Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Băng thông rộng tốc độ 10 Gbps sẽ được triển khai ở 8 tỉnh thành lớn nhất cả nước, giai đoạn đầu kết nối 10.000 khách hàng gia đình và doanh nghiệp.
Internet 10 Gbps sắp được triển khai ở Việt Nam lần đầu tiên. Ảnh: Reuters.
Ngày 31/5, Nokia và VNPT công bố chương trình hợp tác để triển khai hạ tầng Internet tốc độ 10 Gbps đầu tiên tại Việt Nam cho khoảng 10.000 khách hàng đầu tiên. Khách hàng sẽ sử dụng hạ tầng cáp quang sẵn có của VNPT, và Nokia cung cấp các nút truy cập quang cho các tổng đài của VNPT và và modem tại nhà của người dùng cuối.
Việt Nam đặt mục tiêu kết nối hạ tầng Internet cáp quang kết nối 80% hộ gia đình và 100% số xã vào năm 2025 và cải thiện tốc độ truy cập Internet, theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Theo Speedtest, tốc độ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam hiện là 92,51 Mbps, đứng thứ 41 thế giới.
Trong thông cáo báo chí chung, Nokia và VNPT cho biết với công nghệ nút truy cập dung lượng lớn Nokia 7360-FX Lightspan và chipset Quillion, nhà mạng có thể cung cấp lựa chọn cải thiện tốc độ truy cập mạng lên đến 10 Gbps cho khách hàng mà không cần thi công lắp đặt cáp quang mới.
"Đây là bước khởi đầu của chúng tôi trong tiến trình hướng tới cung cấp các dịch vụ FTTx cao cấp, đáp ứng nhu cầu cao hơn về băng thông và chất lượng dịch vụ của khách hàng nhà riêng và doanh nghiệp", ông Đặng Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net), cho biết.
Ông Rubén Morón Flores, Trưởng bộ phận Thị trường Việt Nam của Nokia cho biết đây là một sự kiện quan trọng, lần đầu dịch vụ băng thông rộng tốc độ 10 Gbps được cung cấp ở Việt Nam.
Nokia 7360-FX Lightspan là một nút truy cập dung lượng lớn dành cho các dự án triển khai cáp quang quy mô lớn. Thường được đặt tại các tổng đài viễn thông, thiết bị này kết nối hàng nghìn người dùng thông qua môi trường cáp quang, tổng hợp lưu lượng băng rộng của họ và truyền lưu lượng đó đi xa hơn trong mạng. Nút truy cập quang này hỗ trợ nhiều công nghệ sợi quang khác nhau, bao gồm GPON, XGS-PON, 25GS-PON và Ethernet điểm - điểm (Point-to-Point Ethernet) để cung cấp nhiều dịch vụ bằng công nghệ phù hợp nhất.
Chipset Quillion được thiết kế với khả năng hỗ trợ nhiều công nghệ mạng quang thụ động khác nhau và cho phép các công nghệ GPON, XGS-PON và 25G PON cùng hoạt động trên một sợi quang.
Internet 10 Gbps sắp được triển khai ở Việt Nam lần đầu tiên. Ảnh: Reuters.
|
Internet 10 Gbps sắp được triển khai ở Việt Nam lần đầu tiên. Ảnh: Reuters. |
Việt Nam đặt mục tiêu kết nối hạ tầng Internet cáp quang kết nối 80% hộ gia đình và 100% số xã vào năm 2025 và cải thiện tốc độ truy cập Internet, theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Theo Speedtest, tốc độ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam hiện là 92,51 Mbps, đứng thứ 41 thế giới.
Trong thông cáo báo chí chung, Nokia và VNPT cho biết với công nghệ nút truy cập dung lượng lớn Nokia 7360-FX Lightspan và chipset Quillion, nhà mạng có thể cung cấp lựa chọn cải thiện tốc độ truy cập mạng lên đến 10 Gbps cho khách hàng mà không cần thi công lắp đặt cáp quang mới.
"Đây là bước khởi đầu của chúng tôi trong tiến trình hướng tới cung cấp các dịch vụ FTTx cao cấp, đáp ứng nhu cầu cao hơn về băng thông và chất lượng dịch vụ của khách hàng nhà riêng và doanh nghiệp", ông Đặng Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net), cho biết.
Ông Rubén Morón Flores, Trưởng bộ phận Thị trường Việt Nam của Nokia cho biết đây là một sự kiện quan trọng, lần đầu dịch vụ băng thông rộng tốc độ 10 Gbps được cung cấp ở Việt Nam.
Nokia 7360-FX Lightspan là một nút truy cập dung lượng lớn dành cho các dự án triển khai cáp quang quy mô lớn. Thường được đặt tại các tổng đài viễn thông, thiết bị này kết nối hàng nghìn người dùng thông qua môi trường cáp quang, tổng hợp lưu lượng băng rộng của họ và truyền lưu lượng đó đi xa hơn trong mạng. Nút truy cập quang này hỗ trợ nhiều công nghệ sợi quang khác nhau, bao gồm GPON, XGS-PON, 25GS-PON và Ethernet điểm - điểm (Point-to-Point Ethernet) để cung cấp nhiều dịch vụ bằng công nghệ phù hợp nhất.
Chipset Quillion được thiết kế với khả năng hỗ trợ nhiều công nghệ mạng quang thụ động khác nhau và cho phép các công nghệ GPON, XGS-PON và 25G PON cùng hoạt động trên một sợi quang.