Nguyễn Mai
Well-known member
Một nghi thức nhỏ có thể để lại những dấu ấn không thể nào quên trong tuổi thơ một đứa trẻ và tiếp thêm sức mạnh để chúng trưởng thành.
Có một cô gái muốn tổ chức sinh nhật đặc biệt cho bố mình. Nghĩ rằng bố không thích bánh kem nên cô đã tự làm một chiếc “bánh trái cây”. Cô cùng mẹ còn chuẩn bị cả bia, viết thêm dòng chữ “chúc mừng sinh nhật bố” dưới đáy chai rồi bí mật giấu trong tủ lạnh.
2 mẹ con cũng dọn bàn ăn chờ bố về ăn mừng. Thế nhưng, người bố giữ vẻ mặt nghiêm túc ngay khi về tới nhà, còn phàn nàn nhiều thứ về công việc. Trong cơn tức giận như vậy, ông thậm chí chẳng thèm nếm thử đồ ăn.
Thấy bố như vậy, 2 mẹ con buồn bã và thất vọng, sự kỳ vọng và phấn khích ban đầu của họ đã bị người bố dập tắt.
Nhà văn Lin Xiaoxiao (Trung Quốc) cho rằng: “Việc tìm hiểu, xem xét lại ý nghĩa của nghi thức thực chất là sự thừa nhận và khẳng định tình yêu”.
Sở dĩ nhiều gia đình không hạnh phúc, con cái không gần gũi với cha mẹ thường là do người lớn đối xử với cuộc sống quá chiếu lệ. Họ không bao giờ tổ chức gì vào các dịp lễ, hiếm khi mua quà, cũng chẳng chú ý tới các ngày quan trọng của con mình.
Theo thời gian, cuộc sống trở nên nhàm chán, chỉ còn lại sự thờ ơ, xa lánh giữa các thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí như vậy sẽ dần mất đi nhiệt huyết với cuộc sống và những kỳ vọng vào tương lai.
Thật khó để một gia đình không coi trọng nghi thức nuôi dạy những đứa con hạnh phúc.
Một số cha mẹ thường đánh đồng việc tạo ra một nghi thức với việc tiêu tiền và mua quà. Trên thực tế, ý nghĩa thực sự của nghi thức không bao giờ là của cải vật chất mà là tinh thần, để một ngày trở nên đặc biệt so với mọi ngày.
Ý nghĩa lễ nghi thường ẩn chứa trong nhiều điều nhỏ nhặt bình thường. 8 điều dưới đây có thể tạo ra cảm giác về nghi thức trong gia đình, mang lại cho con cái hạnh phúc trọn vẹn mà không cần tốn nhiều tiền.
1. Những điều ngạc nhiên nhỏ mỗi ngày
Có một người cha ngày nào cũng mang đến một món quà nhỏ cho con gái sau khi tan sở. Đôi khi là một hộp sữa chua lấy từ căng tin công ty, lúc là một quả cam hoặc một quả táo nhỏ.
Thỉnh thoảng, ông in ra bức tranh các nhân vật hoạt hình mà con gái yêu thích, hoặc đi siêu thị mua một số đồ ăn nhẹ và bánh kẹo.
Dù chỉ là những điều nhỏ nhặt không đáng kể nhưng lần nào cũng khiến con gái ông phải hét lên vì vui sướng.
Trong mắt người lớn, quà tặng phải đắt tiền mới có được, nhưng trong mắt trẻ con, chỉ cần được tặng thì chúng sẽ rất vui. Ngay cả một hòn đá nhỏ bên đường hay một chiếc lá nhỏ rơi cũng có thể mang lại cho trẻ cả một ngày hạnh phúc.
2. Làm một “chiếc bình hạnh phúc”
Trẻ em rất nhạy cảm và thường có những cảm xúc thái quá, đặc biệt là khi trẻ lớn dần thì càng ít tâm sự với cha mẹ hơn.
Bạn cũng có thể chuẩn bị một “chiếc bình hạnh phúc” cho con mình khi còn nhỏ và dặn con rằng, nếu có điều gì khiến con hạnh phúc, hãy viết nó ra một tờ giấy và cho vào lọ.
Quá trình này thực chất là quá trình lưu giữ hạnh phúc, sau này khi đứa trẻ buồn bã hay chán nản sẽ lấy mảnh giấy ra đọc.
Bằng cách làm sống lại những khoảnh khắc hạnh phúc này, trẻ có thể trân trọng cuộc sống hơn. Một chiếc bình nhỏ có thể mang lại cho trẻ khả năng tự chữa lành vết thương.
3. Chụp ảnh kỷ niệm
Có một người cha và cô con gái năm nào cũng chụp ảnh ở cùng một địa điểm trong suốt 40 năm.
Khi con gái được 1 tuổi, gia đình sang nhà một người bạn chơi, thấy cảnh đẹp bên hồ, người vợ chụp ảnh chồng và con gái bằng chiếc máy ảnh mang theo.
Từ đó, năm nào ông bố cũng đưa con gái ra bờ hồ để chụp ảnh kỷ niệm. Mấy chục năm sau, người bố vẫn thường nhìn lại những bức ảnh cũ đó và nhớ lại ngày cả nhà đi chụp ảnh.
Cô con gái cũng kế thừa truyền thống này của gia đình và cho biết sẽ tiếp tục chụp ảnh cùng 2 con mình.
Nghi thức cảm giác đầy yêu thương này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những ngày tháng bình dị và tươi đẹp đó sẽ trở thành những kỷ niệm quý giá của gia đình.
4. Truyền tải tình yêu qua những lá thư
Nhà văn Liu Chenglian có một cách liên lạc đặc biệt trong gia đình mình, đó là “bưu điện nhà”.
Có 3 hộp thư lần lượt được lập ra cho cha, mẹ và con gái. Những lá thư viết cho ai sẽ được gửi vào hộp thư của người đó.
Cô con gái ban đầu không biết cách diễn đạt nên thay vào đó nó dùng hình ảnh. Sau này, những lá thư của con gái bà ngày càng dài hơn nhưng bà không bao giờ thấy chán và sẵn sàng bày tỏ tình cảm của mình theo cách này.
Trong thời đại điện tử, những bức thư mang một ý nghĩa nghi thức. Tình yêu và những cảm xúc thường khó diễn đạt lại có thể được thể hiện qua lời văn.
5. Đi siêu thị thường xuyên
Là cha mẹ, chắc hẳn bạn đã từng trải qua chuyện con cái ăn vạ trong siêu thị vì món đồ chúng muốn. Cha mẹ không thể đáp ứng mọi thứ con cái yêu cầu nhưng cũng rất sợ việc từ chối sẽ làm tổn thương con mình.
Người dẫn chương trình thiếu nhi của đài CCTV (Trung Quốc) - Chu Châu đã chia sẻ một phương pháp rất thiết thực liên quan tới vấn đề này: Đặt lịch trước và mua đồ.
Hãy để trẻ lập danh sách những món đồ mình muốn, sau đó đặt ra chu kỳ mua đồ, 1 hoặc 2 tuần và đồng ý chỉ cho phép trẻ mua 1-3 thứ mà chúng muốn nhất.
Đây là một nghi thức hay và cũng là một phương pháp dạy con khoa học. Nó có thể thỏa mãn mong muốn mua sắm của trẻ, rèn luyện khả năng lập kế hoạch, cho phép chúng học cách phân tích và đưa ra lựa chọn.
6. Mở tài khoản ngân hàng
Khi con cái có nhận thức về tiền bạc, bạn có thể mua cho trẻ một con heo đất và nói với chúng rằng, tiền tiêu vặt và tiền lì xì có thể cất trong đó, cha mẹ sẽ không đụng vào.
Khi trẻ khoảng 7 tuổi, bạn có thể làm cho chúng một cái thẻ ngân hàng chuyên dụng như người lớn. Dạy trẻ cách tiết kiệm và rút tiền, cách đặt mật khẩu…
Hãy để trẻ trải nghiệm niềm vui khi tiết kiệm tiền, đồng thời dạy chúng lập kế hoạch tiêu tiền hợp lý.
Trí thông minh tài chính của trẻ cần được cha mẹ trau dồi và bồi dưỡng cẩn thận ngay từ nhỏ.
7. Bữa cơm gia đình
Những bữa cơm gia đình cùng nhau là cách đơn giản nhất để xây dựng sự thân thiết mọi người với nhau.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tụ tập gia đình để trò chuyện đặc biệt có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Những bữa tối gia đình thường xuyên cũng có thể mang lại cho trẻ điểm trung bình cao hơn và mức độ tự trọng cao hơn.
Nhiều bậc cha mẹ bận rộn với công việc nên ít khi ăn tối cùng nhau. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ có thể sắp xếp 1 ngày nào đó trong tuần để mọi người cùng quây quần ăn cơm với nhau.
Có một cô gái muốn tổ chức sinh nhật đặc biệt cho bố mình. Nghĩ rằng bố không thích bánh kem nên cô đã tự làm một chiếc “bánh trái cây”. Cô cùng mẹ còn chuẩn bị cả bia, viết thêm dòng chữ “chúc mừng sinh nhật bố” dưới đáy chai rồi bí mật giấu trong tủ lạnh.
2 mẹ con cũng dọn bàn ăn chờ bố về ăn mừng. Thế nhưng, người bố giữ vẻ mặt nghiêm túc ngay khi về tới nhà, còn phàn nàn nhiều thứ về công việc. Trong cơn tức giận như vậy, ông thậm chí chẳng thèm nếm thử đồ ăn.
Thấy bố như vậy, 2 mẹ con buồn bã và thất vọng, sự kỳ vọng và phấn khích ban đầu của họ đã bị người bố dập tắt.
Nhà văn Lin Xiaoxiao (Trung Quốc) cho rằng: “Việc tìm hiểu, xem xét lại ý nghĩa của nghi thức thực chất là sự thừa nhận và khẳng định tình yêu”.
Sở dĩ nhiều gia đình không hạnh phúc, con cái không gần gũi với cha mẹ thường là do người lớn đối xử với cuộc sống quá chiếu lệ. Họ không bao giờ tổ chức gì vào các dịp lễ, hiếm khi mua quà, cũng chẳng chú ý tới các ngày quan trọng của con mình.
Theo thời gian, cuộc sống trở nên nhàm chán, chỉ còn lại sự thờ ơ, xa lánh giữa các thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí như vậy sẽ dần mất đi nhiệt huyết với cuộc sống và những kỳ vọng vào tương lai.
Thật khó để một gia đình không coi trọng nghi thức nuôi dạy những đứa con hạnh phúc.
Một số cha mẹ thường đánh đồng việc tạo ra một nghi thức với việc tiêu tiền và mua quà. Trên thực tế, ý nghĩa thực sự của nghi thức không bao giờ là của cải vật chất mà là tinh thần, để một ngày trở nên đặc biệt so với mọi ngày.
Ý nghĩa lễ nghi thường ẩn chứa trong nhiều điều nhỏ nhặt bình thường. 8 điều dưới đây có thể tạo ra cảm giác về nghi thức trong gia đình, mang lại cho con cái hạnh phúc trọn vẹn mà không cần tốn nhiều tiền.
1. Những điều ngạc nhiên nhỏ mỗi ngày
Có một người cha ngày nào cũng mang đến một món quà nhỏ cho con gái sau khi tan sở. Đôi khi là một hộp sữa chua lấy từ căng tin công ty, lúc là một quả cam hoặc một quả táo nhỏ.
Thỉnh thoảng, ông in ra bức tranh các nhân vật hoạt hình mà con gái yêu thích, hoặc đi siêu thị mua một số đồ ăn nhẹ và bánh kẹo.
Dù chỉ là những điều nhỏ nhặt không đáng kể nhưng lần nào cũng khiến con gái ông phải hét lên vì vui sướng.
Trong mắt người lớn, quà tặng phải đắt tiền mới có được, nhưng trong mắt trẻ con, chỉ cần được tặng thì chúng sẽ rất vui. Ngay cả một hòn đá nhỏ bên đường hay một chiếc lá nhỏ rơi cũng có thể mang lại cho trẻ cả một ngày hạnh phúc.
2. Làm một “chiếc bình hạnh phúc”
Trẻ em rất nhạy cảm và thường có những cảm xúc thái quá, đặc biệt là khi trẻ lớn dần thì càng ít tâm sự với cha mẹ hơn.
Bạn cũng có thể chuẩn bị một “chiếc bình hạnh phúc” cho con mình khi còn nhỏ và dặn con rằng, nếu có điều gì khiến con hạnh phúc, hãy viết nó ra một tờ giấy và cho vào lọ.
Quá trình này thực chất là quá trình lưu giữ hạnh phúc, sau này khi đứa trẻ buồn bã hay chán nản sẽ lấy mảnh giấy ra đọc.
Bằng cách làm sống lại những khoảnh khắc hạnh phúc này, trẻ có thể trân trọng cuộc sống hơn. Một chiếc bình nhỏ có thể mang lại cho trẻ khả năng tự chữa lành vết thương.
3. Chụp ảnh kỷ niệm
Có một người cha và cô con gái năm nào cũng chụp ảnh ở cùng một địa điểm trong suốt 40 năm.
Khi con gái được 1 tuổi, gia đình sang nhà một người bạn chơi, thấy cảnh đẹp bên hồ, người vợ chụp ảnh chồng và con gái bằng chiếc máy ảnh mang theo.
Từ đó, năm nào ông bố cũng đưa con gái ra bờ hồ để chụp ảnh kỷ niệm. Mấy chục năm sau, người bố vẫn thường nhìn lại những bức ảnh cũ đó và nhớ lại ngày cả nhà đi chụp ảnh.
Cô con gái cũng kế thừa truyền thống này của gia đình và cho biết sẽ tiếp tục chụp ảnh cùng 2 con mình.
Nghi thức cảm giác đầy yêu thương này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những ngày tháng bình dị và tươi đẹp đó sẽ trở thành những kỷ niệm quý giá của gia đình.
4. Truyền tải tình yêu qua những lá thư
Nhà văn Liu Chenglian có một cách liên lạc đặc biệt trong gia đình mình, đó là “bưu điện nhà”.
Có 3 hộp thư lần lượt được lập ra cho cha, mẹ và con gái. Những lá thư viết cho ai sẽ được gửi vào hộp thư của người đó.
Cô con gái ban đầu không biết cách diễn đạt nên thay vào đó nó dùng hình ảnh. Sau này, những lá thư của con gái bà ngày càng dài hơn nhưng bà không bao giờ thấy chán và sẵn sàng bày tỏ tình cảm của mình theo cách này.
Trong thời đại điện tử, những bức thư mang một ý nghĩa nghi thức. Tình yêu và những cảm xúc thường khó diễn đạt lại có thể được thể hiện qua lời văn.
5. Đi siêu thị thường xuyên
Là cha mẹ, chắc hẳn bạn đã từng trải qua chuyện con cái ăn vạ trong siêu thị vì món đồ chúng muốn. Cha mẹ không thể đáp ứng mọi thứ con cái yêu cầu nhưng cũng rất sợ việc từ chối sẽ làm tổn thương con mình.
Người dẫn chương trình thiếu nhi của đài CCTV (Trung Quốc) - Chu Châu đã chia sẻ một phương pháp rất thiết thực liên quan tới vấn đề này: Đặt lịch trước và mua đồ.
Hãy để trẻ lập danh sách những món đồ mình muốn, sau đó đặt ra chu kỳ mua đồ, 1 hoặc 2 tuần và đồng ý chỉ cho phép trẻ mua 1-3 thứ mà chúng muốn nhất.
Đây là một nghi thức hay và cũng là một phương pháp dạy con khoa học. Nó có thể thỏa mãn mong muốn mua sắm của trẻ, rèn luyện khả năng lập kế hoạch, cho phép chúng học cách phân tích và đưa ra lựa chọn.
6. Mở tài khoản ngân hàng
Khi con cái có nhận thức về tiền bạc, bạn có thể mua cho trẻ một con heo đất và nói với chúng rằng, tiền tiêu vặt và tiền lì xì có thể cất trong đó, cha mẹ sẽ không đụng vào.
Khi trẻ khoảng 7 tuổi, bạn có thể làm cho chúng một cái thẻ ngân hàng chuyên dụng như người lớn. Dạy trẻ cách tiết kiệm và rút tiền, cách đặt mật khẩu…
Hãy để trẻ trải nghiệm niềm vui khi tiết kiệm tiền, đồng thời dạy chúng lập kế hoạch tiêu tiền hợp lý.
Trí thông minh tài chính của trẻ cần được cha mẹ trau dồi và bồi dưỡng cẩn thận ngay từ nhỏ.
7. Bữa cơm gia đình
Những bữa cơm gia đình cùng nhau là cách đơn giản nhất để xây dựng sự thân thiết mọi người với nhau.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tụ tập gia đình để trò chuyện đặc biệt có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Những bữa tối gia đình thường xuyên cũng có thể mang lại cho trẻ điểm trung bình cao hơn và mức độ tự trọng cao hơn.
Nhiều bậc cha mẹ bận rộn với công việc nên ít khi ăn tối cùng nhau. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ có thể sắp xếp 1 ngày nào đó trong tuần để mọi người cùng quây quần ăn cơm với nhau.