Trong cuộc sống hàng ngày, có những hành động, câu nói của cha mẹ có thể tác động trực tiếp đến tính cách, lối sống của con cái.
Margot Machol Bisnow là nhà văn, đồng thời là chuyên gia nuôi dạy con cái với 20 năm làm việc trong Chính phủ Mỹ. Trong một bài chia sẻ với CNBC Make It, Bisnow cho biết những điều cha mẹ nói với con cái có thể khuyến khích và tiếp thêm tự tin cho trẻ. Hoặc, nó có thể hạ thấp lòng tự trọng, kìm hãm trẻ trong cuộc sống.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia giáo dục, những bậc cha mẹ thông minh sẽ không bao giờ nói 8 câu sau với con:
1. "Đừng khóc nữa"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Thật khó khăn khi bộc lộ cảm xúc. Mình sẽ chỉ ngừng bị mắng cho đến khi không khóc". Vì vậy, những đứa trẻ có thể lớn lên trong thế giới riêng của chúng. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng hoặc nước mắt.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói với con cái: "Hãy cho bố mẹ biết điều gì đang làm phiền con", "Tại sao con khóc?"... Nếu trẻ bị ngã hoặc bị bầm tím, hãy thử nói: "Con khóc vì đau hay vì sợ hãi?". Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp em bé xác định được cảm xúc của chúng.
2. Con chỉ cần tập trung học và chơi thôi, những thứ khác cứ để cha mẹ lo
Nhà giáo dục Carol Muleta khuyến khích phụ huynh không nên làm điều này vì nó cướp mất cơ hội để con học hỏi kỹ năng mới. Cha mẹ loại bỏ mọi chướng ngại vật cũng khiến con không học được cách "đấu tranh" cho thứ mình muốn. Ngoài ra, Muleta cho rằng việc này truyền tải thông điệp cha mẹ đang không tin tưởng con.
Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng con quá bé bỏng để có thể giải quyết mọi vấn đề nên "con cứ việc chơi, còn lại để bố mẹ lo". Tuy nhiên, sự bao bọc của bố mẹ sẽ hình thành một đứa trẻ phụ thuộc, ỷ lại, không có tính tự lập trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ tưởng rằng làm như vậy là giúp con nhưng thực ra lại đang hại con.
Nếu có cơ hội được tự mình vượt qua các chướng ngại vật, trẻ sẽ dần trưởng thành và học cách tự lập trên chính đôi chân của mình. Dĩ nhiên, trẻ vẫn luôn cần bố mẹ theo sau chỉ bảo và đưa ra lời khuyên đúng đắn.
Bố mẹ chiều chuộng con cái quá mức có thể khiến con trở thành một đứa bé bướng bỉnh, hư hỏng, "muốn gì được nấy". Khi trưởng thành, một đứa trẻ như vậy thường sẽ thiếu trách nhiệm với bản thân và công việc, tiêu xài hoang phí, thích vòi vĩnh, kém kỹ năng xã hội, ích kỷ và chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân...
Trẻ nên được biết về hoàn cảnh sống, kinh tế và những điều con nên tự làm từ nhỏ. Dù cha mẹ nghèo hay giàu mà nuông chiều con thì đều tạo ra những đứa trẻ có tính cách xấu trong tương lai. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, bố mẹ nên để con được làm việc với phương châm "tuổi nhỏ làm việc nhỏ" chứ không nên làm thay hay giúp đỡ trẻ tất cả mọi việc.
Ảnh minh họa
3. "Con là số một, con giỏi nhất"
"Con là số một, con giỏi nhất" tưởng như một câu khen ngợi nhưng lại vô hình tạo ra áp lực đối với trẻ. Nếu lần sau trẻ không phải là người có điểm số cao nhất, không còn dẫn đầu trong cuộc thi thì không còn là số một nữa ư?
Có một câu chuyện như sau: Bé gái nọ luôn đứng đầu lớp từ nhỏ. Nhưng một lần, em tụt xuống vị trí số 6. Khi mang bài kiểm tra về nhà, em đã rất sợ bố mẹ sẽ trách mắng, hỏi tội. Kết quả là khi biết thành tích học của con bị tụt, bố mẹ em đã không an ủi một lời nào. Không còn những lời khen, họ nhìn con gái với ánh mắt đầy thất vọng.
Kể từ lúc đó, bé gái học hành chăm chỉ mỗi ngày, vì sợ mất vị trí đầu lớp, sợ bố mẹ thất vọng. Nhưng đến khi trưởng thành, em lại khiến bố mẹ thất vọng. Bởi lúc này, em là một "con mọt sách" đúng nghĩa. Vì quá quan tâm đến việc học nên em bỏ bê việc trau dồi các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội. Khi đi làm, vì ăn nói kém nên em không được lòng đồng nghiệp. Công việc của em không suôn sẻ, cuộc sống cũng không hạnh phúc.
Khi trẻ đạt kết quả học tập tốt, cha mẹ có thể khen ngợi nhưng không nên quá quan tâm đến thứ hạng của trẻ. Điều quan trọng nhất là nhìn thấy sự cố gắng của trẻ và khen ngợi điều đó. Chẳng hạn: "Con luôn là niềm tự hào của bố mẹ vì đã học tập chăm chỉ".
4. "Đừng tham lam"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình". Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành hành vi tiêu cực. Con cái sẽ không bảo vệ tài sản của mình, nghĩ rằng bản thân không xứng đáng với chúng.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Con có để cậu bé này chơi với đồ chơi của con một chút không?". Tạo cơ hội cho con bạn tự quản lý đồ đạc của mình.
5. "Khi nào con đạt điểm cao rồi hãy đòi hỏi!"
Trong mắt nhiều cha mẹ, điểm số là tiêu chí duy nhất để đánh giá con cái. Vì vậy, khi trẻ có bất kỳ yêu cầu nào, cha mẹ đều sẽ dùng điểm số để trao đổi, đe dọa. "Khi nào đạt điểm cao rồi hãy đòi hỏi", "mang điểm 10 về đây rồi muốn nói gì thì nói" - những lời này của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy mình thật kém cỏi. Bởi vì điểm số kém nên cha mẹ không thích, không hài lòng.
Thực tế, cha mẹ có thể nói những câu khéo léo hơn, chẳng hạn như: "Mẹ lo lắng thứ đó sẽ ảnh hưởng đến việc học của con. Bây giờ con cứ học hành chăm chỉ trước, chờ thành tích tốt hơn mẹ sẽ mua cho con nhé". Câu nói dịu dàng, khéo léo này của cha mẹ sẽ dễ được trẻ chấp nhận hơn.
6. "Ai đã dạy con điều này?"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Bố mẹ không biết con đã nghĩ ra điều này". Một đứa trẻ như vậy sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?" Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đứa trẻ đã tự làm điều đó hay nhờ sự khuyến khích của ai đó. Hãy cho chúng cơ hội để giải thích hành động của mình.
Ảnh minh họa
7. "Con còn nhỏ, không làm được đâu"
Trong mắt nhiều cha mẹ, con cái mãi mãi bé bỏng, cần được bảo vệ, đùm bọc. Đôi khi sự bao bọc đó bị quá đà! Trong quá trình lớn lên, trẻ cần không ngừng khám phá, tìm tòi mới có thể trưởng thành.
Khi cha mẹ nói câu bên trên sẽ vô tình "bóp nát" sự nhiệt tình của trẻ với thế giới xung quanh, khiến trẻ mất đi bản tính khám phá. Dần dần, nhiều đứa trẻ trở nên tự ti, không có dũng khí trái nghiệm những điều mới lạ, những thử thách trong cuộc sống. Các em cảm thấy mình không giỏi trong mọi việc.
Cha mẹ thương con không có gì sai nhưng cần chú ý thương sao cho đúng cách. Đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ cần buông tay để cho con tự lập. Trong quá trình trưởng thành của con, cha mẹ có thể động viên con nhiều hơn, hãy cho con biết dù con gặp phải chuyện gì thì vẫn luôn có cha mẹ làm chỗ dựa.
8. "Không học hành chăm chỉ thì tương lai chỉ có đi quét rác"
Đối với những đứa trẻ thích chơi, không thích học, cha mẹ thường nói câu trên để dọa con. Dù đây chỉ là câu nói vô ý nhưng nó lại khiến trẻ hình thành nên quan niệm phân biệt đối xử với nghề nghiệp. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Margot Machol Bisnow là nhà văn, đồng thời là chuyên gia nuôi dạy con cái với 20 năm làm việc trong Chính phủ Mỹ. Trong một bài chia sẻ với CNBC Make It, Bisnow cho biết những điều cha mẹ nói với con cái có thể khuyến khích và tiếp thêm tự tin cho trẻ. Hoặc, nó có thể hạ thấp lòng tự trọng, kìm hãm trẻ trong cuộc sống.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia giáo dục, những bậc cha mẹ thông minh sẽ không bao giờ nói 8 câu sau với con:
1. "Đừng khóc nữa"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Thật khó khăn khi bộc lộ cảm xúc. Mình sẽ chỉ ngừng bị mắng cho đến khi không khóc". Vì vậy, những đứa trẻ có thể lớn lên trong thế giới riêng của chúng. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng hoặc nước mắt.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói với con cái: "Hãy cho bố mẹ biết điều gì đang làm phiền con", "Tại sao con khóc?"... Nếu trẻ bị ngã hoặc bị bầm tím, hãy thử nói: "Con khóc vì đau hay vì sợ hãi?". Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp em bé xác định được cảm xúc của chúng.
2. Con chỉ cần tập trung học và chơi thôi, những thứ khác cứ để cha mẹ lo
Nhà giáo dục Carol Muleta khuyến khích phụ huynh không nên làm điều này vì nó cướp mất cơ hội để con học hỏi kỹ năng mới. Cha mẹ loại bỏ mọi chướng ngại vật cũng khiến con không học được cách "đấu tranh" cho thứ mình muốn. Ngoài ra, Muleta cho rằng việc này truyền tải thông điệp cha mẹ đang không tin tưởng con.
Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng con quá bé bỏng để có thể giải quyết mọi vấn đề nên "con cứ việc chơi, còn lại để bố mẹ lo". Tuy nhiên, sự bao bọc của bố mẹ sẽ hình thành một đứa trẻ phụ thuộc, ỷ lại, không có tính tự lập trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ tưởng rằng làm như vậy là giúp con nhưng thực ra lại đang hại con.
Nếu có cơ hội được tự mình vượt qua các chướng ngại vật, trẻ sẽ dần trưởng thành và học cách tự lập trên chính đôi chân của mình. Dĩ nhiên, trẻ vẫn luôn cần bố mẹ theo sau chỉ bảo và đưa ra lời khuyên đúng đắn.
Bố mẹ chiều chuộng con cái quá mức có thể khiến con trở thành một đứa bé bướng bỉnh, hư hỏng, "muốn gì được nấy". Khi trưởng thành, một đứa trẻ như vậy thường sẽ thiếu trách nhiệm với bản thân và công việc, tiêu xài hoang phí, thích vòi vĩnh, kém kỹ năng xã hội, ích kỷ và chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân...
Trẻ nên được biết về hoàn cảnh sống, kinh tế và những điều con nên tự làm từ nhỏ. Dù cha mẹ nghèo hay giàu mà nuông chiều con thì đều tạo ra những đứa trẻ có tính cách xấu trong tương lai. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, bố mẹ nên để con được làm việc với phương châm "tuổi nhỏ làm việc nhỏ" chứ không nên làm thay hay giúp đỡ trẻ tất cả mọi việc.
Ảnh minh họa
3. "Con là số một, con giỏi nhất"
"Con là số một, con giỏi nhất" tưởng như một câu khen ngợi nhưng lại vô hình tạo ra áp lực đối với trẻ. Nếu lần sau trẻ không phải là người có điểm số cao nhất, không còn dẫn đầu trong cuộc thi thì không còn là số một nữa ư?
Có một câu chuyện như sau: Bé gái nọ luôn đứng đầu lớp từ nhỏ. Nhưng một lần, em tụt xuống vị trí số 6. Khi mang bài kiểm tra về nhà, em đã rất sợ bố mẹ sẽ trách mắng, hỏi tội. Kết quả là khi biết thành tích học của con bị tụt, bố mẹ em đã không an ủi một lời nào. Không còn những lời khen, họ nhìn con gái với ánh mắt đầy thất vọng.
Kể từ lúc đó, bé gái học hành chăm chỉ mỗi ngày, vì sợ mất vị trí đầu lớp, sợ bố mẹ thất vọng. Nhưng đến khi trưởng thành, em lại khiến bố mẹ thất vọng. Bởi lúc này, em là một "con mọt sách" đúng nghĩa. Vì quá quan tâm đến việc học nên em bỏ bê việc trau dồi các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội. Khi đi làm, vì ăn nói kém nên em không được lòng đồng nghiệp. Công việc của em không suôn sẻ, cuộc sống cũng không hạnh phúc.
Khi trẻ đạt kết quả học tập tốt, cha mẹ có thể khen ngợi nhưng không nên quá quan tâm đến thứ hạng của trẻ. Điều quan trọng nhất là nhìn thấy sự cố gắng của trẻ và khen ngợi điều đó. Chẳng hạn: "Con luôn là niềm tự hào của bố mẹ vì đã học tập chăm chỉ".
4. "Đừng tham lam"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình". Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành hành vi tiêu cực. Con cái sẽ không bảo vệ tài sản của mình, nghĩ rằng bản thân không xứng đáng với chúng.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Con có để cậu bé này chơi với đồ chơi của con một chút không?". Tạo cơ hội cho con bạn tự quản lý đồ đạc của mình.
5. "Khi nào con đạt điểm cao rồi hãy đòi hỏi!"
Trong mắt nhiều cha mẹ, điểm số là tiêu chí duy nhất để đánh giá con cái. Vì vậy, khi trẻ có bất kỳ yêu cầu nào, cha mẹ đều sẽ dùng điểm số để trao đổi, đe dọa. "Khi nào đạt điểm cao rồi hãy đòi hỏi", "mang điểm 10 về đây rồi muốn nói gì thì nói" - những lời này của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy mình thật kém cỏi. Bởi vì điểm số kém nên cha mẹ không thích, không hài lòng.
Thực tế, cha mẹ có thể nói những câu khéo léo hơn, chẳng hạn như: "Mẹ lo lắng thứ đó sẽ ảnh hưởng đến việc học của con. Bây giờ con cứ học hành chăm chỉ trước, chờ thành tích tốt hơn mẹ sẽ mua cho con nhé". Câu nói dịu dàng, khéo léo này của cha mẹ sẽ dễ được trẻ chấp nhận hơn.
6. "Ai đã dạy con điều này?"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Bố mẹ không biết con đã nghĩ ra điều này". Một đứa trẻ như vậy sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.
Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?" Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đứa trẻ đã tự làm điều đó hay nhờ sự khuyến khích của ai đó. Hãy cho chúng cơ hội để giải thích hành động của mình.
Ảnh minh họa
7. "Con còn nhỏ, không làm được đâu"
Trong mắt nhiều cha mẹ, con cái mãi mãi bé bỏng, cần được bảo vệ, đùm bọc. Đôi khi sự bao bọc đó bị quá đà! Trong quá trình lớn lên, trẻ cần không ngừng khám phá, tìm tòi mới có thể trưởng thành.
Khi cha mẹ nói câu bên trên sẽ vô tình "bóp nát" sự nhiệt tình của trẻ với thế giới xung quanh, khiến trẻ mất đi bản tính khám phá. Dần dần, nhiều đứa trẻ trở nên tự ti, không có dũng khí trái nghiệm những điều mới lạ, những thử thách trong cuộc sống. Các em cảm thấy mình không giỏi trong mọi việc.
Cha mẹ thương con không có gì sai nhưng cần chú ý thương sao cho đúng cách. Đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ cần buông tay để cho con tự lập. Trong quá trình trưởng thành của con, cha mẹ có thể động viên con nhiều hơn, hãy cho con biết dù con gặp phải chuyện gì thì vẫn luôn có cha mẹ làm chỗ dựa.
8. "Không học hành chăm chỉ thì tương lai chỉ có đi quét rác"
Đối với những đứa trẻ thích chơi, không thích học, cha mẹ thường nói câu trên để dọa con. Dù đây chỉ là câu nói vô ý nhưng nó lại khiến trẻ hình thành nên quan niệm phân biệt đối xử với nghề nghiệp. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Chỉnh sửa lần cuối: