7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

Nguyễn Mai

Well-known member
Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
Đại học Harvard từng kết luận, khả năng thành công trong cuộc đời của một người có 20% phụ thuộc vào chỉ số IQ, trong khi EQ (trí tuệ cảm xúc) chiếm 80%.

Các nhà nghiên cứu xác định, trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khía cạnh: khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng thất bại, khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Gần đây, trên mạng Zhihu của Trung Quốc có một chủ đề nóng: "Bố mẹ EQ thấp sẽ có tác động như thế nào đến con cái?". Một độc giả kể rằng, có lần khi đang ở sân bay nhìn thấy một người mất đồ khóc nức nở, anh rất đau lòng. Khi đó anh mới là cậu bé 15 tuổi kể lại chuyện này cho bố thì bị mắng: "Trẻ con hiểu thế nào là đau lòng. Đó không phải việc của con". Một lần khác, anh lại bị mẹ khiển trách vì nhỡ kêu mệt. Người mẹ nói: "Mới trẻ mệt mỏi nỗi gì. Già như mẹ đây còn chẳng kêu".

Cuối cùng người đàn ông này nói: "Tôi đã chọn cách đóng cửa vĩnh viễn với thế giới nội tâm cùng cha mẹ mình. Dù họ dày công nuôi nấng nhưng những lời nói vô ý đó ngày này qua ngày khác để lại hố sâu vô hình trong tuổi thơ và tuổi trẻ của tôi".

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Goleman đã viết trong cuốn sách: "Trí tuệ cảm xúc": "Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên chúng ta học về cảm xúc. Cha mẹ có EQ cao sẽ có những đứa con EQ cao. Cha mẹ có EQ thấp có tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cái".

Đặc biệt là 5 điều sau đây, cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ giữ kín, không nói với mọi người nhưng cha mẹ EQ thấp lại thường hay khoe khoang khiến con tổn tương.


Bất kể động lực tâm lý nào, việc thường xuyên nhắc đến điểm số của trẻ ở nơi công cộng sẽ gây ra tác hại lớn. Ảnh minh họa




Bất kể động lực tâm lý nào, việc thường xuyên nhắc đến điểm số của trẻ ở nơi công cộng sẽ gây ra tác hại lớn. Ảnh minh họa

1. Điểm số của con cái

Cách đây vài ngày, anh Trần (Trung Quốc) về quê dự tiệc sinh nhật lần thứ 90 của bà mình, trên bàn ăn đã xảy ra một cảnh tượng vô cùng xấu hổ.

Trong bữa ăn, chị họ anh nhắc đến kết quả thi thử của con trai, liên tục khen ngợi con trai đã làm bài thi tốt và đứng top 10 của lớp.

Nghe chị họ nói, họ hàng và bạn bè đều gật đầu tán dương đứa cháu có tiềm năng vào một tường đại học danh giá. Thấy có người quan tâm, cô bắt đầu nói không ngừng về con trai mình.

Đúng lúc này, đứa con trai đột ngột đứng dậy, nói với mẹ với vẻ mặt không hài lòng: "Mẹ đừng có đem điểm số của con ra khoe với mọi người nữa được không".

Thấy vậy, người chị họ phản bác lại: "Con thi tốt, điểm cao vậy thì để mẹ kể cho mọi người nghe. Chuyện này có gì mà xấu hổ chứ".

Lần này cậu bé hét lên: "Đó là điểm của con chứ không phải của mẹ. Lần nào mẹ cũng chỉ biết nói về điểm này nọ, mẹ không thấy mọi người chán ghét lắm sao".

Nói xong, đứa cháu của anh Trần lao ra khỏi cửa.

Chị họ anh Trần không hiểu tại sao khi nhắc tới thành tích của con cái ở nơi có nhiều người lại khiến con phản kháng và bất mãn như vậy.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu chị họ anh Trần khoe khoang điểm số của con mình. Ở góc độ tâm lý học, nếu một người thích khoe khoang thành tích, điểm số của con cái, chứng tỏ họ cần thỏa mãn lòng kiêu hãnh của bản thân.

Tuy nhiên, bất kể động lực tâm lý nào, việc thường xuyên nhắc đến điểm số của trẻ ở nơi công cộng sẽ gây ra tác hại lớn.

Một mặt, trẻ dễ xấu hổ khi cha mẹ khoe khoang ở nơi công cộng, để duy trì cảm giác vượt trội này, chúng cần phải cố giữ vững phong độ nên sẽ bị áp lực. Mặt khác, một số trẻ có thể dần dần hình thành tính tự mãn, kiêu ngạo trước những lời khen của người khác.

Nghiên cứu tâm lý cũng đã chứng minh rằng, việc chú ý quá nhiều đến thành tích của trẻ và thường xuyên nhắc đến những thành tích của trẻ thường không có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ và con cái.

2. Phàn nàn các vấn đề về nhân cách và hành vi cá nhân của con

Cá rằng đứa trẻ nào trên đời cũng từng ít nhất một lần bị cha mẹ so sánh với con cái nhà họ hàng hoặc hàng xóm rồi sau đó là bị phê bình.

Nhưng trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều có tính cách và cách hành xử riêng biệt. Ngay cả khi chúng khác biệt với những đứa trẻ khác cũng không có nghĩa là điều đó sai.

So sánh còn đỡ, chẳng qua là ảnh hưởng đến việc xây dựng lòng tự tin của trẻ. Điều đáng lo là có một số cha mẹ thích tiết lộ vấn đề về tính cách và hành vi của con cho bạn bè, đồng nghiệp thân thiết biết, thậm chí đôi khi là với thái độ phàn nàn, chê bai.

Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trưởng thành của trẻ, đồng thời cũng khiến mọi người hiểu lầm về hình ảnh của trẻ.

3. Tiền bạc của con cái

Nhiều bậc cha mẹ thích khoe thu nhập của con mình với người thân, bạn bè. Đằng sau kiểu khoe khoang phù phiếm này thường là mong muốn được người khác công nhận và khen ngợi.

Nhưng khi mặt đối mặt, mọi người có thể nói là ngưỡng mộ, khen ngợi nhưng sau lưng có thể là ghen tị hoặc chê bai vì tính khoe khoang.

Suy cho cùng, mối quan hệ dù thân thiết đến đâu, cũng không nên khoe khoang tiền bạc, tài sản của con cái vì điều này có thể gây ra những việc không đáng có, như bị bàn tán sau lưng, thu hút người khác đến vay tiền…

Đối với những bậc cha mẹ thực sự thông minh, việc con cái có triển vọng và có năng lực là một điều may mắn chứ không phải là thứ để khoe khoang với người khác.

Mặt khác, những người nói về việc con cái kiếm được bao nhiêu tiền hầu hết đều không rõ ràng về mục đích của điều đang nói và gián tiếp gây rắc rối cho con cái.

4. Nhắc tới những điều xấu hổ của con cái

Có một người mẹ có cậu con trai học lớp 5. Một ngày nọ, cô xem lại những bức ảnh cũ, thấy đứa con "tè dầm" khi còn nhỏ.

Ban đầu, người nhà chỉ biết về những bức ảnh riêng tư này. Không ngờ, trong buổi họp phụ huynh, người mẹ này trò chuyện cùng các phụ huynh khác và thoải mái chia sẻ hình ảnh con trai tè dầm khi còn nhỏ.

Sau đó, hình ảnh xấu hổ này không hiểu sao lan rộng ra khắp lớp, cậu bé đi học bị bạn chọc tới mức không muốn đến trường nữa.

Điều bức xúc là dù con có ý định bỏ học nhưng người mẹ vẫn cảm thấy mình chẳng làm gì sai cả, chỉ thấy vui thôi chứ không nghiêm trọng đến mức đó.

Trên thực tế, suy nghĩ của người mẹ này rất phổ biến trong nhiều gia đình. Họ nghĩ con cái còn nhỏ nên chưa biết gì, thản nhiên đem những chuyện xấu hổ của con ra kể cho người khác nghe. Thế nhưng, trẻ em cũng như người lớn cũng có cảm giác xấu hổ và lòng tự trọng.

Vì vậy, về vấn đề này, cha mẹ phải thay đổi suy nghĩ, đối xử với con như người lớn, tôn trọng và thấu hiểu, không công khai, không chia sẻ những điều đáng xấu hổ của con mình.

Nhiều cha mẹ nghĩ con cái còn nhỏ nên chưa biết gì, thản nhiên đem những chuyện xấu hổ của con ra kể cho người khác nghe. Ảnh minh họa

Nhiều cha mẹ nghĩ con cái còn nhỏ nên chưa biết gì, thản nhiên đem những chuyện xấu hổ của con ra kể cho người khác nghe. Ảnh minh họa

5. Mối quan hệ của con cái

Khi đến một độ tuổi nhất định, con của bạn bắt đầu nghĩ đến hôn nhân, một sự kiện trọng đại trong đời.

Yêu là một chuyện, còn cần một hành trình dài để cả hai tiến đến việc kết hôn. Nhiều cha mẹ thường khoe khoang chuyện tình cảm của con cái. Nếu người yêu của con có điều kiện tốt, họ sẽ khoe với mọi người.

Điều này có thể gây ra rắc rối không cần thiết cho mối quan hệ yêu đương của con cái.

Con cái cũng sẽ mất đi sự tự do trong tình yêu, mối quan hệ vì nhận được nhiều sự quan tâm, kỳ vọng, nhận xét từ mọi người.

Dù con cái đang yêu hay đã lập gia đình, cha mẹ cũng không nên kể quá nhiều về chuyện tình cảm riêng tư của con gái, đây là sự tôn trọng con cái và tầm nhìn xa của cha mẹ.

6. Đề cập tới những dự định, ước mơ của con

Có một người mẹ ở Trung Quốc lên mạng hỏi ý kiến của cư dân mạng rằng, cô chỉ kể với họ hàng về kế hoạch học lên thạc sĩ của con gái mình.

Cô không hiểu tại sao khi người thân hỏi về dự định tương lai của con cô, con cô lại tỏ thái độ rất bức xúc và tức giận đến vậy.

Thực ra, lý do rất đơn giản, chỉ cần đặt mình vào vị trí của người con gái, chúng ta có thể hiểu được cô đang phải chịu đựng những gì. Việc ôn thi lên thạc sĩ phải chịu nhiều áp lực, cô không ngờ người mẹ lại đem chuyện đó ra kể cho họ hàng nghe.

Kết quả là trong vòng 2 ngày, gần như tất cả người thân ở nhà đều biết chuyện. Họ hàng lần lượt điện thoại cho cô, có người hỏi thăm, có người góp ý. Trong thời gian đó, cô bận rộn với đủ thứ, còn phải giải quyết những thắc mắc, cuộc gọi từ người thân.

Nhiều khi một lời "nhận xét vô tình" của cha mẹ trước mặt người ngoài có thể mang đến áp lực rất lớn cho con cái.

Trên thực tế, khi cha mẹ kể cho người khác biết con mình đang làm gì, điều đó sẽ gây áp lực rất lớn cho con cái, bởi vì nhiều việc có thể không thành công nếu chỉ dựa trên sự chăm chỉ.

Điều cha mẹ nên làm là không đem những dự định của con mình ra kể cho người khác nghe, tốt nhất cứ để mọi thứ diễn ra trong âm thầm, khi nào đạt được thành công hãy thông báo cho mọi người biết.

7. Mâu thuẫn gia đình

Cha mẹ và con cái khi sống chung một mái nhà không thể tránh khỏi hoàn toàn những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Suy cho cùng, mỗi thế hệ đều có những suy nghĩ và quan điểm riêng.

Nhiều khi con cái sẽ không đồng tình với cha mẹ, cha mẹ cũng sẽ phàn nàn về con cái. Là cha mẹ, bạn phải có tấm lòng cởi mở, bao dung và tích cực giải quyết những vấn đề đang tồn tại.

Khi có chút không vui trong lòng, cũng không nên nói với mọi người rằng mình đang bất đồng quan điểm với con.

Điều bạn nghĩ chỉ là một vài lời phàn nàn từ bên ngoài thực chất sẽ là yếu tố gây ra sự bất hòa trong gia đình.

Khi bạn kể những mâu thuẫn, chuyện riêng của gia đình cho người khác, có thể họ sẽ không thông cảm cho bạn, ngược lại sẽ khiến họ chê cười bạn dạy dỗ con cái không tốt.

Nếu con cái của bạn nghe được, có thể chúng sẽ không vui và những bất đồng quan điểm trong gia đình lại thêm nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, với các vấn đề riêng của gia đình, chúng ta chỉ nên thảo luận trong nội bộ.
 
Bên trên