Từ Minh Quân
Well-known member
Tám trạm phát sóng (BTS) giả, được kẻ gian dùng để gửi tin nhắn gạ tình, mạo danh ngân hàng, đã bị phát hiện và xử lý trong tháng 3.
Trong cuộc họp chiều 6/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết các trạm BTS giả này được sử dụng với mục đích lừa người dân thông qua việc nhắn tin quảng cáo, giả mạo. Các trạm này được phát hiện ở Hà Nội, TP HCM, Gia Lai, Quảng Nam, Thanh Hóa.
Đây là bộ thiết bị gồm modem và ăng-ten, có kích thước ngang chiếc vali, có khả năng áp chế mọi điện thoại trong tầm phủ sóng, hạ cấp mạng từ 3G, 4G xuống 2G (GSM) và gửi tin nhắn theo ý đồ.
Ví dụ trong trường hợp được phát hiện ngày 21/3 ở Gia Lai, một người sử dụng BTS giả đặt trên ôtô đỗ bên đường để gửi tin nhắn rác với nội dung khiêu dâm. Các tin nhắn đi kèm đường link nhằm dẫn dụ người quanh khu vực truy cập và tải ứng dụng có nội dung đồi trụy, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một trạm BTS giả bị phát hiện và thu giữ. Ảnh: gialai.gov.vn
Trong tháng 3, nhiều người dùng di động tại nhiều khu vực trên cả nước bị làm phiền bởi tin nhắn từ người gửi có tên như "gai goi", "lamtinh", "tinh mot dem". Các tin nhắn liên quan đến tình dục kèm link tải ứng dụng trái phép. Theo các chuyên gia bảo mật, đây có thể là ứng dụng gián điệp, có khả năng đánh cắp thông tin trên thiết bị sau khi được cài đặt.
Đến tháng 4, nhiều người dùng lại phản ánh nhận được các tin nhắn brandname mang tên ngân hàng, nằm chung luồng với tin nhắn thật, lừa truy cập trang web mạo danh, từ đó đánh cắp thông tin đăng nhập và tiền trong tài khoản. Một người suýt mất gần 300 triệu đồng vì tin nhắn giả này.
Loạt tinh nhắn lừa đảo được gửi đến máy của một người dùng tại TP HCM. Ảnh: Khương Nha
Trước thực trạng lừa đảo qua website giả mạo gia tăng, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) giới thiệu hệ thống tra cứu tên miền. Người dùng có thể kiểm tra thông tin về tên miền bằng cách soạn tin nhắn TCTM Tên miền hoặc link của website gửi 156. Các tên miền của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đăng ký bằng tổ chức nước ngoài, ẩn giấu thông tin, có thể là tên miền lừa đảo.
"Các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng tinh vi, khó nhận diện, xuất phát một phần từ việc không xác nhận chủ thể website, tên miền. Thông qua hệ thống tra cứu, người dùng có thể nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức, qua đó cân nhắc, xem xét nguồn thông tin đang tiếp cận trên môi trường mạng", bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc phụ trách VNNIC, nói.
Thống kê trong giai đoạn 2021-2022, Trung tâm Internet Việt Nam đã phối hợp
cung cấp thông tin hơn 1.819 tên miền cho các cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm, trong đó có 1.683 tên miền quốc tế đăng ký tại nước ngoài sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin chủ thể. Trung tâm cũng dừng hoạt động và thu hồi 498 tên miền liên quan đến vi phạm về giả mạo các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, hành vi cờ bạc trực tuyến, lừa đảo ngân hàng, tài chính, mua bán sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng trái phép.
Trong cuộc họp chiều 6/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết các trạm BTS giả này được sử dụng với mục đích lừa người dân thông qua việc nhắn tin quảng cáo, giả mạo. Các trạm này được phát hiện ở Hà Nội, TP HCM, Gia Lai, Quảng Nam, Thanh Hóa.
Đây là bộ thiết bị gồm modem và ăng-ten, có kích thước ngang chiếc vali, có khả năng áp chế mọi điện thoại trong tầm phủ sóng, hạ cấp mạng từ 3G, 4G xuống 2G (GSM) và gửi tin nhắn theo ý đồ.
Ví dụ trong trường hợp được phát hiện ngày 21/3 ở Gia Lai, một người sử dụng BTS giả đặt trên ôtô đỗ bên đường để gửi tin nhắn rác với nội dung khiêu dâm. Các tin nhắn đi kèm đường link nhằm dẫn dụ người quanh khu vực truy cập và tải ứng dụng có nội dung đồi trụy, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một trạm BTS giả bị phát hiện và thu giữ. Ảnh: gialai.gov.vn
Trong tháng 3, nhiều người dùng di động tại nhiều khu vực trên cả nước bị làm phiền bởi tin nhắn từ người gửi có tên như "gai goi", "lamtinh", "tinh mot dem". Các tin nhắn liên quan đến tình dục kèm link tải ứng dụng trái phép. Theo các chuyên gia bảo mật, đây có thể là ứng dụng gián điệp, có khả năng đánh cắp thông tin trên thiết bị sau khi được cài đặt.
Đến tháng 4, nhiều người dùng lại phản ánh nhận được các tin nhắn brandname mang tên ngân hàng, nằm chung luồng với tin nhắn thật, lừa truy cập trang web mạo danh, từ đó đánh cắp thông tin đăng nhập và tiền trong tài khoản. Một người suýt mất gần 300 triệu đồng vì tin nhắn giả này.
Loạt tinh nhắn lừa đảo được gửi đến máy của một người dùng tại TP HCM. Ảnh: Khương Nha
Trước thực trạng lừa đảo qua website giả mạo gia tăng, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) giới thiệu hệ thống tra cứu tên miền. Người dùng có thể kiểm tra thông tin về tên miền bằng cách soạn tin nhắn TCTM Tên miền hoặc link của website gửi 156. Các tên miền của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đăng ký bằng tổ chức nước ngoài, ẩn giấu thông tin, có thể là tên miền lừa đảo.
"Các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng tinh vi, khó nhận diện, xuất phát một phần từ việc không xác nhận chủ thể website, tên miền. Thông qua hệ thống tra cứu, người dùng có thể nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức, qua đó cân nhắc, xem xét nguồn thông tin đang tiếp cận trên môi trường mạng", bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc phụ trách VNNIC, nói.
Thống kê trong giai đoạn 2021-2022, Trung tâm Internet Việt Nam đã phối hợp
cung cấp thông tin hơn 1.819 tên miền cho các cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm, trong đó có 1.683 tên miền quốc tế đăng ký tại nước ngoài sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin chủ thể. Trung tâm cũng dừng hoạt động và thu hồi 498 tên miền liên quan đến vi phạm về giả mạo các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, hành vi cờ bạc trực tuyến, lừa đảo ngân hàng, tài chính, mua bán sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng trái phép.