6 thực phẩm màu tím giàu chất chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tật

TRỊNH THỊ THANH THẢO

Well-known member
Theo Tiến sĩ Gu Chuanling, Phó Tổng thư ký của Hiệp hội Y tế, Dinh dưỡng và Ẩm thực Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc), anthocyanin có khả năng chống oxy hóa cao được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau củ, đặc biệt là những loại có màu tím. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu 6 thực phẩm màu tím đó là gì trong bài viết sau nha.
1Khoai lang tím
Hàm lượng anthocyanin trong khoai lang tím đạt mức cao lên tới 519 mg/100g. Bên cạnh việc giàu anthocyanin, khoai lang tím cũng chứa nhiều kali và có hàm lượng vitamin C cao, đạt 20.1 mg/100g.
Khoai lang tím
Khoai lang tím
Bên cạnh đó, khoai lang tím thường được xem là một loại thực phẩm chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Bạn có thể ăn khoảng 100g khoai lang tím trong mỗi bữa kết hợp với nửa bát cơm nhỏ để có một bữa ăn hoàn chỉnh và cân đối.
2Mâm xôi
Mâm xôi đen là loại quả không có màu đen hoàn toàn mà thường có sắc tím. Mâm xôi đen chứa hàm lượng anthocyanin khá cao, trong khoảng từ 3264 - 7286 mg/100g. Đây là hàm lượng cao trong các loại thực phẩm thông thường và được coi như "Vua của các loại anthocyanin".
Mâm xôi đen
Nếu bạn tiêu thụ khoảng 10g mâm xôi đen mỗi ngày, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể từ 326 - 728 mg anthocyanin cùng với nhiều vitamin C, axit phenolic, chất xơ, ellagitannin,... Cách ăn phổ biến là ngâm quả trong nước ấm, ép lấy nước hoặc ăn ngay.
3Ngô tím
Ngô tím có hàm lượng anthocyanin lên đến 1642 mg/100g và tinh bột cũng như nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu. Một trái ngô tím lớn đã đủ để cung cấp năng lượng tương đương với 1-2 bát cơm.
Ngô tím
Mặc dù chứa nhiều tinh bột, nhưng loại tinh bột trong ngô tím chủ yếu là amylopectin - một loại dễ tiêu hóa. Điều này khiến việc gia tăng mức đường trong máu sau khi ăn ngô tím diễn ra nhanh hơn so với khi ăn ngô thông thường. Do đó, nếu bạn muốn kiểm soát mức đường trong máu thì cần tiêu thụ lượng tinh bột chứa trong rau củ khoảng 1,5 - 2 nắm tay và protein khoảng 1 nắm tay. Bạn nên ăn ngô lúc chín đặc biệt là khi luộc hoặc hấp để hấp thụ tối đa anthocyanin.
4Việt quất
Hàm lượng anthocyanin trong quả việt quất thường dao động từ 72 đến 325mg/100g. Quả việt quất chín và tươi có màu tím xanh và trên bề mặt có một lớp bột màu trắng. Nếu quả việt quất chưa chín sẽ có màu đỏ.
Việt quất
Khi bóp nhẹ, nếu quả việt quất cảm giác mềm hoặc bột trắng đã rơi ra và bề mặt của nó hơi bóng loáng, thì cho thấy trái không còn tươi. Trong giai đoạn này, các chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanin, cũng không còn nhiều. Theo các nhà khoa học tại trường đại học Texas Hoa Kỳ, polyphenol trong quả việt quất giúp giảm khoảng 73% lượng tế bào tạo nên mô mỡ và 27% tế bào gây béo phì. Bạn có thể ăn sống quả việt quất hoặc dùng để nấu một số món ăn như bánh việt quất, sữa chua việt quất,...
5Nho
Trong nho chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, trong đó hàm lượng anthocyanin có khoảng 181 - 716 mg/100g giúp chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
Nước ép nho tím nguyên vỏ chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitaminkhoáng chất,
giúp tăng cường hệ miễn dịch, giữ dáng và ngăn ngừa lão hóa. Bạn có thể uống 1 ly nước ép nho không đường mỗi ngày để giúp giảm mỡ và đốt cháy calo hiệu quả nhé.
Nho
6Bắp cải tím
Bắp cải tím chứa hàm lượng cao chất anthocyanin từ 90.5 - 322mg/100g và một số chất chống oxy hóa khác như quercetin và sulforaphane. Những hợp chất này sẽ giúp ngăn chặn gốc tự do trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và giúp làm chậm quá trình lão hóa cũng như oxy hóa.
Bạn cũng có thể bổ sung bắp cải tím trong các bữa ăn hằng ngày bằng cách xắt mỏng hoặc ép nước uống để giảm cân và giúp no lâu hơn. Bạn nên tránh chiên xào bắp cải tím vì hợp chất anthocyanin sẽ giảm đi đáng kể nếu gặp nhiệt độ cao.
Bắp cải tím
 
Bên trên