Thời tiết mưa nắng thất thường, thêm đường xá và các cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đủ để được gọi là "trung bình" thì việc sẵn sàng lội nước cho mùa mưa ở Sài Gòn hay Hà Nội là 1 việc nên phải trong tư thể chuẩn bị sẵn sàng là điều bình thường khi tham gia giao thông.
1 - Ống thở - Đây là điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến, ống thở nâng lên cao tránh cho nước đi vào đường gió và vào động cơ làm cong tay biên hay phá máy. Ống thở có thể tự làm bằng PVC, sắt, composit hay mua hàng làm sẵn bằng nhựa ABS (hãng ARB chuyên làm ống thở cho các loại xe). Lắp ống thở thường phải cắt 1 lỗ trên tai xe, do vậy nếu bạn không muốn đụng chạm hay e ngại việc cắt thân xe thì ống thở không dành cho bạn !! nếu không muốn lắp ống thở bạn có thể tìm cách đưa ống hút gió vào lên cao nhất có thể trong khoang máy
2 - Mỡ cách điện - Lắp ống thở thường làm bạn có suy nghĩ sai lầm rằng xe của bạn có thể lội nước vô tư !!! Xe của bạn cần 3 thứ để chạy được: khí, nhiên liệu, điện. Ống thở giữ không cho nước vào khí, đường nhiện liệu phải được bọc kín và hệ thống đánh lửa cũng phải chịu được nước nữa. Bôi mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí bộ chia điện sẽ giúp xe của bạn vượt qua nước an toàn.
3 - Máy dầu - Bạn không muốn dùng mỡ cách điện cho hệ thống cao áp!?? Hãy mua chiếc xe máy dầu! Xe máy dầu chẳng cần tí điện nào, không bugi và dây cao áp, không bộ chia điện.....
4 - Kiểm tra trước - Nên kiểm tra trước khi quyết định lội xuống nước, nước có thể sâu quá hay có các chướng ngại vật nằm dưới nước mà bạn không nhìn thấy được. Kiểm tra bằng cách quan sát, quan sát mực nước so với lề đường và quan sát những người đi trước, thường mấy ông xe máy hay "sống vội" khi qua chỗ ngập lắm!!
5 - Phanh – Khi lội nước xong nên đạp rà phanh nhẹ nhàng để làm bay hết nước còn lại trên phanh, phanh đĩa ít bị ảnh hưởng do nước hơn phanh tang trống. Phanh đĩa nhẹ hơn, dễ bảo dưỡng hơn và tất nhiên phanh ăn hơn. Khi thay phanh đĩa bạn cần thay cả xi lanh tổng (master cylinder) do phanh đĩa thì cần nhiều dầu hơn.
6- Đừng hoảng sợ - khi xe bị chết máy dưới nước đừng hoảng sợ, xe thường chết máy trước khi bị hỏng hóc, đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể làm cong tay biên. Nếu xe bạn là số sàn đừng đạp côn vì như vậy sẽ làm nước sẽ vào trong khoảng giữa lá ép và đĩa côn và làm trượt côn. Khi kéo xe ra khỏi nuớc, phải tháo bugi, khởi động vài lần để tống nước ra khỏi động cơ. Nếu động cơ vẫn không nổ, xịt 1 ít dầu WD-40 vào trong bộ chia điện
7 - Kiểm tra dầu – Sau khi ra khỏi nước hãy kiểm tra tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn tốt cho nên có thể làm hỏng cầu, hộp số, động cơ. Tốt nhất là khi về đến nhà nên thay hết dầu như vậy tránh cho bạn nguy cơ bị hỏng các bộ phận quan trọng của xe. Vòng bi bánh xe, khoá hub dễ bị hỏng khi đi qua nước
1 - Ống thở - Đây là điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến, ống thở nâng lên cao tránh cho nước đi vào đường gió và vào động cơ làm cong tay biên hay phá máy. Ống thở có thể tự làm bằng PVC, sắt, composit hay mua hàng làm sẵn bằng nhựa ABS (hãng ARB chuyên làm ống thở cho các loại xe). Lắp ống thở thường phải cắt 1 lỗ trên tai xe, do vậy nếu bạn không muốn đụng chạm hay e ngại việc cắt thân xe thì ống thở không dành cho bạn !! nếu không muốn lắp ống thở bạn có thể tìm cách đưa ống hút gió vào lên cao nhất có thể trong khoang máy
2 - Mỡ cách điện - Lắp ống thở thường làm bạn có suy nghĩ sai lầm rằng xe của bạn có thể lội nước vô tư !!! Xe của bạn cần 3 thứ để chạy được: khí, nhiên liệu, điện. Ống thở giữ không cho nước vào khí, đường nhiện liệu phải được bọc kín và hệ thống đánh lửa cũng phải chịu được nước nữa. Bôi mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí bộ chia điện sẽ giúp xe của bạn vượt qua nước an toàn.
3 - Máy dầu - Bạn không muốn dùng mỡ cách điện cho hệ thống cao áp!?? Hãy mua chiếc xe máy dầu! Xe máy dầu chẳng cần tí điện nào, không bugi và dây cao áp, không bộ chia điện.....
4 - Kiểm tra trước - Nên kiểm tra trước khi quyết định lội xuống nước, nước có thể sâu quá hay có các chướng ngại vật nằm dưới nước mà bạn không nhìn thấy được. Kiểm tra bằng cách quan sát, quan sát mực nước so với lề đường và quan sát những người đi trước, thường mấy ông xe máy hay "sống vội" khi qua chỗ ngập lắm!!
5 - Phanh – Khi lội nước xong nên đạp rà phanh nhẹ nhàng để làm bay hết nước còn lại trên phanh, phanh đĩa ít bị ảnh hưởng do nước hơn phanh tang trống. Phanh đĩa nhẹ hơn, dễ bảo dưỡng hơn và tất nhiên phanh ăn hơn. Khi thay phanh đĩa bạn cần thay cả xi lanh tổng (master cylinder) do phanh đĩa thì cần nhiều dầu hơn.
6- Đừng hoảng sợ - khi xe bị chết máy dưới nước đừng hoảng sợ, xe thường chết máy trước khi bị hỏng hóc, đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể làm cong tay biên. Nếu xe bạn là số sàn đừng đạp côn vì như vậy sẽ làm nước sẽ vào trong khoảng giữa lá ép và đĩa côn và làm trượt côn. Khi kéo xe ra khỏi nuớc, phải tháo bugi, khởi động vài lần để tống nước ra khỏi động cơ. Nếu động cơ vẫn không nổ, xịt 1 ít dầu WD-40 vào trong bộ chia điện
7 - Kiểm tra dầu – Sau khi ra khỏi nước hãy kiểm tra tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn tốt cho nên có thể làm hỏng cầu, hộp số, động cơ. Tốt nhất là khi về đến nhà nên thay hết dầu như vậy tránh cho bạn nguy cơ bị hỏng các bộ phận quan trọng của xe. Vòng bi bánh xe, khoá hub dễ bị hỏng khi đi qua nước