Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Là thành phố du lịch 'đẹp thứ tư thế giới', tôi mong Hội An càng vươn lên mạnh mẽ hơn.
Theo công bố giải World's Best thường niên vào tháng 7 của tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Travel & Leisure, Hội An đứng thứ 4 tại hạng mục 25 thành phố đẹp nhất thế giới 2024 với 90,67 điểm trên 100. Hội An cũng lọt top 25 thành phố đẹp nhất châu Á, đứng thứ 3 sau Udaipur của Ấn Độ và Kyoto của Nhật Bản.
Đón nhận thông tin trên tôi vừa thấy vui mừng vừa thấy vài điều hơi tiếc nuối cho du lịch Hội An. Phải thừa nhận đây là một thành phố đẹp, nhưng cách làm du lịch lại chưa thể nói là tốt. Đến Hội An, thứ đập ngay vào mắt tôi là:
Đầu tiên, vỉa hè bị các cửa hàng lấn chiếm, bày đồ đạc, hàng hóa, khiến du khách buộc phải phải đi xuống dưới lòng đường.
Thứ hai, hàng rong ngồi la liệt dọc các tuyến đường trung tâm mà chẳng có quy hoạch gì, tạo nên cảnh nhếch nhác, lộn xộn.
Thứ ba, có những xích lô nối đuôi nhau phóng nhanh, lại còn hét toáng lên để người đi đường dẹp sang cho họ đi qua. Đó là một hình ảnh nhốn nháo.
Thứ tư, một số nhà hàng bên đường thản cọ rửa vỉa hè để khiến nước chảy ra lênh láng.
Thứ năm, một số hướng dẫn viên du lịch cầm loa đứng chắn giữa cửa các di tích nói to nhiều phút, gây khó cho các du khách khác vào thăm quan.
Thứ sáu, dù là khu phố đi bộ nhưng Hội An nhưng còn thiếu ghế đá nghỉ chân, nhà vệ sinh công cộng.
Thứ bảy, bờ sông Hoài mùa cạn nước còn lổn nhổn đất cát, gạch đá, nhìn chưa được đẹp. Khách xuống du thuyền bằng một số cầu thang sắt còn tạm bợ.
Tôi cho rằng, không chỉ Hội An mà du lịch Việt nói chung cũng giống như ẩm thực Việt vậy, luôn được các chuyên gia đánh giá rất cao trong các cuộc bình chọn, cần tận dụng được để quảng bá hình ảnh đát nước ra thế giới. Chúng ta luôn có câu "dân địa phương chẳng bao giờ ăn quán này", nghe thì có vẻ sành ăn, nhưng thực tế chỉ nói lên rằng việc quảng bá và định hướng phát triển du lịch của chúng ta đang có vấn đề.
Cảm giác đi du lịch ở Việt Nam, du khách cần phải bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu thật kỹ mọi thứ trước khi đi, đặc biệt là ăn uống, vì đa phần các điểm đón tiếp du khách như chợ đêm, khu ẩm thực, sân bay, khách sạn... lại bán ẩm thực chẳng mấy "chuẩn vị Việt" với chi phí luôn cao hơn mặt bằng chung. Nhiều nơi chỉ thấy ngập tràn xúc xích, xiên que, pizza, bánh gạo cay...
Nhìn sang những nước xung quanh có nền du lịch phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... các khu chợ đêm, các khu foodcourt, các quán ăn địa phương của có có lẽ tới 70-80% là món thuần nội địa. Họ đâu quan trọng vấn đề khách có ăn được cay hay không, khách có ăn được dầu mỡ không, họ vẫn bán đồ của chính mình với cách chế biến và hương vị truyền thống để du khách trải nghiệm và cảm nhận những điều mới mẻ.
Nhờ đó, đến giờ, ẩm thực của họ mới vươn tầm thế giới. Dù chưa chắc những món ăn đó được các chuyên gia đánh giá cao bằng đồ ăn của ta, nhưng chắc chắn chúng nổi tiếng và ấn tượng hơn nhiều trong mắt du khách thế giới. Du lịch cũng vậy thôi.
Theo công bố giải World's Best thường niên vào tháng 7 của tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Travel & Leisure, Hội An đứng thứ 4 tại hạng mục 25 thành phố đẹp nhất thế giới 2024 với 90,67 điểm trên 100. Hội An cũng lọt top 25 thành phố đẹp nhất châu Á, đứng thứ 3 sau Udaipur của Ấn Độ và Kyoto của Nhật Bản.
Đón nhận thông tin trên tôi vừa thấy vui mừng vừa thấy vài điều hơi tiếc nuối cho du lịch Hội An. Phải thừa nhận đây là một thành phố đẹp, nhưng cách làm du lịch lại chưa thể nói là tốt. Đến Hội An, thứ đập ngay vào mắt tôi là:
Đầu tiên, vỉa hè bị các cửa hàng lấn chiếm, bày đồ đạc, hàng hóa, khiến du khách buộc phải phải đi xuống dưới lòng đường.
Thứ hai, hàng rong ngồi la liệt dọc các tuyến đường trung tâm mà chẳng có quy hoạch gì, tạo nên cảnh nhếch nhác, lộn xộn.
Thứ ba, có những xích lô nối đuôi nhau phóng nhanh, lại còn hét toáng lên để người đi đường dẹp sang cho họ đi qua. Đó là một hình ảnh nhốn nháo.
Thứ tư, một số nhà hàng bên đường thản cọ rửa vỉa hè để khiến nước chảy ra lênh láng.
Thứ năm, một số hướng dẫn viên du lịch cầm loa đứng chắn giữa cửa các di tích nói to nhiều phút, gây khó cho các du khách khác vào thăm quan.
Thứ sáu, dù là khu phố đi bộ nhưng Hội An nhưng còn thiếu ghế đá nghỉ chân, nhà vệ sinh công cộng.
Thứ bảy, bờ sông Hoài mùa cạn nước còn lổn nhổn đất cát, gạch đá, nhìn chưa được đẹp. Khách xuống du thuyền bằng một số cầu thang sắt còn tạm bợ.
Tôi cho rằng, không chỉ Hội An mà du lịch Việt nói chung cũng giống như ẩm thực Việt vậy, luôn được các chuyên gia đánh giá rất cao trong các cuộc bình chọn, cần tận dụng được để quảng bá hình ảnh đát nước ra thế giới. Chúng ta luôn có câu "dân địa phương chẳng bao giờ ăn quán này", nghe thì có vẻ sành ăn, nhưng thực tế chỉ nói lên rằng việc quảng bá và định hướng phát triển du lịch của chúng ta đang có vấn đề.
Cảm giác đi du lịch ở Việt Nam, du khách cần phải bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu thật kỹ mọi thứ trước khi đi, đặc biệt là ăn uống, vì đa phần các điểm đón tiếp du khách như chợ đêm, khu ẩm thực, sân bay, khách sạn... lại bán ẩm thực chẳng mấy "chuẩn vị Việt" với chi phí luôn cao hơn mặt bằng chung. Nhiều nơi chỉ thấy ngập tràn xúc xích, xiên que, pizza, bánh gạo cay...
Nhìn sang những nước xung quanh có nền du lịch phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... các khu chợ đêm, các khu foodcourt, các quán ăn địa phương của có có lẽ tới 70-80% là món thuần nội địa. Họ đâu quan trọng vấn đề khách có ăn được cay hay không, khách có ăn được dầu mỡ không, họ vẫn bán đồ của chính mình với cách chế biến và hương vị truyền thống để du khách trải nghiệm và cảm nhận những điều mới mẻ.
Nhờ đó, đến giờ, ẩm thực của họ mới vươn tầm thế giới. Dù chưa chắc những món ăn đó được các chuyên gia đánh giá cao bằng đồ ăn của ta, nhưng chắc chắn chúng nổi tiếng và ấn tượng hơn nhiều trong mắt du khách thế giới. Du lịch cũng vậy thôi.