7 cách duy trì collagen cho làn da tươi trẻ
Collagen đóng vai trò quan trọng đối với vẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên, từ sau tuổi 25, lượng collagen bắt đầu suy giảm một cách tự nhiên khiến da nhăn nheo, chảy xệ. Do đó, việc duy trì và bổ sung collagen là điều cần thiết để có làn da tươi trẻ.
1. Bổ sung collagen từ chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường và duy trì lượng collagen trong cơ thể. Các nguồn thực phẩm giàu collagen bao gồm cá, thịt gia cầm, lòng trắng trứng, các loại nước hầm xương.
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi, ớt chuông cũng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen. Vitamin C là yếu tố quan trọng giúp chuyển đổi proline và lysine, hai axit amin cần thiết cho quá trình hình thành collagen.
- Cá béo: Cá hồi, cá ngừ chứa nhiều omega-3, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn chặn sự phân hủy collagen.
- Các loại quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu quá trình lão hóa, duy trì sự bền vững của collagen.
- Các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám: Chứa nhiều kẽm và đồng, hai khoáng chất tham gia vào quá trình sản sinh collagen, elastin.
Thêm vào chế độ ăn của bạn những thực phẩm giàu collagen có thể góp phần tăng cường quá trình sản sinh collagen một cách tự nhiên trong cơ thể, duy trì làn da săn chắc, khỏe mạnh.
Thêm vào chế độ ăn của bạn những thực phẩm giàu collagen có thể góp phần tăng cường quá trình sản sinh collagen một cách tự nhiên trong cơ thể.
2. Bổ sung collagen qua thực phẩm bổ sung
Trên thị trường hiện nay, collagen bổ sung thường được phân thành ba dạng chính gồm collagen dạng bột, dạng nước, dạng viên uống. Cần dùng đúng liều lượng, đều đặn trong khoảng 12 tuần liên tục và nên có khoảng nghỉ từ 1-3 tháng giữa các đợt bổ sung. Thời điểm tốt nhất để uống collagen là vào buổi tối, trước khi đi ngủ bởi đây là thời điểm lý tưởng nhất để cơ thể hấp thu.
Ngoài ra, việc sử dụng collagen bổ sung có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, khó tiêu, mùi vị khó chịu trong miệng... Vì vậy, tốt nhất nên trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào bạn định dùng.
3. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da bổ sung collagen
Sử dụng các sản phẩm dưỡng da bổ sung collagen như serum, kem dưỡng hoặc mặt nạ sẽ giúp cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho da, tăng cường độ ẩm và đàn hồi. Các sản phẩm này thường chứa collagen thủy phân có kích thước phân tử nhỏ, dễ dàng thẩm thấu vào lớp biểu bì của da.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa retinol và peptide. Retinol là dẫn xuất của vitamin A, giúp kích thích sản xuất collagen, trong khi peptide là các chuỗi axit amin ngắn, giúp tăng cường liên kết, phục hồi cấu trúc da, từ đó giảm thiểu nếp nhăn, tăng độ săn chắc cho làn da.
4. Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
Tia cực tím (UV) là nguyên nhân hàng đầu gây ra quá trình lão hóa da, suy giảm collagen. Khi da tiếp xúc với tia UV, các sợi collagen và elastin bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng da mất độ đàn hồi, chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn. Do đó, việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời là điều cần thiết để duy trì collagen.
Theo đó, cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30, PA+++ hàng ngày để ngăn ngừa cả tia UVA và UVB. Đừng quên thoa kem chống nắng cho tất cả các vùng da tiếp xúc như bàn chân, gáy, tai, bàn tay, mu bàn chân. Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều để duy trì khả năng bảo vệ tối ưu, đặc biệt khi bạn phải di chuyển liên tục ngoài trời.
Ngoài ra, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn như cà chua, trà xanh, socola đen để tăng cường khả năng bảo vệ da từ bên trong.
Cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30, PA+++ hàng ngày để ngăn ngừa cả tia UVA và UVB.
5. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng collagen trong cơ thể. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc thiếu ngủ có thể làm gia tăng quá trình lão hóa, giảm sản xuất collagen và làm mất cân bằng nội tiết tố.
Để duy trì lượng collagen cho da, hãy tạo cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách:
Ngủ đủ giấc: Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone tăng trưởng và tiến hành quá trình phục hồi, giúp tăng sản xuất collagen.
Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp tăng lưu thông máu, cung cấp oxy, dưỡng chất cho da, từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh collagen.
Hạn chế căng thẳng: Stress làm tăng nồng độ cortisol, một hormone gây cản trở quá trình sản xuất collagen, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
6. Liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu
Một số liệu pháp như lăn kim, laser hoặc tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) có thể giúp kích thích da sản sinh collagen mới, cải thiện độ săn chắc. Lưu ý, cần lựa chọn các cơ sở làm đẹp uy tín, ưu tiên các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để làm đẹp an toàn.
- Lăn kim: Sử dụng các đầu kim siêu nhỏ để tạo ra các vết thương vi điểm trên bề mặt da, kích thích cơ chế tự lành và sản sinh collagen tự nhiên.
- Liệu pháp laser: Tác động sâu vào lớp hạ bì của da, giúp kích thích collagen tái tạo, sửa chữa các vùng da tổn thương.
- Tiêm PRP: Lấy máu từ cơ thể, chiết tách và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào da, giúp tái tạo tế bào da, tăng cường sản xuất collagen.
7. Tránh các tác nhân làm tổn hại collagen
Để ngăn ngừa suy giảm collagen, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, tránh tiếp xúc quá mức với nhiệt độ cao (như xông hơi hoặc tắm nước nóng quá lâu).
Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ đường, các sản phẩm chế biến sẵn. Đường khi vào cơ thể sẽ gắn kết với protein, tạo ra các sản phẩm cuối glycation (AGEs) gây tổn hại đến collagen và elastin, khiến da trở nên kém săn chắc, nhanh lão hóa hơn.
Collagen đóng vai trò quan trọng đối với vẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên, từ sau tuổi 25, lượng collagen bắt đầu suy giảm một cách tự nhiên khiến da nhăn nheo, chảy xệ. Do đó, việc duy trì và bổ sung collagen là điều cần thiết để có làn da tươi trẻ.
1. Bổ sung collagen từ chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường và duy trì lượng collagen trong cơ thể. Các nguồn thực phẩm giàu collagen bao gồm cá, thịt gia cầm, lòng trắng trứng, các loại nước hầm xương.
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi, ớt chuông cũng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen. Vitamin C là yếu tố quan trọng giúp chuyển đổi proline và lysine, hai axit amin cần thiết cho quá trình hình thành collagen.
- Cá béo: Cá hồi, cá ngừ chứa nhiều omega-3, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn chặn sự phân hủy collagen.
- Các loại quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu quá trình lão hóa, duy trì sự bền vững của collagen.
- Các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám: Chứa nhiều kẽm và đồng, hai khoáng chất tham gia vào quá trình sản sinh collagen, elastin.
Thêm vào chế độ ăn của bạn những thực phẩm giàu collagen có thể góp phần tăng cường quá trình sản sinh collagen một cách tự nhiên trong cơ thể, duy trì làn da săn chắc, khỏe mạnh.
Thêm vào chế độ ăn của bạn những thực phẩm giàu collagen có thể góp phần tăng cường quá trình sản sinh collagen một cách tự nhiên trong cơ thể.
2. Bổ sung collagen qua thực phẩm bổ sung
Trên thị trường hiện nay, collagen bổ sung thường được phân thành ba dạng chính gồm collagen dạng bột, dạng nước, dạng viên uống. Cần dùng đúng liều lượng, đều đặn trong khoảng 12 tuần liên tục và nên có khoảng nghỉ từ 1-3 tháng giữa các đợt bổ sung. Thời điểm tốt nhất để uống collagen là vào buổi tối, trước khi đi ngủ bởi đây là thời điểm lý tưởng nhất để cơ thể hấp thu.
Ngoài ra, việc sử dụng collagen bổ sung có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, khó tiêu, mùi vị khó chịu trong miệng... Vì vậy, tốt nhất nên trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào bạn định dùng.
3. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da bổ sung collagen
Sử dụng các sản phẩm dưỡng da bổ sung collagen như serum, kem dưỡng hoặc mặt nạ sẽ giúp cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho da, tăng cường độ ẩm và đàn hồi. Các sản phẩm này thường chứa collagen thủy phân có kích thước phân tử nhỏ, dễ dàng thẩm thấu vào lớp biểu bì của da.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa retinol và peptide. Retinol là dẫn xuất của vitamin A, giúp kích thích sản xuất collagen, trong khi peptide là các chuỗi axit amin ngắn, giúp tăng cường liên kết, phục hồi cấu trúc da, từ đó giảm thiểu nếp nhăn, tăng độ săn chắc cho làn da.
4. Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
Tia cực tím (UV) là nguyên nhân hàng đầu gây ra quá trình lão hóa da, suy giảm collagen. Khi da tiếp xúc với tia UV, các sợi collagen và elastin bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng da mất độ đàn hồi, chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn. Do đó, việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời là điều cần thiết để duy trì collagen.
Theo đó, cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30, PA+++ hàng ngày để ngăn ngừa cả tia UVA và UVB. Đừng quên thoa kem chống nắng cho tất cả các vùng da tiếp xúc như bàn chân, gáy, tai, bàn tay, mu bàn chân. Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều để duy trì khả năng bảo vệ tối ưu, đặc biệt khi bạn phải di chuyển liên tục ngoài trời.
Ngoài ra, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn như cà chua, trà xanh, socola đen để tăng cường khả năng bảo vệ da từ bên trong.
Cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30, PA+++ hàng ngày để ngăn ngừa cả tia UVA và UVB.
5. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng collagen trong cơ thể. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc thiếu ngủ có thể làm gia tăng quá trình lão hóa, giảm sản xuất collagen và làm mất cân bằng nội tiết tố.
Để duy trì lượng collagen cho da, hãy tạo cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách:
Ngủ đủ giấc: Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone tăng trưởng và tiến hành quá trình phục hồi, giúp tăng sản xuất collagen.
Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp tăng lưu thông máu, cung cấp oxy, dưỡng chất cho da, từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh collagen.
Hạn chế căng thẳng: Stress làm tăng nồng độ cortisol, một hormone gây cản trở quá trình sản xuất collagen, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
6. Liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu
Một số liệu pháp như lăn kim, laser hoặc tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) có thể giúp kích thích da sản sinh collagen mới, cải thiện độ săn chắc. Lưu ý, cần lựa chọn các cơ sở làm đẹp uy tín, ưu tiên các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để làm đẹp an toàn.
- Lăn kim: Sử dụng các đầu kim siêu nhỏ để tạo ra các vết thương vi điểm trên bề mặt da, kích thích cơ chế tự lành và sản sinh collagen tự nhiên.
- Liệu pháp laser: Tác động sâu vào lớp hạ bì của da, giúp kích thích collagen tái tạo, sửa chữa các vùng da tổn thương.
- Tiêm PRP: Lấy máu từ cơ thể, chiết tách và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào da, giúp tái tạo tế bào da, tăng cường sản xuất collagen.
7. Tránh các tác nhân làm tổn hại collagen
Để ngăn ngừa suy giảm collagen, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, tránh tiếp xúc quá mức với nhiệt độ cao (như xông hơi hoặc tắm nước nóng quá lâu).
Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ đường, các sản phẩm chế biến sẵn. Đường khi vào cơ thể sẽ gắn kết với protein, tạo ra các sản phẩm cuối glycation (AGEs) gây tổn hại đến collagen và elastin, khiến da trở nên kém săn chắc, nhanh lão hóa hơn.