7 bước lập chiến lược SEO hiệu quả, bền vững

Thảo Vân

Well-known member
Để có được một chiến lược SEO hiệu quả cho mỗi website là điều mà bất kỳ một người SEO manager nào cũng rất quan tâm, qua thời gian tìm hiểu JPWEBSEO đã tổng hợp và phát triển ra một chiến lược SEO chi tiết đã được kiểm chứng qua nhiều dự án và nhận được những kết quả ngoài mức mong đợi.
Chiến lược SEO là gì?
Chiến lược SEO (còn được gọi là cách thức và phương pháp “tiếp cận SEO”) là quá trình lập kế hoạch, vạch ra và thực hiện những bước được thiết kế để cải thiện thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm.

Nói cách khác: chiến lược SEO chính là quá trình bạn tuân theo khi bạn muốn nhận được nhiều lưu lượng truy cập khi không phải trả tiền. Chiến lược SEO chỉ hiệu quả khi bạn thực hiện tất cả những công việc nhằm cải thiện đáng kể chất lượng toàn bộ website hoặc sự hiện diện thương hiệu của website.
Các bước lập chiến lược SEO bền vững

B1: Thấu hiểu đối tượng khách hàng SEO của website
Bạn muốn những ai đến website của mình? Trả lời đúng với câu hỏi này, bạn có thể thu về lượng traffic phù hợp, chất lượng với tệp khách hàng đang muốn hướng đến.

Ngày nay, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) cũng nên đổi thành tối ưu hóa dựa trên ý định tìm kiếm của người dùng. Bạn cần xác định người dùng đang tìm kiếm gì trong từng giai đoạn của hành trình mua hàng và thông tin nào, kênh nào sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.

B2: Hiểu rõ được tình trạng hiện tại của website với SEO Audit Website
SEO Audit chính là quá trình kiểm tra sức khỏe trang web để tìm ra nguyên nhân vì sao website không tăng trưởng, thậm chí có thể tìm ra cơ hội giúp website phát triển vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh.

Quá trình này bạn có thể sử dụng các công cụ hay bạn cũng có thể nhờ đến dịch vụ seo website chuyên nghiệp để thực hiện.Tuy nhiên nếu tự làm, bạn cần phải kiểm tra những gì?

B3: Đề ra KPI và mục tiêu
Trong bất kỳ chiến lược marketing hay kinh doanh nào thì việc đề ra mục tiêu và KPI cũng là một trong những yếu tố tiên quyết, là kim chỉ nam để bạn đi đúng hướng theo mục tiêu. Trong SEO cũng vậy.

B4: Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ cùng lĩnh vực
Trong SEO, chỉ cần bạn làm nhiều hơn với chất lượng tốt hơn so với top 3 đối thủ cạnh tranh đứng đầu, website của bạn chắc chắn sẽ ở vị trí top.

Bí quyết: luôn dõi theo những bước đi của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược SEO của mình sao cho phù hợp.

Hãy phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và đang cạnh tranh với bạn dựa trên 4 khía cạnh:

Content: Chiến lược content marketing của đối thủ cạnh tranh ra sao, đã triển khai những chủ đề/ từ khóa nào, các kênh (facebook, blog, youtube, …) triển khai những gì?
Onpage: Các kĩ thuật tối ưu trên chính website đã chuẩn SEO chưa?
Offpage: Hồ sơ backlink của đối thủ gồm những website nào?, bạn có thể lấy được backlink từ các trang này không? Họ triển khai mua backlink, PR báo, sử dụng guest post trỏ link?
Entity: Đối thủ cạnh tranh đã xác thực những thông tin của đối thủ trên Internet hay chưa?
Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ cùng lĩnh vực
Tìm kiếm cơ hội bằng cách phân tích đối thủ cùng lĩnh vực
Bạn cũng nên lưu ý những trường hợp đối thủ cạnh tranh tối ưu chung tệp từ khóa nhưng lại không phải đối thủ trực tiếp của bạn. Ví dụ bạn bán sữa hạt thì với từ khóa “sữa hạt”, đối thủ của bạn không chỉ là những cửa hàng tương tự mà còn là các trang ẩm thực và dinh dưỡng.

B5: Liệt kê và đánh giá các giải pháp
Thông thường, tới bước này ít nhiều bạn đã biết được cách thức thành công của đối thủ, tôi chỉ cần tập trung vào việc liệt kê những phương pháp có thể thực hiện để đạt được từng mục tiêu SEO đề ra ban đầu.

Kế đến, hãy đánh giá các giải pháp căn cứ dựa trên các yếu tố sau đây:
Thời gian thấy được hiệu quả
Thời gian triển khai giải pháp đó (kĩ thuật này triển khai sẽ tốn nhiều thời gian hay không)
Ngân sách triển khai (ngân sách có nằm trong hoạch định hay vượt quá chi tiêu)
Nguồn lực cần thiết để triển khai (nhân sự, phần mềm seo web, kinh nghiệm/chuyên môn SEO của nhân sự có đáp ứng được hay không?

B6: Lập kế hoạch triển khai chiến lược
Khi đã biết được các chiến lược cần thực hiện, kế tiếp bạn chỉ cần lập một kế hoạch SEO cho website của mình thôi!

Ở bước này, kế hoạch SEO của bạn sẽ bao gồm:
Các thủ thuật SEO
Thời gian bắt đầu – Deadline hoàn thiện
Chi tiết công việc cần thực hiện
Một số note nếu có
Người đảm nhiệm công việc


B7: Thu thập và đánh giá kết quả
Đánh giá chiến lược SEO định kỳ dựa trên kết quả thu được sẽ giúp bạn kịp thời thay đổi các chiến lược lẫn chiến thuật SEO nhằm đạt được kết quả tối ưu.

Dựa trên các KPI SEO ban đầu đưa ra, đến bước này bạn có thể sử dụng Google Analytics để đo lường lại kết quả triển khai của mình. Hãy tạo một bảng thống kê trên Google Sheet hoặc Excel để bạn có thể dễ dàng xem được bao nhiêu traffic đến với website từ nguồn Organic Search.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên check các chỉ số:

Lead thu được
Số lượng trang đã được index
Thứ hạng keywords tăng trưởng
ROI – Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đầu tư

Tạo một chiến lược SEO là một chuyện, thực thi chiến lược là một chuyện khác. Tôi khuyên bạn nên đánh giá lại hiệu quả của mỗi quý: nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn và sự tiến bộ của bạn, ghi chú lại những gì hoạt động tốt và những gì không hoạt động tốt. Theo thời gian, điều này sẽ giúp bạn tinh chỉnh về chiến lược SEO tốt hơn.
 
Bên trên