Trịnh Thành Trung
Well-known member
Thái Khang đã dành một tuần chỉ ăn và lặn trên tàu để chiêm ngưỡng thiên nhiên ở đáy đại dương thuộc vùng biển Andaman, nơi ít người Việt biết.
Andaman nằm ở phía tây Thái Lan, một phần của Ấn Độ Dương, với hai quần đảo Similan và Surin hiện nằm trong Công viên quốc gia Mu Ko Similan và Mu Ko Surin. Trong đó, Similan được bình chọn vị trí thứ 2 trong 10 địa điểm lặn tốt nhất thế giới và nằm trong top 5 thiên đường đảo nhiệt đới hàng đầu châu Á, theo CNN.
Tháng 2 là thời điểm tốt nhất để lặn biển ở Thái Lan. Là một người yêu thích lặn từ năm 2020, Mai Thái Khang (27 tuổi, TP HCM) ngày 15/2 bay qua Bangkok, xuống Phuket, đi taxi đến Khaolak và lên tàu tới Andaman. Lần đầu tiên Khang dành 7 ngày để "live a board" - thuật ngữ dùng để chỉ ăn, ngủ trên tàu và lặn biển để khám phá.
Khang trên vùng biển Similan, Thái Lan.
Khang dành ba ngày lặn biển ở Công viên quốc gia Mu Ko Similan (quần đảo Similan, đảo Koh Bon, đảo Koh Tachai), hai ngày ở Công viên quốc gia Mu Ko Surin và haingày lặn ở Richelieu Rock. Sau đó, anh xuống tàu và lặn tiếp một số điểm quanh Khao Lak thêm hai ngày.
Để lặn ở vùng biển Andaman, du khách cần có Advanced Diver - chứng chỉ quốc tế xác nhận kỹ năng và kiến thức lặn ở trình độ cao, do các trung tâm lặn cấp.
Tại điểm lặn đầu tiên, quần đảo Similan, nước trong và sạch. Khang may mắn được tiếp cận loài bạch tuộc khổng lồ. Một con bạch tuộc đã tiến tới gần anh, đổi màu liên tục theo màu của cát và san hô phía dưới, từ đen, xám đến trắng toàn thân. Khang cố gắng đạp chân nhẹ nhàng, duy trì hơi thở ổn định để tiếp cận và quay lại khoảnh khắc đó.
Khang ấn tượng nhất là Richelieu Rock, một mỏm đá biệt lập nhô lên mặt biển, thuộc Công viên quốc gia Mu Ko Sirin, cách Phuket khoảng 200 km. Richelieu Rock nổi tiếng thế giới là một nơi lặn tốt nhất, có thể bắt gặp những sinh vật khổng lồ như cá mập voi và cá đuối. Một số loài sinh vật nhỏ khác có thể tìm thấy như cá ngựa, cá nhồng, cá mú, cá hề cà chua, theo thông tin trung tâm lặn biển Similan.
Khang đã có hai ngày lặn ở Richelieu Rock với bốn dive (lần lặn), mỗi dive khoảng một tiếng và được chứng kiến một hệ sinh thái khỏe mạnh và đa dạng nhất trong các điểm lặn đã trải nghiệm.
Richelieu Rock là điểm lặn có nhiều loài cá và số lượng lớn nhất.
Richelieu Rock sâu tối đa khoảng 35 m, nhưng chỉ có thể lặn 20-28 m và như một ngọn núi bị nhấn chìm dưới đáy biển, có đồi, thung lũng, những vách núi phủ đầy san hô mềm. Xung quanh từng đàn cá săn đuổi nhau. Đây cũng là nơi có số lượng cá nhiều nhất, những rạn san hô nhiều màu sắc nhất trong các điểm lặn của chuyến đi này.
Richelieu Rock nhộn nhịp từ khoảng 6h sáng. Một thời điểm có thể có15 tàu cùng lúc, mỗi tàu khoảng 20 người lặn. Mini cano đưa đón người lặn chạy liên tục trên mặt biển.
Rời Similan và Surin, Khang tiếp tục lặn ở Khao Lak, nơi có những mảnh vỡ của Boonsung Wreck, một con tàu chìm do gặp bão năm 1985 và bị vỡ ra thành nhiều phần trong trận sóng thần năm 2004. Những đàn cá bơi xung quanh hoặc luồn lách vào khoảng trống của những mảnh tàu vỡ. Trên những bề mặt bằng phẳng là hải sâm hoặc cá đá, cá bọ cạp, cá sư tử, cá chìa vôi.
Cá sư tử trên bề mặt mảnh vỡ của Boonsung Wreck ở vùng biển Khao Lak.
Khang đã lặn khám phá một số vùng biển nổi tiếng ở Việt Nam như Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du. Nhưng hệ sinh thái ở Similan đa dạng và đẹp hơn nhiều. Anh đặc biệt ấn tượng về cách chính quyền và người dân Thái Lan bảo tồn môi trường biển, để những diver có cơ hội chiêm ngưỡng hệ sinh thái biển ấn tượng như Richelieu Rock. Trong 5 tháng Vườn quốc gia Surin đóng cửa (từ 15/5 đến 15/10 hàng năm), không có người canh gác nhưng không có người Thái nào đưa tàu đến đánh bắt. Nếu ngư dân thả lưới, các rạn san hô sẽ bị cào rách và có thể chết.
7 ngày lênh đênh trên biển, anh bị say sóng nhẹ do một vài hôm biển động. Khang khuyên các driver nên mang theo thuốc say sóng và chú ý không đi máy bay trong 24 tiếng sau khi lặn biển vì áp suất dưới biển và trên cao khác nhau, cần có thời gian để cơ thể hồi phục. Tại các khu vực lặn đôi, khi có dòng chảy mạnh, cần bình tĩnh ra tín hiệu vì trên biển luôn có cano túc trực để cứu hộ.
Khang thấy mãn nguyện sau khi kết thúc hành trình, đi xe buýt về Phuket và bay trở lại TP HCM. Tổng chi phí chuyến đi là 35 triệu đồng gồm vé máy bay khứ hồi 3 triệu đồng, chi phí ở trên tàu 7 ngày 25 triệu đồng, chi phí lặn ở Khao Lak 5 triệu đồng và các chi phí phát sinh khác khoảng 2 triệu đồng.
"Được khám phá thế giới bí ẩn nằm sâu dưới đáy đại dương, ngắm nhìn cách các loài sinh vật luồn lách để tồn tại mới thấy thiên nhiên thực sự diệu kỳ", Khang nói.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:07
/
Thời lượng 1:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Quảng cáo có thể hiển thị sau 3 giây
Andaman nằm ở phía tây Thái Lan, một phần của Ấn Độ Dương, với hai quần đảo Similan và Surin hiện nằm trong Công viên quốc gia Mu Ko Similan và Mu Ko Surin. Trong đó, Similan được bình chọn vị trí thứ 2 trong 10 địa điểm lặn tốt nhất thế giới và nằm trong top 5 thiên đường đảo nhiệt đới hàng đầu châu Á, theo CNN.
Tháng 2 là thời điểm tốt nhất để lặn biển ở Thái Lan. Là một người yêu thích lặn từ năm 2020, Mai Thái Khang (27 tuổi, TP HCM) ngày 15/2 bay qua Bangkok, xuống Phuket, đi taxi đến Khaolak và lên tàu tới Andaman. Lần đầu tiên Khang dành 7 ngày để "live a board" - thuật ngữ dùng để chỉ ăn, ngủ trên tàu và lặn biển để khám phá.
Khang trên vùng biển Similan, Thái Lan.
Khang dành ba ngày lặn biển ở Công viên quốc gia Mu Ko Similan (quần đảo Similan, đảo Koh Bon, đảo Koh Tachai), hai ngày ở Công viên quốc gia Mu Ko Surin và haingày lặn ở Richelieu Rock. Sau đó, anh xuống tàu và lặn tiếp một số điểm quanh Khao Lak thêm hai ngày.
Để lặn ở vùng biển Andaman, du khách cần có Advanced Diver - chứng chỉ quốc tế xác nhận kỹ năng và kiến thức lặn ở trình độ cao, do các trung tâm lặn cấp.
Tại điểm lặn đầu tiên, quần đảo Similan, nước trong và sạch. Khang may mắn được tiếp cận loài bạch tuộc khổng lồ. Một con bạch tuộc đã tiến tới gần anh, đổi màu liên tục theo màu của cát và san hô phía dưới, từ đen, xám đến trắng toàn thân. Khang cố gắng đạp chân nhẹ nhàng, duy trì hơi thở ổn định để tiếp cận và quay lại khoảnh khắc đó.
Khang ấn tượng nhất là Richelieu Rock, một mỏm đá biệt lập nhô lên mặt biển, thuộc Công viên quốc gia Mu Ko Sirin, cách Phuket khoảng 200 km. Richelieu Rock nổi tiếng thế giới là một nơi lặn tốt nhất, có thể bắt gặp những sinh vật khổng lồ như cá mập voi và cá đuối. Một số loài sinh vật nhỏ khác có thể tìm thấy như cá ngựa, cá nhồng, cá mú, cá hề cà chua, theo thông tin trung tâm lặn biển Similan.
Khang đã có hai ngày lặn ở Richelieu Rock với bốn dive (lần lặn), mỗi dive khoảng một tiếng và được chứng kiến một hệ sinh thái khỏe mạnh và đa dạng nhất trong các điểm lặn đã trải nghiệm.
Richelieu Rock là điểm lặn có nhiều loài cá và số lượng lớn nhất.
Richelieu Rock sâu tối đa khoảng 35 m, nhưng chỉ có thể lặn 20-28 m và như một ngọn núi bị nhấn chìm dưới đáy biển, có đồi, thung lũng, những vách núi phủ đầy san hô mềm. Xung quanh từng đàn cá săn đuổi nhau. Đây cũng là nơi có số lượng cá nhiều nhất, những rạn san hô nhiều màu sắc nhất trong các điểm lặn của chuyến đi này.
Richelieu Rock nhộn nhịp từ khoảng 6h sáng. Một thời điểm có thể có15 tàu cùng lúc, mỗi tàu khoảng 20 người lặn. Mini cano đưa đón người lặn chạy liên tục trên mặt biển.
Rời Similan và Surin, Khang tiếp tục lặn ở Khao Lak, nơi có những mảnh vỡ của Boonsung Wreck, một con tàu chìm do gặp bão năm 1985 và bị vỡ ra thành nhiều phần trong trận sóng thần năm 2004. Những đàn cá bơi xung quanh hoặc luồn lách vào khoảng trống của những mảnh tàu vỡ. Trên những bề mặt bằng phẳng là hải sâm hoặc cá đá, cá bọ cạp, cá sư tử, cá chìa vôi.
Cá sư tử trên bề mặt mảnh vỡ của Boonsung Wreck ở vùng biển Khao Lak.
Khang đã lặn khám phá một số vùng biển nổi tiếng ở Việt Nam như Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du. Nhưng hệ sinh thái ở Similan đa dạng và đẹp hơn nhiều. Anh đặc biệt ấn tượng về cách chính quyền và người dân Thái Lan bảo tồn môi trường biển, để những diver có cơ hội chiêm ngưỡng hệ sinh thái biển ấn tượng như Richelieu Rock. Trong 5 tháng Vườn quốc gia Surin đóng cửa (từ 15/5 đến 15/10 hàng năm), không có người canh gác nhưng không có người Thái nào đưa tàu đến đánh bắt. Nếu ngư dân thả lưới, các rạn san hô sẽ bị cào rách và có thể chết.
7 ngày lênh đênh trên biển, anh bị say sóng nhẹ do một vài hôm biển động. Khang khuyên các driver nên mang theo thuốc say sóng và chú ý không đi máy bay trong 24 tiếng sau khi lặn biển vì áp suất dưới biển và trên cao khác nhau, cần có thời gian để cơ thể hồi phục. Tại các khu vực lặn đôi, khi có dòng chảy mạnh, cần bình tĩnh ra tín hiệu vì trên biển luôn có cano túc trực để cứu hộ.
Khang thấy mãn nguyện sau khi kết thúc hành trình, đi xe buýt về Phuket và bay trở lại TP HCM. Tổng chi phí chuyến đi là 35 triệu đồng gồm vé máy bay khứ hồi 3 triệu đồng, chi phí ở trên tàu 7 ngày 25 triệu đồng, chi phí lặn ở Khao Lak 5 triệu đồng và các chi phí phát sinh khác khoảng 2 triệu đồng.
"Được khám phá thế giới bí ẩn nằm sâu dưới đáy đại dương, ngắm nhìn cách các loài sinh vật luồn lách để tồn tại mới thấy thiên nhiên thực sự diệu kỳ", Khang nói.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:07
/
Thời lượng 1:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Quảng cáo có thể hiển thị sau 3 giây