêu chuẩn đối với sản phẩm nội dung cuối cùng để tất cả nhóm có thể làm việc suôn sẻ với nhau.
Ngày đăng: 22/01/2023 | Không có phản hồi
Ngày cập nhật: 19/01/2023
Kinh nghiệm làm việc là một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu từ ứng viên. Do đó, các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc luôn chiếm nhiều phần trăm trong bộ câu hỏi phỏng vấn.
Bài viết này tổng hợp những câu hỏi về kinh nghiệm phổ biến nhất trong tuyển dụng, có khả năng khai thác thông tin tốt và giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách toàn diện.
Cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
- Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc và gợi ý trả lời
- 1. Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn
- 2. Thành tích nổi bật nhất mà bạn đạt được trong công việc trước đây là gì?
- 3. Bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về dự án… mà bạn đề cập trong CV?
- 4. Bạn đã phát triển kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào từ công việc trước?
- 5. Hãy chia sẻ về một lần bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn. Kết quả như thế nào?
- 6. Bạn đã bao giờ dẫn dắt một nhóm chưa?
- Bí quyết để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm
- Chọn ra kinh nghiệm làm việc từ CV hoặc Cover Letter
- Chia sẻ, diễn giải câu trả lời thay vì chỉ nói có hoặc không
- Đưa ra những con số/kết quả cụ thể
- Thực hành chứ đừng học thuộc
- Kết
1. Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn
Đây là câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc phổ biến nhất và thường được lấy làm câu mở đầu để nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm của ứng viên.
Tại sao họ lại hỏi câu này trong khi có thể hỏi luôn những câu hỏi cụ thể hơn?
Mục đích của nhà tuyển dụng là để nắm rõ hơn về độ phù hợp giữa trình độ và kinh nghiệm làm việc của bạn với vị trí mà họ đang cần lấp trống.
Lưu ý rằng kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn chính là chỉ số quyết định bạn có phải là một tài nguyên giá trị và hoàn toàn phù hợp với công ty hay không.
Vì vậy, đừng trả lời quá chung chung, khái quát. Tốt nhất hãy liên kết kinh nghiệm của bạn với những yêu cầu cụ thể trong mô tả công việc để tạo sự kết nối, liên quan giữa bạn và vị trí mới.
Câu trả lời gợi ý: Tôi đã tích lũy được kỹ năng làm việc sâu sắc với khách hàng. Tôi có kinh nghiệm xử lý những tình huống căng thẳng và tìm ra giải pháp khiến khách hàng hài lòng. Mức độ hài lòng của khách hàng đã tăng 10% trong thời gian tôi làm tại công ty cũ. Như tôi được biết, mục tiêu phòng marketing của quý công ty trong năm nay là tăng sự hài lòng của khách hàng. Do đó, tôi thấy kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho công việc của tôi tại đây.
Đọc thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi “Tại Sao Bạn Chọn Công Ty Chúng Tôi?”
2. Thành tích nổi bật nhất mà bạn đạt được trong công việc trước đây là gì?
Thông qua câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết được cách bạn định nghĩa thành tựu thành công là như thế nào và hành động bạn làm để đạt được nó.
Bạn có thể nói về thời gian địa điểm, con số, và kết quả cụ thể để nhà tuyển dụng dễ dàng trực quan hoá thành tựu của bạn.
Nếu kể về một tình huống giải quyết vấn đề, đừng quên giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh để thành tựu của bạn dễ hiểu hơn.
Câu trả lời gợi ý: Đội chúng tôi được giao nhiệm vụ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cho website của công ty do tỷ lệ này rớt xuống cực thấp sau những lỗi về kỹ thuật và thiết kế của trang web. Chúng tôi đã lập một bản đề xuất xây dựng lại UI/UX cho website với thiết kế mới, loại bỏ các tính năng dư thừa và thêm vào các tính năng mới. Sau khi đề xuất được duyệt, chúng tôi đã phối hợp với bộ phận phát triển và tiến hành xây mới website. Trong quý 1, website mới đã được tạo xong với chi phí trong dự trù ngân sách. Sau thời gian thử nghiệm, tỷ tốc độ tải trang đã giảm đi đáng kể, không có lỗi, và tỷ lệ chuyển đổi đã tăng 5%.
3. Bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về dự án… mà bạn đề cập trong CV?
Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này nhằm đánh giá đóng góp của bạn trong một dự án và cách bạn hoàn thành dự án mà bạn đã tham gia. Đây cũng là một câu hỏi để kiểm tra sự trung thực của bạn đối với những thông tin bạn cung cấp trong CV.
Hãy chia sẻ về dự án thành công nhất của bạn một cách ngắn gọn, súc tích, có con số thể hiện tiến độ, kết quả cụ thể.
Câu trả lời gợi ý: Giả sử bạn là một wedding planner.
Là một wedding planner, công việc chủ yếu của tôi là lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới của các cặp đôi. Tôi đã tổ chức 60 đám cưới trong 10 năm làm người lập kế hoạch và dự án để lại nhiều ấn tượng nhất trong tôi là một đám cưới ngoài trời của một cặp đôi người nước ngoài tổ chức tại Phú Quốc. Đây là đám cưới ngoài trời đầu tiên mà tôi nhận làm với kinh phí rất lớn. Tôi đã vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hoá để lên kế hoạch chu toàn cho cặp đôi này. Ngoài những nghi thức và dụng cụ thường thấy ở một đám cưới, tôi đã phải suy nghĩ và dự tính rất nhiều về phương án dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu vì đó là đám cưới ngoài trời. Thật may là tất cả đều nằm trong kế hoạch và lễ cưới diễn ra vô cùng tốt đẹp.
Đọc thêm: Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời
4. Bạn đã phát triển kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào từ công việc trước?
Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm như thế này có thể giúp người phỏng vấn đánh giá việc bạn học hỏi từ kinh nghiệm trước đây như thế nào.
Hãy đề cập đến kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng mà bạn đạt được. Đừng quên nhấn mạnh những kinh nghiệm và kỹ năng đó có ích cho vị trí mới ra sao.
Câu trả lời gợi ý: Công việc trước đã rèn luyện cho tôi kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức. Đã có những lúc tôi bị choáng ngợp với các đầu việc chồng chất và không biết phải bắt đầu từ đâu. Là một phóng viên, tôi phải ghi chép và ghi chú liên tục, đồng thời sàng lọc thông tin và biết chọn lọc ưu tiên nên viết về việc gì. Chính các hoạt động thường ngày này đã hình thành trong tôi kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên để hoàn thành chúng một cách khoa học hơn. Tôi cũng tạo cho mình thói quen lên danh sách công việc và phân bổ thời gian hợp lý. Tôi tin rằng hai kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng này sẽ theo tôi làm tốt công việc mới.
5. Hãy chia sẻ về một lần bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn. Kết quả như thế nào?
Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc này thực chất là câu hỏi để đánh giá kỹ năng đưa ra quyết định của ứng viên.
Đối mặt với câu hỏi kiểu này, bạn có thể sử dụng mô hình STAR để đưa ra câu trả lời sắc bén nhất.
- Situation: Nói chi tiết cụ thể về trải nghiệm đó
- Task: Giải thích trách nhiệm của bạn là gì
- Action: Mô tả cách bạn giải quyết tình huống đó, hành động cụ thể là gì
- Result: Kết quả ra sao
6. Bạn đã bao giờ dẫn dắt một nhóm chưa?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra kỹ năng lãnh đạo của bạn. Dù không ứng tuyển vào vị trí quản lý, bạn cũng có thể được hỏi câu hỏi này. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá liệu bạn có khả năng cho sự phát triển sau này hay không.
Nếu chưa từng là leader, hãy cứ thành thực chia sẻ bất cứ kinh nghiệm nào liên quan ngay cả khi bạn còn là sinh viên hoặc thực tập.
Câu trả lời gợi ý: Với vai trò là nhân viên Content Marketing, tôi được giao nhiệm vụ quản lý một nhóm freelancers gồm 6 người sản xuất nội dung cho blog của công ty. Nhiệm vụ của tôi là nghiên cứu từ khoá, lên outline bài viết, review nội dung cho freelancer. Vì tất cả freelancer đều làm việc từ xa nên tôi đã xây dựng một file làm việc chung cho tất cả, đồng thời sử dụng một kênh để đôi bên có thể giao tiếp dễ dàng, kịp thời thảo luận bất cứ vấn đề gì. Mỗi freelancer có một phong cách làm việc khác nhau. Do đó, từ đầu tôi đã phải thống nhất quy trình làm việc và tiêu chuẩn đối với sản phẩm nội dung cuối cùng để tất cả nhóm có thể làm việc suôn sẻ với nhau.