Nguyễn May
Well-known member
Phở Chua Lạng Sơn, bún ốc Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng là các món ăn có nước được các chuyên gia ẩm thực thế giới khen "ngon nhất miền Bắc".
Taste Atlas giới thiệu 8 món ăn có nước ngon nhất ở các tỉnh phía bắc Việt Nam như một lời gợi ý cho các thực khách sắp có chuyến đi mùa hè. Các món ăn phải đạt tiêu chí là đặc sản hoặc rất nổi tiếng ở một tỉnh, thành; được thẩm định bởi các chuyên gia ẩm thực; mang hương vị độc đáo, thơm ngon và không cần là các món ăn đắt đỏ.
Món đầu tiên được nhắc đến là bún ốc Hà Nội. Nước dùng làm từ nước luộc ốc cùng nước hầm cà chua. Món ăn gồm bún trần qua nước sôi, các loại rau sống, chả cá, đậu phụ rán, hành lá thái nhỏ, ốc. Có thể ăn kèm chanh, mắm tôm hoặc tương ớt. Bún ốc được ăn quanh năm và là một trong những món ăn chống nóng cho ngày hè. Ảnh: Xuân Phương
Bánh đa cua được các chuyên gia ẩm thực miêu tả: "Món ăn đầy màu sắc này là một đặc sản đến từ Hải Phòng, gồm nước dùng chế biến từ xương lợn ninh nhừ cùng nhiều loại nguyên liệu như thịt cua, rau thơm, chả viên, già lùa, chả lụa hoặc thịt băm lá lốt".
Tùy từng cửa hàng các thành phần ăn kèm trong bát bánh đa cua có thể khác nhau. Nhưng món ăn phải có màu đỏ nhạt đặc trưng. Thực khách có thể ăn kèm rau răm, lá tía tô hoặc ớt cắt lát.
Taste Atlas là trang web ẩm thực nổi tiếng và uy tín, chứa thông tin của gần 10.000 món ăn, 9.000 nhà hàng cũng như tài liệu, nghiên cứu của các nhà phê bình ẩm thực khắp thế giới. Ảnh: Kimmiesayscheese
Phở chua là đặc sản Lạng Sơn, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Hình thức và cách chế biến không giống phở truyền thống. Thay vì nước dùng nóng, phở chua ăn cùng nước sốt chua ngọt đã nguội, cách ăn trộn như nộm. Các thành phần khác gồm thịt xá xíu, dạ dày, gan lợn rán cháy cạnh, thịt vịt quay, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm. Ảnh: Dy Vỹ
Bún mọc là món ăn phổ biến, bắt nguồn từ làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món ăn gồm bún và mọc, chả thái lát hoặc sườn, chân giò, măng xé sợi. Nước dùng nấu từ nấm đông cô, xương lợn. Chủ quán thường xuyên vớt bọt khi ninh xương để nước dùng trong, có vị ngọt thanh, đậm đà. Ảnh: Dy Vỹ
Phở bò tái được miêu tả là "một phiên bản khác của phở bò ở miền bắc Việt Nam". Phiên bản còn lại là phở bò chín, với các miếng thịt bò được luộc chín và thái lát.
Thành phần các của món ăn gồm nước dùng ninh từ xương bò, lợn, gừng, hành, nước mắm, đường cùng hồi, đinh hương, quế, thảo quả. Sau khi xếp bánh phở và thịt bò ra bát, chủ quán sẽ rưới nước dùng lên trên, rắc thêm hành lá. Chanh thường được để bên cạnh để phục vụ thực khách có nhu cầu. Ảnh: Quỳnh Mai
Lẩu cá hồi, cá tầm là đặc sản nổi tiếng của Sa Pa. Món ăn gồm cá thái lát, nước lẩu ăn kèm các loại rau địa phương như đọt bí, cải xoong. Nước dùng ngon cũng là thứ giúp một quán ăn bán lẩu trở nên hút khách. Nước lẩu đạt chuẩn phải trong, ngọt, chua và thơm mùi dứa cùng các loại gia vị khác. Ảnh: Hoàng Danh Dũng
Lẩu gà đen là món ăn quen thuộc, phổ biến ở vùng núi phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, gồm gà đen nấu chín trong nước dùng có nấm, gừng, táo đỏ cùng các loại rau ăn kèm như mộc nhĩ, nấm hương, rau cải mèo hoặc thịt bò, ngô. Món lẩu được nhiều du khách yêu thích vì thịt gà đen được đánh giá ngọt, thơm và giòn, không bị bở. Ngoài lẩu, Taste Atlas còn gợi ý thêm món hà đen hầm thuốc bắc. Ảnh: Quỳnh Mai
Taste Atlas giới thiệu 8 món ăn có nước ngon nhất ở các tỉnh phía bắc Việt Nam như một lời gợi ý cho các thực khách sắp có chuyến đi mùa hè. Các món ăn phải đạt tiêu chí là đặc sản hoặc rất nổi tiếng ở một tỉnh, thành; được thẩm định bởi các chuyên gia ẩm thực; mang hương vị độc đáo, thơm ngon và không cần là các món ăn đắt đỏ.
Món đầu tiên được nhắc đến là bún ốc Hà Nội. Nước dùng làm từ nước luộc ốc cùng nước hầm cà chua. Món ăn gồm bún trần qua nước sôi, các loại rau sống, chả cá, đậu phụ rán, hành lá thái nhỏ, ốc. Có thể ăn kèm chanh, mắm tôm hoặc tương ớt. Bún ốc được ăn quanh năm và là một trong những món ăn chống nóng cho ngày hè. Ảnh: Xuân Phương
Bánh đa cua được các chuyên gia ẩm thực miêu tả: "Món ăn đầy màu sắc này là một đặc sản đến từ Hải Phòng, gồm nước dùng chế biến từ xương lợn ninh nhừ cùng nhiều loại nguyên liệu như thịt cua, rau thơm, chả viên, già lùa, chả lụa hoặc thịt băm lá lốt".
Tùy từng cửa hàng các thành phần ăn kèm trong bát bánh đa cua có thể khác nhau. Nhưng món ăn phải có màu đỏ nhạt đặc trưng. Thực khách có thể ăn kèm rau răm, lá tía tô hoặc ớt cắt lát.
Taste Atlas là trang web ẩm thực nổi tiếng và uy tín, chứa thông tin của gần 10.000 món ăn, 9.000 nhà hàng cũng như tài liệu, nghiên cứu của các nhà phê bình ẩm thực khắp thế giới. Ảnh: Kimmiesayscheese
Phở chua là đặc sản Lạng Sơn, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Hình thức và cách chế biến không giống phở truyền thống. Thay vì nước dùng nóng, phở chua ăn cùng nước sốt chua ngọt đã nguội, cách ăn trộn như nộm. Các thành phần khác gồm thịt xá xíu, dạ dày, gan lợn rán cháy cạnh, thịt vịt quay, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm. Ảnh: Dy Vỹ
Bún mọc là món ăn phổ biến, bắt nguồn từ làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món ăn gồm bún và mọc, chả thái lát hoặc sườn, chân giò, măng xé sợi. Nước dùng nấu từ nấm đông cô, xương lợn. Chủ quán thường xuyên vớt bọt khi ninh xương để nước dùng trong, có vị ngọt thanh, đậm đà. Ảnh: Dy Vỹ
Phở bò tái được miêu tả là "một phiên bản khác của phở bò ở miền bắc Việt Nam". Phiên bản còn lại là phở bò chín, với các miếng thịt bò được luộc chín và thái lát.
Thành phần các của món ăn gồm nước dùng ninh từ xương bò, lợn, gừng, hành, nước mắm, đường cùng hồi, đinh hương, quế, thảo quả. Sau khi xếp bánh phở và thịt bò ra bát, chủ quán sẽ rưới nước dùng lên trên, rắc thêm hành lá. Chanh thường được để bên cạnh để phục vụ thực khách có nhu cầu. Ảnh: Quỳnh Mai
Lẩu cá hồi, cá tầm là đặc sản nổi tiếng của Sa Pa. Món ăn gồm cá thái lát, nước lẩu ăn kèm các loại rau địa phương như đọt bí, cải xoong. Nước dùng ngon cũng là thứ giúp một quán ăn bán lẩu trở nên hút khách. Nước lẩu đạt chuẩn phải trong, ngọt, chua và thơm mùi dứa cùng các loại gia vị khác. Ảnh: Hoàng Danh Dũng
Lẩu gà đen là món ăn quen thuộc, phổ biến ở vùng núi phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, gồm gà đen nấu chín trong nước dùng có nấm, gừng, táo đỏ cùng các loại rau ăn kèm như mộc nhĩ, nấm hương, rau cải mèo hoặc thịt bò, ngô. Món lẩu được nhiều du khách yêu thích vì thịt gà đen được đánh giá ngọt, thơm và giòn, không bị bở. Ngoài lẩu, Taste Atlas còn gợi ý thêm món hà đen hầm thuốc bắc. Ảnh: Quỳnh Mai