TRng
Well-known member
Trong thị trường smartphone gập không có quá nhiều đột phá thời gian qua, HUAWEI đã tạo ra điểm nhấn khi ra mắt HUAWEI Pura X. Đây là mẫu điện thoại gập dạng “vỏ sò”, nổi bật với tỷ lệ màn hình chính 16:10 rất lạ, màn hình phụ được làm vuông cùng thiết kế khác biệt so với mọi đối thủ khác. Sau 72 giờ sử dụng, HUAWEI Pura X đã đem đến cho mình nhiều trải nghiệm thú vị, song cũng có không ít vấn đề mà người dùng cần lưu tâm.
Màn hình 16:10 thì có gì khác biệt?
Trên thị trường, các mẫu smartphone gập dạng “vỏ sò” như Galaxy Z Flip6 hay Xiaomi MIX Flip thường sử dụng màn hình chính với tỷ lệ dài (21 – 23:9) nhằm phù hợp cho việc gập gọn và mang theo bên người. Tuy nhiên, HUAWEI Pura X đã tạo nên khác biệt khi sử dụng màn hình 16:10 (quy ra khoảng 14,4:9). So với Galaxy Z Flip6 hay Xiaomi MIX Flip, màn hình trên HUAWEI Pura X sẽ rộng hơn đáng kể, đổi lại ngắn hơn.
16:10 cũng là tỷ lệ màn hình thường thấy trên nhiều mẫu máy tính bảng khác nhau. Vì thế, gọi HUAWEI Pura X là một chiếc “tablet thu nhỏ” hay “iPad Mini phiên bản HUAWEI” cũng hoàn toàn có lý. Với tỷ lệ màn hình “độc lạ” này, chiếc máy này mang đến cả những trải nghiệm tốt, cả những trải nghiệm chưa tốt.
Trước hết, màn hình này giúp quá trình gõ phím trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trên các mẫu smartphone thông thường (với tỷ lệ khoảng 19,5 – 20:9), các phím thường không có kích thước quá lớn do giới hạn về chiều rộng thiết bị. Đặc biệt, trên những màn hình smartphone “vỏ sò” (21 – 23:9), việc gõ phím càng trở nên khó khăn hơn do các phím quá chật. Song, trên HUAWEI Pura X, máy có chiều rộng khá lớn, vì thế không gian hiển thị của các phím là vô cùng rộng rãi. Mình có thể thao tác gõ, kéo thả emoji một cách rất dễ dàng, rất ít khi bị trượt phím.
Là một người dành phần nhiều thời gian giải trí cho YouTube, mình cũng đánh giá rất cao màn hình trên HUAWEI Pura X. Tỷ lệ màn hình 16:10 của chiếc máy này rất sát với 16:9 của các nội dung trên YouTube, vì thế các dải đen xuất hiện khi xem video là không nhiều. Chưa kể, không gian hiển thị nội dung cũng được tăng lên rõ rệt, giúp mình dễ dàng quan sát các chi tiết nhỏ khi xem video về Liên Minh Huyền Thoại. Có thể thấy, HUAWEI Pura X là một trong những mẫu smartphone gập có màn hình tỷ lệ tối ưu nhất để xem YouTube, TikTok.
Tỷ lệ màn hình thiên về chiều rộng cũng giúp HUAWEI Pura X rất giống một chiếc máy đọc sách Kindle. Bên trong phần mềm, HUAWEI cũng cung cấp riêng chế độ cho phép người dùng đọc sách thông qua HUAWEI Books.
Tất nhiên, màn hình 16:10 trên HUAWEI Pura X sẽ có một vài điểm trừ mà người dùng cần đánh đổi. Ở màn hình chính, máy chỉ hiển thị được tối đa 5 hàng ứng dụng (không tính hàng phím nhanh dưới cùng), thay vì 6 hay 7 hàng như các mẫu máy khác. Khi sử dụng số mạng xã hội có các khối nội dung dạng hình vuông (như Facebook), người dùng sẽ không thể thấy đầy đủ nội dung bình luận như các mẫu điện thoại thông thường.
Chạy HarmonyOS NEXT thì có dùng Google được không?
Google là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng Việt trên HUAWEI Pura X nói chung cũng như các thiết bị chạy HarmonyOS NEXT nói riêng. Trước hết, phiên bản này sẽ chặn hoàn toàn quyền cài đặt các tệp tin APK của Android. Chẳng hạn, khi mình thử cài đặt AnTuTu Benchmark, ứng dụng dẫn đến một trình cài đặt mang tên DroiTong. Hệ thống vẫn nhận diện được tên ứng dụng, song chặn quyền cài đặt với lý do không hỗ trợ.


Trên thị trường, các mẫu smartphone gập dạng “vỏ sò” như Galaxy Z Flip6 hay Xiaomi MIX Flip thường sử dụng màn hình chính với tỷ lệ dài (21 – 23:9) nhằm phù hợp cho việc gập gọn và mang theo bên người. Tuy nhiên, HUAWEI Pura X đã tạo nên khác biệt khi sử dụng màn hình 16:10 (quy ra khoảng 14,4:9). So với Galaxy Z Flip6 hay Xiaomi MIX Flip, màn hình trên HUAWEI Pura X sẽ rộng hơn đáng kể, đổi lại ngắn hơn.

16:10 cũng là tỷ lệ màn hình thường thấy trên nhiều mẫu máy tính bảng khác nhau. Vì thế, gọi HUAWEI Pura X là một chiếc “tablet thu nhỏ” hay “iPad Mini phiên bản HUAWEI” cũng hoàn toàn có lý. Với tỷ lệ màn hình “độc lạ” này, chiếc máy này mang đến cả những trải nghiệm tốt, cả những trải nghiệm chưa tốt.
Trước hết, màn hình này giúp quá trình gõ phím trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trên các mẫu smartphone thông thường (với tỷ lệ khoảng 19,5 – 20:9), các phím thường không có kích thước quá lớn do giới hạn về chiều rộng thiết bị. Đặc biệt, trên những màn hình smartphone “vỏ sò” (21 – 23:9), việc gõ phím càng trở nên khó khăn hơn do các phím quá chật. Song, trên HUAWEI Pura X, máy có chiều rộng khá lớn, vì thế không gian hiển thị của các phím là vô cùng rộng rãi. Mình có thể thao tác gõ, kéo thả emoji một cách rất dễ dàng, rất ít khi bị trượt phím.

Là một người dành phần nhiều thời gian giải trí cho YouTube, mình cũng đánh giá rất cao màn hình trên HUAWEI Pura X. Tỷ lệ màn hình 16:10 của chiếc máy này rất sát với 16:9 của các nội dung trên YouTube, vì thế các dải đen xuất hiện khi xem video là không nhiều. Chưa kể, không gian hiển thị nội dung cũng được tăng lên rõ rệt, giúp mình dễ dàng quan sát các chi tiết nhỏ khi xem video về Liên Minh Huyền Thoại. Có thể thấy, HUAWEI Pura X là một trong những mẫu smartphone gập có màn hình tỷ lệ tối ưu nhất để xem YouTube, TikTok.

Tỷ lệ màn hình thiên về chiều rộng cũng giúp HUAWEI Pura X rất giống một chiếc máy đọc sách Kindle. Bên trong phần mềm, HUAWEI cũng cung cấp riêng chế độ cho phép người dùng đọc sách thông qua HUAWEI Books.
Tất nhiên, màn hình 16:10 trên HUAWEI Pura X sẽ có một vài điểm trừ mà người dùng cần đánh đổi. Ở màn hình chính, máy chỉ hiển thị được tối đa 5 hàng ứng dụng (không tính hàng phím nhanh dưới cùng), thay vì 6 hay 7 hàng như các mẫu máy khác. Khi sử dụng số mạng xã hội có các khối nội dung dạng hình vuông (như Facebook), người dùng sẽ không thể thấy đầy đủ nội dung bình luận như các mẫu điện thoại thông thường.

Google là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng Việt trên HUAWEI Pura X nói chung cũng như các thiết bị chạy HarmonyOS NEXT nói riêng. Trước hết, phiên bản này sẽ chặn hoàn toàn quyền cài đặt các tệp tin APK của Android. Chẳng hạn, khi mình thử cài đặt AnTuTu Benchmark, ứng dụng dẫn đến một trình cài đặt mang tên DroiTong. Hệ thống vẫn nhận diện được tên ứng dụng, song chặn quyền cài đặt với lý do không hỗ trợ.