đinhlinh11
Bé Tleoo
Lạng Sơn có rất nhiều món ăn ngon, chúng ta khó mà có thể thưởng thức hết nếu chỉ đến một lần. Nhưng sau đây là 6 món ăn độc đáo nhất định bạn phải thử nếu đến đây dịp 2/9 này.
1. Vịt quay - đặc sản nổi tiếng nhất Lạng Sơn
Đến với xứ Lạng, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, nên thơ mà còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất này là vịt quay, đã đến đây thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức.
Công đoạn làm món ăn này cũng rất cầu kỳ. Vịt quay chuẩn Lạng Sơn là giống vịt bầu Thất Khê. Vịt sau khi được làm sạch sẽ được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật (mắc mật)… nhồi vào bên trong bụng vịt rồi khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong.
Sau khi gia vị và hương liệu đủ ngấm, vịt được quay trên bếp than hoa khoảng 15 phút. Sau đó nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt phải thật khéo léo để vịt có màu mật ong, không bị cháy đen, quay càng lâu thịt càng thơm ngon, miếng thịt đậm đà, mềm ngọt, thoang thoảng mùi hương của thảo mộc. Phần nước bên trong vịt khi quay sẽ được dùng làm nước chấm, thêm xì dầu, ớt có vị rất ngon.
Vịt quay Lạng Sơn.
2. Phở chua
Phở chua là món ăn rất phổ biến ở thành phố Lạng Sơn. Đến nơi nào trong thành phố, bạn cũng có thể thưởng thức món ăn lạ miệng này.
Một bát phở chua bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh phở, thịt xá xíu, khoai lang chao, lạc rang, dưa chuột, rau thơm… Bánh phở để làm phở chua thường là loại bánh phở được tráng bằng tay mới đảm bảo thơm ngon và độ dẻo. Thịt để làm xá xíu là thịt lợn nạc ngon, được chế biến kỹ từ khâu chọn thịt và tẩm ướp gia vị.
Phở chua ăn với nước sốt được làm theo công thức gia truyền. Nước sốt được trộn với hành, tỏi phi thơm cùng với giấm, đường, nước mắm, gừng, bột năng… rưới lên bát phở có đầy đủ nguyên liệu, ăn cùng rau thơm, món ăn có vị chua ngọt vô cùng ngon miệng.
Phở chua.
3. Bánh Cao Xằng
Đây cũng là một thức quà rất hấp dẫn. Nguyên liệu chính để làm món bánh Cao Xằng là loại gạo tẻ ngon, trắng và có mùi thơm. Gạo đem ngâm qua đêm, xay thành bột và thêm các công đoạn đun sôi, hòa lẫn với bột sống thành bột để làm bánh.
Nhân bánh được làm bằng thịt lợn băm nhỏ xào, trộn với hành khô phi thơm. Bánh Cao Xằng hấp khá cầu kỳ, đổ nhiều lớp bột, hấp nhiều lần để bánh chín đều, dai ngon. Khi ăn, dùng dao cắt bánh thành miếng hình chữ nhật rồi rắc thêm chút lạc rang giã dập, ăn thấy vị ngọt của bột gạo, vị bùi của lạc quện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn.
4. Bánh ngải
Đồng bào miền núi phía Bắc thường dùng lá ngải cứu để làm bánh. Bánh ngải được làm từ lá ngải non đun với nước tro sạch cho nhừ, rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó đổ xôi đã đồ chín vào cùng và giã đều cùng với lá ngải cho đến khi tạo thành thứ bột mịn và dẻo.
Khi bột đã nhuyễn dẻo, bánh được tra nhân vừng với đường giã nhỏ mịn rồi hấp cách thủy trong vòng 10-15 phút. Khi chín, bánh sẽ có màu xanh sẫm với mùi thơm rất đặc trưng.
Bánh ngải ăn trong ngày sau khi chế biến là ngon nhất. Tuy nhiên, nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản bánh bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào ăn thì có thể hấp lại để bánh có được độ dẻo như vừa chế biến.
Bánh ngải.
5. Lợn quay Lạng Sơn
Cũng như vịt quay, lợn quay là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các mâm cỗ ở Lạng Sơn bởi không chỉ ngon mà món ăn này còn mang hương vị riêng trong văn hóa của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày ở xứ Lạng.
Người Lạng Sơn thường chọn giống lợn Móng Cái có xương nhỏ, chắc thịt và nạc nhiều để quay. Lợn được làm sạch, để cả con, khéo léo không làm rách da sao cho đến khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt.
Gia vị để tẩm ướp lợn quay bao gồm nhiều loại như muối tiêu, lá móc mật… nhồi vào trong bụng lợn. Dùng mật ong hòa với giấm bôi kĩ lên da lợn, vừa quay lợn vừa bôi để khi chín được giòn và có màu vàng sẫm.
Món thịt lợn quay Lạng Sơn khi ăn có vị ngọt của thịt chín tới, mùi thơm của lá móc mật đậm đà, ăn một lần ai cũng nhớ mãi.
Lợn quay Lạng Sơn.
6. Xôi tím lá cẩm
Xôi tím (xôi lá cẩm) là món ăn truyền thống đặc sắc và vô cùng đẹp mắt của đồng bào ở Lạng Sơn. Đây cũng là món ăn ưa thích của nhiều du khách khi đến mảnh đất này.
Xôi lá cẩm có màu tím pha xanh rất đẹp nhờ loại lá có tên là lá cẩm. Loại gạo để làm xôi tím là gạo nếp cái hoa vàng, hạt to tròn, bóng mẩy, ngon nhất là gạo nếp được trồng ở vùng núi Bắc Sơn. Gạo nếp Bắc Sơn thơm ngon đứng đầu trong các loại gạo nếp, hạt đầy tròn, không vỡ, khi đồ lên hạt gạo rất trong, mềm nhưng không nát và có vị thơm mát hấp dẫn.
Màu xanh tím đặc trưng của món xôi cẩm được tạo ra từ sự kết hợp giữa lá cẩm và tro rơm nếp trộn đều, giã nhuyễn và lấy nước cốt ngâm gạo. Gạo ngâm với nước cốt khoảng 4 tiếng và đem đồ trong chõ đến khi xôi chín và có mùi thơm đặc biệt của hương lá cẩm thấm vào xôi. Khi ăn kèm với chả hoặc muối vừng rất ngon.
1. Vịt quay - đặc sản nổi tiếng nhất Lạng Sơn
Đến với xứ Lạng, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, nên thơ mà còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất này là vịt quay, đã đến đây thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức.
Công đoạn làm món ăn này cũng rất cầu kỳ. Vịt quay chuẩn Lạng Sơn là giống vịt bầu Thất Khê. Vịt sau khi được làm sạch sẽ được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật (mắc mật)… nhồi vào bên trong bụng vịt rồi khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong.
Sau khi gia vị và hương liệu đủ ngấm, vịt được quay trên bếp than hoa khoảng 15 phút. Sau đó nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt phải thật khéo léo để vịt có màu mật ong, không bị cháy đen, quay càng lâu thịt càng thơm ngon, miếng thịt đậm đà, mềm ngọt, thoang thoảng mùi hương của thảo mộc. Phần nước bên trong vịt khi quay sẽ được dùng làm nước chấm, thêm xì dầu, ớt có vị rất ngon.
Vịt quay Lạng Sơn.
2. Phở chua
Phở chua là món ăn rất phổ biến ở thành phố Lạng Sơn. Đến nơi nào trong thành phố, bạn cũng có thể thưởng thức món ăn lạ miệng này.
Một bát phở chua bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh phở, thịt xá xíu, khoai lang chao, lạc rang, dưa chuột, rau thơm… Bánh phở để làm phở chua thường là loại bánh phở được tráng bằng tay mới đảm bảo thơm ngon và độ dẻo. Thịt để làm xá xíu là thịt lợn nạc ngon, được chế biến kỹ từ khâu chọn thịt và tẩm ướp gia vị.
Phở chua ăn với nước sốt được làm theo công thức gia truyền. Nước sốt được trộn với hành, tỏi phi thơm cùng với giấm, đường, nước mắm, gừng, bột năng… rưới lên bát phở có đầy đủ nguyên liệu, ăn cùng rau thơm, món ăn có vị chua ngọt vô cùng ngon miệng.
Phở chua.
3. Bánh Cao Xằng
Đây cũng là một thức quà rất hấp dẫn. Nguyên liệu chính để làm món bánh Cao Xằng là loại gạo tẻ ngon, trắng và có mùi thơm. Gạo đem ngâm qua đêm, xay thành bột và thêm các công đoạn đun sôi, hòa lẫn với bột sống thành bột để làm bánh.
Nhân bánh được làm bằng thịt lợn băm nhỏ xào, trộn với hành khô phi thơm. Bánh Cao Xằng hấp khá cầu kỳ, đổ nhiều lớp bột, hấp nhiều lần để bánh chín đều, dai ngon. Khi ăn, dùng dao cắt bánh thành miếng hình chữ nhật rồi rắc thêm chút lạc rang giã dập, ăn thấy vị ngọt của bột gạo, vị bùi của lạc quện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn.
4. Bánh ngải
Đồng bào miền núi phía Bắc thường dùng lá ngải cứu để làm bánh. Bánh ngải được làm từ lá ngải non đun với nước tro sạch cho nhừ, rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó đổ xôi đã đồ chín vào cùng và giã đều cùng với lá ngải cho đến khi tạo thành thứ bột mịn và dẻo.
Khi bột đã nhuyễn dẻo, bánh được tra nhân vừng với đường giã nhỏ mịn rồi hấp cách thủy trong vòng 10-15 phút. Khi chín, bánh sẽ có màu xanh sẫm với mùi thơm rất đặc trưng.
Bánh ngải ăn trong ngày sau khi chế biến là ngon nhất. Tuy nhiên, nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản bánh bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào ăn thì có thể hấp lại để bánh có được độ dẻo như vừa chế biến.
Bánh ngải.
5. Lợn quay Lạng Sơn
Cũng như vịt quay, lợn quay là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các mâm cỗ ở Lạng Sơn bởi không chỉ ngon mà món ăn này còn mang hương vị riêng trong văn hóa của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày ở xứ Lạng.
Người Lạng Sơn thường chọn giống lợn Móng Cái có xương nhỏ, chắc thịt và nạc nhiều để quay. Lợn được làm sạch, để cả con, khéo léo không làm rách da sao cho đến khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt.
Gia vị để tẩm ướp lợn quay bao gồm nhiều loại như muối tiêu, lá móc mật… nhồi vào trong bụng lợn. Dùng mật ong hòa với giấm bôi kĩ lên da lợn, vừa quay lợn vừa bôi để khi chín được giòn và có màu vàng sẫm.
Món thịt lợn quay Lạng Sơn khi ăn có vị ngọt của thịt chín tới, mùi thơm của lá móc mật đậm đà, ăn một lần ai cũng nhớ mãi.
Lợn quay Lạng Sơn.
6. Xôi tím lá cẩm
Xôi tím (xôi lá cẩm) là món ăn truyền thống đặc sắc và vô cùng đẹp mắt của đồng bào ở Lạng Sơn. Đây cũng là món ăn ưa thích của nhiều du khách khi đến mảnh đất này.
Xôi lá cẩm có màu tím pha xanh rất đẹp nhờ loại lá có tên là lá cẩm. Loại gạo để làm xôi tím là gạo nếp cái hoa vàng, hạt to tròn, bóng mẩy, ngon nhất là gạo nếp được trồng ở vùng núi Bắc Sơn. Gạo nếp Bắc Sơn thơm ngon đứng đầu trong các loại gạo nếp, hạt đầy tròn, không vỡ, khi đồ lên hạt gạo rất trong, mềm nhưng không nát và có vị thơm mát hấp dẫn.
Màu xanh tím đặc trưng của món xôi cẩm được tạo ra từ sự kết hợp giữa lá cẩm và tro rơm nếp trộn đều, giã nhuyễn và lấy nước cốt ngâm gạo. Gạo ngâm với nước cốt khoảng 4 tiếng và đem đồ trong chõ đến khi xôi chín và có mùi thơm đặc biệt của hương lá cẩm thấm vào xôi. Khi ăn kèm với chả hoặc muối vừng rất ngon.