6 thực phẩm tiêu thụ nhiều dễ làm hơi thở kém thơm tho
Uống cà phê cũng có thể khiến khoang miệng kém thơm tho do nó có tính axit cao và gián tiếp làm cơ thể mất nước.
1. Cà phê
Tính axit của cà phê sẽ ảnh hưởng đến độ pH trong khoang miệng, khiến môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Cùng với tác dụng lợi tiểu của caffeine, sẽ làm cơ thể mất nước và giảm tiết nước bọt. Lượng nước bọt giảm dẫn đến khô miệng, vi khuẩn càng dễ sinh sôi và gây ra mùi hôi. Vì vậy, nên uống cà phê có chừng mực và uống nhiều nước sau đó để duy trì độ ẩm cho cơ thể cũng như giảm mùi hôi miệng.
2. Rượu
Rượu cũng như cà phê, làm mất nước và có thể gây khô miệng. Ngoài ra, mùi nồng của rượu dễ bám vào miệng và đường hô hấp, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Uống rượu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây trào ngược axit hoặc khó tiêu. Khi axit dạ dày hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa hết quay trở lại thực quản và miệng sẽ gây ra mùi hôi.
Cà phê có thể gây hôi miệng do có tính axit cao.
3. Các sản phẩm từ sữa
Protein từ sữa bị vi khuẩn trong miệng phân hủy, tạo ra các hợp chất có mùi nồng như sunfua, có thể dẫn đến hôi miệng. Đặc biệt đối với trường hợp không dung nạp lactose, các sản phẩm từ sữa có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Những sản phẩm từ sữa chưa được tiêu hóa hết sẽ lên men trong ruột, tạo ra một lượng lớn khí và thải ra ngoài khi thở hoặc ợ hơi.
4. Tỏi
Chất sunfua trong tỏi sẽ tỏa ra mùi hôi khi nhai. Những mùi này không chỉ đọng lại trong miệng mà còn ngấm vào máu và thải ra ngoài qua phổi khi thở, khiến hơi thở có mùi kém thơm tho sau khi ăn. Mùi tỏi cũng khá nồng, khó có thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đã đánh răng. Vì vậy, nên tránh dùng tỏi trước khi tham dự những dịp quan trọng. Có thể nhai kẹo cao su, uống nhiều nước để làm giảm mùi tỏi sau khi ăn.
Tỏi có mùi nồng, sau khi ăn đọng lại trong khoang miệng rất lâu, khó có thể loại bỏ ngay lập tức.
5. Đồ cay
Thức ăn cay có thể kích thích giảm tiết nước bọt, dẫn đến hôi miệng. Không những vậy, thức ăn cay còn có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm tăng khả năng gây hôi miệng. Ngoài ra hầu hết các loại thực phẩm cay không chỉ có ớt mà còn được chế biến cùng những thành phần có mùi nồng như tỏi, hành. Những mùi này thường đọng lại rất lâu trong khoang miệng, khó loại bỏ hoàn toàn ngay lập tức.
6. Đường ngọt
Thực phẩm chứa nhiều đường ngọt cũng là thủ phạm gây hôi miệng. Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và tạo ra các chất có tính axit và mùi hôi, không chỉ gây hại cho răng mà còn khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn. Thực phẩm chứa nhiều đường cũng dễ làm hình thành mảng bám trên bề mặt răng, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu khác, từ đó dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt cũng làm gia tăng tình trạng hôi miệng.
Uống cà phê cũng có thể khiến khoang miệng kém thơm tho do nó có tính axit cao và gián tiếp làm cơ thể mất nước.
1. Cà phê
Tính axit của cà phê sẽ ảnh hưởng đến độ pH trong khoang miệng, khiến môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Cùng với tác dụng lợi tiểu của caffeine, sẽ làm cơ thể mất nước và giảm tiết nước bọt. Lượng nước bọt giảm dẫn đến khô miệng, vi khuẩn càng dễ sinh sôi và gây ra mùi hôi. Vì vậy, nên uống cà phê có chừng mực và uống nhiều nước sau đó để duy trì độ ẩm cho cơ thể cũng như giảm mùi hôi miệng.
2. Rượu
Rượu cũng như cà phê, làm mất nước và có thể gây khô miệng. Ngoài ra, mùi nồng của rượu dễ bám vào miệng và đường hô hấp, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Uống rượu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây trào ngược axit hoặc khó tiêu. Khi axit dạ dày hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa hết quay trở lại thực quản và miệng sẽ gây ra mùi hôi.
Cà phê có thể gây hôi miệng do có tính axit cao.
3. Các sản phẩm từ sữa
Protein từ sữa bị vi khuẩn trong miệng phân hủy, tạo ra các hợp chất có mùi nồng như sunfua, có thể dẫn đến hôi miệng. Đặc biệt đối với trường hợp không dung nạp lactose, các sản phẩm từ sữa có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Những sản phẩm từ sữa chưa được tiêu hóa hết sẽ lên men trong ruột, tạo ra một lượng lớn khí và thải ra ngoài khi thở hoặc ợ hơi.
4. Tỏi
Chất sunfua trong tỏi sẽ tỏa ra mùi hôi khi nhai. Những mùi này không chỉ đọng lại trong miệng mà còn ngấm vào máu và thải ra ngoài qua phổi khi thở, khiến hơi thở có mùi kém thơm tho sau khi ăn. Mùi tỏi cũng khá nồng, khó có thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đã đánh răng. Vì vậy, nên tránh dùng tỏi trước khi tham dự những dịp quan trọng. Có thể nhai kẹo cao su, uống nhiều nước để làm giảm mùi tỏi sau khi ăn.
Tỏi có mùi nồng, sau khi ăn đọng lại trong khoang miệng rất lâu, khó có thể loại bỏ ngay lập tức.
5. Đồ cay
Thức ăn cay có thể kích thích giảm tiết nước bọt, dẫn đến hôi miệng. Không những vậy, thức ăn cay còn có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm tăng khả năng gây hôi miệng. Ngoài ra hầu hết các loại thực phẩm cay không chỉ có ớt mà còn được chế biến cùng những thành phần có mùi nồng như tỏi, hành. Những mùi này thường đọng lại rất lâu trong khoang miệng, khó loại bỏ hoàn toàn ngay lập tức.
6. Đường ngọt
Thực phẩm chứa nhiều đường ngọt cũng là thủ phạm gây hôi miệng. Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và tạo ra các chất có tính axit và mùi hôi, không chỉ gây hại cho răng mà còn khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn. Thực phẩm chứa nhiều đường cũng dễ làm hình thành mảng bám trên bề mặt răng, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu khác, từ đó dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt cũng làm gia tăng tình trạng hôi miệng.