Nguyễn Mai
Well-known member
Nếu trẻ có những hành vi này, cha mẹ đừng quát mắng mà hãy nhẹ nhàng dạy bảo con.
1. Gặm ngón tay
Một số trẻ có thói quen gặm ngón tay cái, trường hợp nặng ngón tay cái có thể bị biến dạng, có trẻ ngậm ngón tay thì không ngủ được, tại sao lại như vậy?
Cụ thể, bé dưới 1 tuổi thì việc gặm ngón tay là hoàn toàn bình thường, vì lúc này bé nhận biết thế giới qua miệng. Đối với những bé não bộ chưa phát triển hoàn thiện, tay chỉ là vật bên ngoài chứ không phải cơ quan của chính cơ thể, với sự cải thiện của sự phát triển trí não, hầu hết các bé sẽ thay đổi hành gặm ngón tay này. Nhưng nếu những bé lớn hơn vẫn có thói quen như vậy, rất có thể là có vấn đề tâm lý. Nếu bạn nhỏ đã phải chịu một chấn thương tâm lý lớn thì việc gặm ngón tay có thể đóng một vai trò xoa dịu.
Để trẻ từ bỏ thói quen này, cha mẹ cần đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tìm hiểu vấn đề tâm lý của con, cho con giải trí bằng đồ chơi thú vị hoặc để con giúp đỡ mình làm việc nhà trong vài giờ, tăng cường hoạt động của trẻ và từ từ sửa thói quen gặm tay này.
2. Thích cắn móng tay và da xung quanh móng tay
Có những bạn nhỏ thích cắn móng tay đến mức tay chảy máu. Dù biết hành vi này là sai nhưng vẫn không kiềm chế được bản thân. Điều này có thể là do thiếu các nguyên tố vi lượng, nhưng phần lớn là do tâm lý, chẳng hạn như mối quan tâm của cha mẹ không đủ, gia đình hay cãi vã, bất hòa …
Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến tâm lý trẻ lo lắng, chuyển hướng chú ý, quan tâm nhiều hơn để giảm bớt cảm giác bất an cho trẻ.
3. Dễ mất bình tĩnh
Một số cha mẹ cho rằng đây là tính cách tự nhiên của trẻ, hoặc chỉ số EQ thấp, nhưng nhiều khi nó thực sự là một vấn đề tâm lý. Mặc dù một số trẻ thực sự bốc đồng do phản ứng của hệ thần kinh bẩm sinh, nhưng hầu hết trẻ có tính khí nóng nảy đều có liên quan đến môi trường và giáo dục mà trẻ được tiếp nhận. Vậy nên cha mẹ nên làm gương tốt cho con cái, giữ không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận để tâm lý con phát triển ổn định hơn.
4. Quá phụ thuộc vào cha mẹ
Việc các em bé dưới 2 tuổi dựa dẫm vào người nhà là điều bình thường, nhưng một số trẻ lớn hơn lại bị lệ thuộc nghiêm trọng, có thể do cuộc sống hàng ngày của các em không thể tách rời khỏi người lớn. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể để con hoàn thành một việc độc lập và dần dần rèn luyện tính tự lập cho con.
5. Quá sợ hãi
Bất cứ ai trong chúng ta cũng tồn tại cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, nếu việc con sợ hãi vượt quá phạm vi bình thường thì cha mẹ cần hết sức lưu ý. Lúc này, cha mẹ cần hiểu nỗi sợ của con, an ủi và giải thích cho con hiểu. Đối với những trẻ chưa thể diễn đạt, cha mẹ có thể ôm và vỗ về để con bình tĩnh hơn.
6. Biếng ăn
Biếng ăn là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bé. Cha mẹ muốn tạo không khí ăn uống vui vẻ thì cần lắng nghe và thấu hiểu con trẻ nhiều hơn. Nếu con không muốn ăn thì không nên đánh mắng, ép phạt mà nên dùng những biện pháp để khuyến khích, động viên con hơn.
7. Lăn lộn, làm đau chính mình
Một số trẻ có hành vi như vậy khi yêu cầu của chúng không được đáp ứng. Tự ngược đãi bản thân như vậy thực chất là cách để trẻ thể hiện sự phản kháng của mình. Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ có hành vi như vậy, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ chơi cùng với các bạn khác, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn.
1. Gặm ngón tay
Một số trẻ có thói quen gặm ngón tay cái, trường hợp nặng ngón tay cái có thể bị biến dạng, có trẻ ngậm ngón tay thì không ngủ được, tại sao lại như vậy?
Cụ thể, bé dưới 1 tuổi thì việc gặm ngón tay là hoàn toàn bình thường, vì lúc này bé nhận biết thế giới qua miệng. Đối với những bé não bộ chưa phát triển hoàn thiện, tay chỉ là vật bên ngoài chứ không phải cơ quan của chính cơ thể, với sự cải thiện của sự phát triển trí não, hầu hết các bé sẽ thay đổi hành gặm ngón tay này. Nhưng nếu những bé lớn hơn vẫn có thói quen như vậy, rất có thể là có vấn đề tâm lý. Nếu bạn nhỏ đã phải chịu một chấn thương tâm lý lớn thì việc gặm ngón tay có thể đóng một vai trò xoa dịu.
Để trẻ từ bỏ thói quen này, cha mẹ cần đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tìm hiểu vấn đề tâm lý của con, cho con giải trí bằng đồ chơi thú vị hoặc để con giúp đỡ mình làm việc nhà trong vài giờ, tăng cường hoạt động của trẻ và từ từ sửa thói quen gặm tay này.
2. Thích cắn móng tay và da xung quanh móng tay
Có những bạn nhỏ thích cắn móng tay đến mức tay chảy máu. Dù biết hành vi này là sai nhưng vẫn không kiềm chế được bản thân. Điều này có thể là do thiếu các nguyên tố vi lượng, nhưng phần lớn là do tâm lý, chẳng hạn như mối quan tâm của cha mẹ không đủ, gia đình hay cãi vã, bất hòa …
Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến tâm lý trẻ lo lắng, chuyển hướng chú ý, quan tâm nhiều hơn để giảm bớt cảm giác bất an cho trẻ.
3. Dễ mất bình tĩnh
Một số cha mẹ cho rằng đây là tính cách tự nhiên của trẻ, hoặc chỉ số EQ thấp, nhưng nhiều khi nó thực sự là một vấn đề tâm lý. Mặc dù một số trẻ thực sự bốc đồng do phản ứng của hệ thần kinh bẩm sinh, nhưng hầu hết trẻ có tính khí nóng nảy đều có liên quan đến môi trường và giáo dục mà trẻ được tiếp nhận. Vậy nên cha mẹ nên làm gương tốt cho con cái, giữ không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận để tâm lý con phát triển ổn định hơn.
4. Quá phụ thuộc vào cha mẹ
Việc các em bé dưới 2 tuổi dựa dẫm vào người nhà là điều bình thường, nhưng một số trẻ lớn hơn lại bị lệ thuộc nghiêm trọng, có thể do cuộc sống hàng ngày của các em không thể tách rời khỏi người lớn. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể để con hoàn thành một việc độc lập và dần dần rèn luyện tính tự lập cho con.
5. Quá sợ hãi
Bất cứ ai trong chúng ta cũng tồn tại cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, nếu việc con sợ hãi vượt quá phạm vi bình thường thì cha mẹ cần hết sức lưu ý. Lúc này, cha mẹ cần hiểu nỗi sợ của con, an ủi và giải thích cho con hiểu. Đối với những trẻ chưa thể diễn đạt, cha mẹ có thể ôm và vỗ về để con bình tĩnh hơn.
6. Biếng ăn
Biếng ăn là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bé. Cha mẹ muốn tạo không khí ăn uống vui vẻ thì cần lắng nghe và thấu hiểu con trẻ nhiều hơn. Nếu con không muốn ăn thì không nên đánh mắng, ép phạt mà nên dùng những biện pháp để khuyến khích, động viên con hơn.
7. Lăn lộn, làm đau chính mình
Một số trẻ có hành vi như vậy khi yêu cầu của chúng không được đáp ứng. Tự ngược đãi bản thân như vậy thực chất là cách để trẻ thể hiện sự phản kháng của mình. Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ có hành vi như vậy, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ chơi cùng với các bạn khác, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn.