7 bước xây dựng Content Performance hiệu quả

Nguyên Linh

Well-known member
Bước 1: Xác định vòng đời nội dung

Vòng đời nội dung hiểu đơn giản là quá trình liên quan đến những thay đổi mà một phần nội dung trải qua trong “vòng đời” của nó. Về cơ bản, quá trình này bao gồm một loạt các bước liên quan đến sản xuất, đăng bài, phân loại, tổ chức, tái sử dụng và gỡ bỏ nội dung.

Trong bước này, bạn cần xác định từng loại nội dung (bài tin tức, giới thiệu sản phẩm hoặc cập nhật kiến thức,…) và các loại định dạng (video, hình ảnh hoặc infographic,…). Mỗi loại nội dung này sẽ có vòng đời riêng.

Bước 2: Đo lường Content Performance

Để đo lường được CP, bạn cần đánh giá thông qua số liệu và feedback của người dùng bằng cách:

– Xác định mục tiêu quyết định sự thành công của nội dung. Mục tiêu cuối cùng là gì?

– Chọn các tiêu chí và số liệu phù hợp theo từng kênh khác nhau để đo lường tiến độ đạt mục tiêu theo bảng dưới đây:

Bước 3: Đánh giá nội dung dựa trên dữ liệu

Khi đã đánh giá được nội dung kém hiệu quả hoặc không, bạn cần quyết định nên cập nhật hay sử dụng lại nội dung đó. Nội dung được đánh giá có đáp ứng các mục tiêu đề ra về: tỷ lệ chuyển đổi, mức độ chia sẻ, tỷ lệ giữ chân người đọc,…

Đối với nội dung hoạt động tốt, hãy đầu tư vào các nội dung tương tự và liên quan. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm cách sản xuất nội dung ở các định dạng khác như video, infographic…. Phân tích lý do nội dung đó đạt hiệu quả tốt, từ đó tìm ra một “công thức chung” để sử dụng cho nội dung khác sau này.

Đối với nội dung hoạt động không tốt, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân. SEO chưa tốt và người dùng không thể thấy khi tìm kiếm trên Google? Nội dung có được tối ưu hóa? Chủ đề có thực sự hữu ích và thú vị với người dùng?

Bước 4: Đánh giá lại hành trình khách hàng

Khi độc giả xem nội dung nhưng tỷ lệ chuyển đổi kém hoặc không thực hiện hành động như bạn mong muốn thì đó là lúc bạn cần phải đánh giá lại hành trình khách hàng. Bạn luôn phải tự đặt câu hỏi, liệu độc giả có thể dễ dàng hoàn thành bước tiếp theo trong hành trình không? Độc giả có thấy nội dung hữu ích hoặc có liên quan hay không?

Bước 5: Xem xét lại mục tiêu đề ra

Nếu không thể xác định bất kỳ vấn đề nào liên quan tới nội dung hoặc hành trình khách hàng, hãy xem lại các mục tiêu đã đề ra và đảm bảo rằng mục tiêu thực sự phù hợp và không quá viển vông. Content có thể phù hợp với độc giả nhưng lại “kém hiệu quả” khi tham chiếu vào các mục tiêu mà bạn đề ra.

Bước 6: Phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh

Nhìn vào đối thủ cạnh tranh để tham khảo cách họ sử dụng nội dung tương tự và cách độc giả của họ phản hồi với nội dung đó.

Ví dụ: Nội dung của đối thủ cạnh tranh mang lại hàng nghìn lượt chia sẻ hoặc tương tác cao, Marketers cần phải thu thập và xem xét điểm mạnh, điểm yếu trong nội dung của họ để rút ra được bài học kinh nghiệm.

Bước 7: Tối ưu hóa nội dung để có hiệu suất tốt hơn

Dựa trên những nỗ lực ở trên, bước cuối cùng, Marketers cần vạch ra những điểm cải thiện đối với nội dung hiện tại và đầu tư vào nội dung mới. Ngoài ra, xác định những nội dung không cần thiết để xóa bỏ hoặc tái sử dụng cho tương lai.
 
Bên trên