7 thói quen tàn phá gan cần bỏ ngay lập tức

Thanh Thúy

Well-known member
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể. Để cơ quan này luôn khỏe mạnh, bạn cần nhận biết và tránh xa một số thói quen phổ biến như ăn đêm, thức khuya hay lười vận động.


1724559189234.png

Chế độ ăn uống kém: Theo India Times, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa, muối và đường có thể làm suy giảm chức năng gan và góp phần gây ra các tình trạng như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Uống quá nhiều đồ uống có đường và đồ chiên rán sẽ khiến gan bị quá tải, dẫn đến tích tụ mỡ và viêm nhiễm. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp ở động mạch chính của gan, lâu ngày dễ gây suy gan. Ảnh: Thewashingtonpost.
1724559225067.png

Lười vận động: Lười vận động có thể góp phần gây thừa cân, béo phì - nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), theo Metropolis India. Hoạt động thể chất thường xuyên thúc đẩy kiểm soát cân nặng, tăng cường độ nhạy insulin và giảm tích tụ mỡ trong gan. Tham gia các bài tập aerobic cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, đạp xe hoặc bơi lội ít nhất 150 phút mỗi tuần, bổ sung bằng các bài tập rèn luyện sức mạnh để bảo vệ sức khỏe gan. Ảnh: Healthnews.

1724559246287.png


Lạm dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung: Việc phụ thuộc quá nhiều vào các loại thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn hoặc thực phẩm bổ sung có thể khiến gan bị "căng thẳng" vì nó phải chuyển hóa và loại bỏ các chất này khỏi cơ thể. Một số loại thuốc khi dùng quá mức hoặc kết hợp với rượu có thể gây nhiễm độc gan và các phản ứng bất lợi. Ngay cả các chất bổ sung dinh dưỡng và một số loại thảo mộc cũng có hại cho gan nếu dùng quá nhiều, chẳng hạn thuốc bổ sung vitamin A. Ảnh: Voiceofhealth.
1724559266255.png

Uống rượu hoặc/và hút thuốc: Uống quá nhiều rượu làm giảm khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể của gan, theo The health site. Nó sẽ khiến gan phải tập trung chủ yếu vào việc chuyển hóa rượu sang dạng ít độc hơn và sẽ dẫn đến viêm nhiễm, bệnh gan nhiễm mỡ. Trong khi đó, các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá có thể gây ra stress oxy hóa và sản sinh ra các gốc tự do, có thể làm hỏng các tế bào trong gan. Cơ quan này có thể thay thế các tế bào bị tổn thương, nhưng nếu mất quá nhiều tế bào, nó có thể không hoạt động bình thường. Ảnh: Cassioburycourt.

1724559281991.png

Nấu ăn bằng dầu thực vật: Theo Eat This, Not That, dầu thực vật nghe có vẻ tốt cho sức khỏe nhưng nó có thể là tác nhân chính gây ra tình trạng gan hoạt động kém theo thời gian. Chuyên gia dinh dưỡng Tina Marinaccio tại Health Dynamics LLC, cho biết dầu thực vật tinh luyện chứa nhiều axit béo omega-6 và nấu ăn với chất béo quá lâu có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính có khả năng dẫn đến gan nhiễm mỡ. Ảnh: Shutterstock.
1724559302697.png

Ăn đêm: Theo tạp chí Health, ban đêm là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc ăn uống vào thời điểm này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột mà còn làm tổn thương gan. Đặc biệt là thức ăn nhiều chất béo gây kích thích, sau khi ăn vào cơ thể sẽ tích tụ một lượng lớn chất béo và calo, từ đó dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Ảnh: Indiatimes.

1724559315630.png

Thức khuya: Thông thường, thời gian giải độc và phục hồi của gan là từ 23h đêm đến 3h sáng, theo Live Strong. Vì vậy, nếu bạn không ngủ trong khoảng thời gian này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến gan, khiến khả năng giải độc của gan bị suy giảm. Khi đó, các chất độc tích tụ dần trong cơ thể, gây áp lực lớn cho gan, dẫn đến các vấn đề về gan. Ảnh: Businessinsider.
1724559335852.png

Không cập nhật tình hình tiêm vaccine: Theo Boldsky, việc chủng ngừa rất quan trọng, bao gồm cả việc bảo vệ gan. Các loại vaccine viêm gan A và viêm gan B có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi - nguyên nhân gây tổn hại đáng kể cho gan. Ngoài ra, viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan, vì vậy tiêm vaccine này thực sự có thể ngăn ngừa ung thư.
 
Bên trên