Thanh Thúy
Well-known member
Xứ sông Tiền thơ mộng với nhiều danh lam thắng cảnh, điểm du lịch tâm linh chào đón du khách gần xa.
Đến Tiền Giang, du khách như ngược dòng thời gian tìm về ngôi nhà Bạch Công Tử vang danh Nam kỳ, ghé thăm Dinh Tỉnh trưởng Gò Công nơi từng làm bối cảnh trong phim “Người bất tử”, hay check-in sang chảnh tại Bến du thuyền Marina Mỹ Tho… Và còn nhiều điểm đến độc đáo, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá của bạn.
Nhà Đốc phủ Hải
Xứ Gò Công - Tiền Giang cho đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Vẫn là nét đẹp kiểu nhà Tây xưa cũ trầm mặc, xen lẫn những ngôi nhà mới hiện đại, minh chứng cho sự giao thoa văn hoá cũ và mới.
Nhắc đến kiểu nhà cổ ở Gò Công, có thể kể tới nhà của Đốc phủ Nguyễn Văn Hải. Công trình được xây dựng từ năm 1860, từng là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh - vợ Anh hùng dân tộc Trương Định.
Ngày nay, qua nhiều năm “vật đổi sao dời”, ngôi nhà được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được giá trị văn hoá lịch sử, lối kiến trúc kết hợp Đông - Tây. Năm 1994, nhà Đốc phủ Hải được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
“Về Gò Công ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng nét nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gỗ quý, đá hoa, đá cẩm thạch, khảm xà cừ…, du khách có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ khi xưa,” anh Henry Dương (du khách ở TP.HCM) chia sẻ.
Địa chỉ: Phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Dinh Tỉnh trưởng Gò Công
Ngoài Đốc phủ Hải, đến Tiền Giang nếu bạn muốn có những góc máy xa xưa, có thể ghé thăm Dinh Tỉnh trưởng Gò Công (còn gọi Dinh Chánh Tham biện Gò Công).
Ngôi nhà được người Pháp xây dựng từ năm 1885, với thiết kế hoành tráng bậc nhất thời bấy giờ. Công trình có tường dày gần 0,5m, bao gồm hệ thống cửa ra vào, cửa sổ lớn với nguyên vật liệu được mang về từ Pháp.
Mang nét đẹp kiến trúc kiểu Tây đặc trưng, dinh Tỉnh trưởng cũng là nơi các nhiếp ảnh gia, đoàn làm phim tìm đến. Từng xuất hiện trong bộ phim “Người bất tử”, dinh thự thời Pháp thuộc được mô tả là “một nơi trống rỗng, đã qua thời vàng son, từng có một lịch sử nhưng hiện tại thì bụi bặm và mờ nhạt”.
Hiện nay dinh Tỉnh trưởng đã xuống cấp, hư hỏng, các bức tường, trụ cột phần lớn bị bong tróc, nứt nẻ và lồi những viên gạch thẻ. Du khách chỉ được tham quan bên ngoài khuôn viên. Góc chụp được nhiều du khách yêu thích ở dinh Tỉnh trưởng là hai cột cây phía hai bên dinh, buổi chiều khi nắng chiếu xuống bạn như lạc bước trong vườn địa đàng của ngôi biệt thự cổ.
Địa chỉ: Nằm trên đường Nguyễn Văn Côn, phường 2, Thị xã Gò Công, Tiền Giang.
Nhà Bạch công tử
Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1925 – 1927, trên khu đất rộng hơn 4.000 m2. Sở dĩ, người đời vẫn thường gọi ông là “Bạch công tử” để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu, hai “ông hoàng ăn chơi” nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.
Từng đi du học tại Pháp, Bạch công tử rất “sính” Tây. Ngoài tên gọi George Phước, chất “sính ngoại” của ông còn được thể hiện qua kiến trúc ngôi nhà xây theo kiểu phương Tây.
Ngôi nhà có 8 mái lợp bằng ngói vảy cá, các cột kèo đều được làm từ gỗ quý, bó nền bằng gạch thẻ, ốp đá da quy, nền lót gạch bông. Các vòm cửa, phù điêu… được chạm nổi, chạm lọng vô cùng tinh xảo.
Trải qua cả trăm năm tồn tại, nhà Bạch công tử vẫn lưu giữ nét đẹp xưa cũ. Ngày 27/1/2016, nhà Bạch Công tử được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Nhiều đồ vật trang trí trong nhà, các tiểu cảnh cũng được phục dựng lại, phục vụ du khách tới tham quan.
Địa chỉ: số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
Nhà thờ Cái Bè
Nhà thờ toạ lạc bên ngã ba sông Cái Bè, được xây dựng từ năm 1929 – 1932, theo lối kiến trúc Roman vùng Tây Âu. Nhà thờ Cái Bè có tháp chuông cao nhất trong số các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bên ngoài nhà thờ được trang trí nhiều hoa văn đắp nổi cầu kỳ, tinh xảo. Các chi tiết nhỏ nhất cũng được trau chuốt vô cùng tỉ mỉ, tinh tế và liền mạch. Nhìn từ xa nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa xung quanh xóm làng bình dị nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp trầm mặc, uy nghiêm.
Đến thăm nhà thờ Cái Bè khi hoàng hôn buông xuống, du khách sẽ được thư thả tản bộ dưới những tán cây xanh, tận hưởng khung cảnh yên bình, đẹp và nên thơ.
Địa chỉ: Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng là một công trình phật giáo độc đáo nổi tiếng, nơi có lối kiến trúc giao thoa Đông – Tây. Chùa được xây dựng đầu thế kỷ 19, từ thời Minh Mạng. Trải qua lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm, nhiều đời truyền thừa, tôn tạo, chùa Vĩnh Tràng ngày càng rộng lớn, uy nghiêm.
Tham quan chùa Vĩnh Tràng, du khách được tìm hiểu lối kiến trúc tổng hợp của một công trình hội tụ nền kiến trúc điêu khắc của người Việt, Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, các hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, bông gạch men của Nhật Bản, chữ viết lối Gothic… mang đến một tác phẩm tuyệt đẹp có cả nét hiện đại xen lẫn cổ kính.
Địa chỉ: đường Nguyễn Trung Trực, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện được xây dựng từ năm 2012 theo lối kiến trúc của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Chánh điện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người. Thiền viện có hai khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện.
Điểm nhấn trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm). Bốn Thánh tích được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal.
Ngoài ra, một trong những công trình nổi bật tại Thiền viện chính là tháp bảo chính cao 31m, được mệnh danh là “Tiểu Ấn Độ”. Tháp được phủ sơn trắng làm chủ đạo, toát lên vẻ uy nghi, cộng thêm với hoa văn chạm khắc tinh xảo góp phần thu hút giới trẻ đến check in “sống ảo”.
Địa chỉ: Ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang.
Bến du thuyền Marina Mỹ Tho
Về Tiền Giang không chỉ có miệt vườn trái cây, những ngôi nhà cổ lâu đời mà du khách còn được cảm nhận hơi thở hiện đại trên những chiếc du thuyền hạng sang tại cảng My Tho Marina.
Du thuyền tại cảng chỉ hoạt động vào ban đêm, giá vé 120.000 đồng/người. Ban ngày tới cảng, bạn thoải mái check in với tông màu trắng sang chảnh và nổi bật từ các du thuyền. Đêm đến, du khách có thể ngồi trên du thuyền và thưởng ngoạn cảnh sắc miền Tây.
“Cảng du thuyền Mỹ Tho hay My Tho Marina, là bến cảng lớn nhất Tiền Giang được xây dựng để làm nơi neo đậu các loại phương tiện, phục vụ tuyến tàu Mỹ Tho - Campuchia, các hoạt động du lịch tham quan và giải trí trên sông Tiền”, anh Henry Dương cho biết.
Ngoài ra, các du khách có thể book vé tour trong ngày, đi thuyền tham quan và trải nghiệm các dịch vụ tại Cồn Thới Sơn và Cồn Phụng. Giá vé dao động tầm 200.000 đồng/người.
Đến Tiền Giang, du khách như ngược dòng thời gian tìm về ngôi nhà Bạch Công Tử vang danh Nam kỳ, ghé thăm Dinh Tỉnh trưởng Gò Công nơi từng làm bối cảnh trong phim “Người bất tử”, hay check-in sang chảnh tại Bến du thuyền Marina Mỹ Tho… Và còn nhiều điểm đến độc đáo, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá của bạn.
Nhà Đốc phủ Hải
Xứ Gò Công - Tiền Giang cho đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Vẫn là nét đẹp kiểu nhà Tây xưa cũ trầm mặc, xen lẫn những ngôi nhà mới hiện đại, minh chứng cho sự giao thoa văn hoá cũ và mới.
Nhắc đến kiểu nhà cổ ở Gò Công, có thể kể tới nhà của Đốc phủ Nguyễn Văn Hải. Công trình được xây dựng từ năm 1860, từng là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh - vợ Anh hùng dân tộc Trương Định.
Ngày nay, qua nhiều năm “vật đổi sao dời”, ngôi nhà được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được giá trị văn hoá lịch sử, lối kiến trúc kết hợp Đông - Tây. Năm 1994, nhà Đốc phủ Hải được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
“Về Gò Công ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng nét nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gỗ quý, đá hoa, đá cẩm thạch, khảm xà cừ…, du khách có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ khi xưa,” anh Henry Dương (du khách ở TP.HCM) chia sẻ.
Địa chỉ: Phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Dinh Tỉnh trưởng Gò Công
Ngoài Đốc phủ Hải, đến Tiền Giang nếu bạn muốn có những góc máy xa xưa, có thể ghé thăm Dinh Tỉnh trưởng Gò Công (còn gọi Dinh Chánh Tham biện Gò Công).
Ngôi nhà được người Pháp xây dựng từ năm 1885, với thiết kế hoành tráng bậc nhất thời bấy giờ. Công trình có tường dày gần 0,5m, bao gồm hệ thống cửa ra vào, cửa sổ lớn với nguyên vật liệu được mang về từ Pháp.
Mang nét đẹp kiến trúc kiểu Tây đặc trưng, dinh Tỉnh trưởng cũng là nơi các nhiếp ảnh gia, đoàn làm phim tìm đến. Từng xuất hiện trong bộ phim “Người bất tử”, dinh thự thời Pháp thuộc được mô tả là “một nơi trống rỗng, đã qua thời vàng son, từng có một lịch sử nhưng hiện tại thì bụi bặm và mờ nhạt”.
Hiện nay dinh Tỉnh trưởng đã xuống cấp, hư hỏng, các bức tường, trụ cột phần lớn bị bong tróc, nứt nẻ và lồi những viên gạch thẻ. Du khách chỉ được tham quan bên ngoài khuôn viên. Góc chụp được nhiều du khách yêu thích ở dinh Tỉnh trưởng là hai cột cây phía hai bên dinh, buổi chiều khi nắng chiếu xuống bạn như lạc bước trong vườn địa đàng của ngôi biệt thự cổ.
Địa chỉ: Nằm trên đường Nguyễn Văn Côn, phường 2, Thị xã Gò Công, Tiền Giang.
Nhà Bạch công tử
Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1925 – 1927, trên khu đất rộng hơn 4.000 m2. Sở dĩ, người đời vẫn thường gọi ông là “Bạch công tử” để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu, hai “ông hoàng ăn chơi” nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.
Từng đi du học tại Pháp, Bạch công tử rất “sính” Tây. Ngoài tên gọi George Phước, chất “sính ngoại” của ông còn được thể hiện qua kiến trúc ngôi nhà xây theo kiểu phương Tây.
Ngôi nhà có 8 mái lợp bằng ngói vảy cá, các cột kèo đều được làm từ gỗ quý, bó nền bằng gạch thẻ, ốp đá da quy, nền lót gạch bông. Các vòm cửa, phù điêu… được chạm nổi, chạm lọng vô cùng tinh xảo.
Trải qua cả trăm năm tồn tại, nhà Bạch công tử vẫn lưu giữ nét đẹp xưa cũ. Ngày 27/1/2016, nhà Bạch Công tử được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Nhiều đồ vật trang trí trong nhà, các tiểu cảnh cũng được phục dựng lại, phục vụ du khách tới tham quan.
Địa chỉ: số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
Nhà thờ Cái Bè
Nhà thờ toạ lạc bên ngã ba sông Cái Bè, được xây dựng từ năm 1929 – 1932, theo lối kiến trúc Roman vùng Tây Âu. Nhà thờ Cái Bè có tháp chuông cao nhất trong số các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bên ngoài nhà thờ được trang trí nhiều hoa văn đắp nổi cầu kỳ, tinh xảo. Các chi tiết nhỏ nhất cũng được trau chuốt vô cùng tỉ mỉ, tinh tế và liền mạch. Nhìn từ xa nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa xung quanh xóm làng bình dị nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp trầm mặc, uy nghiêm.
Đến thăm nhà thờ Cái Bè khi hoàng hôn buông xuống, du khách sẽ được thư thả tản bộ dưới những tán cây xanh, tận hưởng khung cảnh yên bình, đẹp và nên thơ.
Địa chỉ: Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng là một công trình phật giáo độc đáo nổi tiếng, nơi có lối kiến trúc giao thoa Đông – Tây. Chùa được xây dựng đầu thế kỷ 19, từ thời Minh Mạng. Trải qua lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm, nhiều đời truyền thừa, tôn tạo, chùa Vĩnh Tràng ngày càng rộng lớn, uy nghiêm.
Tham quan chùa Vĩnh Tràng, du khách được tìm hiểu lối kiến trúc tổng hợp của một công trình hội tụ nền kiến trúc điêu khắc của người Việt, Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, các hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, bông gạch men của Nhật Bản, chữ viết lối Gothic… mang đến một tác phẩm tuyệt đẹp có cả nét hiện đại xen lẫn cổ kính.
Địa chỉ: đường Nguyễn Trung Trực, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện được xây dựng từ năm 2012 theo lối kiến trúc của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Chánh điện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người. Thiền viện có hai khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện.
Điểm nhấn trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm). Bốn Thánh tích được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal.
Ngoài ra, một trong những công trình nổi bật tại Thiền viện chính là tháp bảo chính cao 31m, được mệnh danh là “Tiểu Ấn Độ”. Tháp được phủ sơn trắng làm chủ đạo, toát lên vẻ uy nghi, cộng thêm với hoa văn chạm khắc tinh xảo góp phần thu hút giới trẻ đến check in “sống ảo”.
Địa chỉ: Ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang.
Bến du thuyền Marina Mỹ Tho
Về Tiền Giang không chỉ có miệt vườn trái cây, những ngôi nhà cổ lâu đời mà du khách còn được cảm nhận hơi thở hiện đại trên những chiếc du thuyền hạng sang tại cảng My Tho Marina.
Du thuyền tại cảng chỉ hoạt động vào ban đêm, giá vé 120.000 đồng/người. Ban ngày tới cảng, bạn thoải mái check in với tông màu trắng sang chảnh và nổi bật từ các du thuyền. Đêm đến, du khách có thể ngồi trên du thuyền và thưởng ngoạn cảnh sắc miền Tây.
“Cảng du thuyền Mỹ Tho hay My Tho Marina, là bến cảng lớn nhất Tiền Giang được xây dựng để làm nơi neo đậu các loại phương tiện, phục vụ tuyến tàu Mỹ Tho - Campuchia, các hoạt động du lịch tham quan và giải trí trên sông Tiền”, anh Henry Dương cho biết.
Ngoài ra, các du khách có thể book vé tour trong ngày, đi thuyền tham quan và trải nghiệm các dịch vụ tại Cồn Thới Sơn và Cồn Phụng. Giá vé dao động tầm 200.000 đồng/người.